TOP 22 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 13790 lượt xem
Mua tài liệu


[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Đề thi Tiếng Việt 2 Học kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 1)

A. Đọc

THỎ CON ĂN GÌ?

Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .

Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.

Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành.

(Theo Hồ Lam Hồng)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?

A. Thóc, củ cải

B. Cá, khoai tây

C. Thóc, cá

2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?

A. Vì Thỏ con không đói

B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.

C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.

3. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?

A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.

B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.

C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.

4. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào?

5. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

B. Viết

I. Chính tả:

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở.

ĐÁP ÁN

A. Đọc

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

Gợi ý: Gà Trống, Mèo con, Dê con là những người bạn tốt bụng, biết quan tâm đến người khác.

B

B. Viết

I. Chính tả:

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở

Bài làm tham khảo

Nơi gia đình em đang sinh sống là thành phố Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn lúc nào cũng đông đúc. Hai bên đường là những cửa hàng sang trọng, hiện đại. Hà Nội cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, lăng Bác. Con người Hà Nội thanh lịch, hiếu khách. Ở Hà Nội cũng có rất nhiều đặc sản như phở, chả cá, cốm… Thành phố này đã trở thành quê hương thứ hai của em.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 2)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc

THỦY CUNG

Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ tựa than hồng.

Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển …

(Theo Nàng tiên - Truyện cổ An-đéc-xen)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp tòa lâu đài vua Thủy Tề?

a. Tường bằng san hô đủ màu sắc.

b. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh.

c. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc.

d. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng.

2. Để miêu tả vẻ đẹp của thủy cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào?

a. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp.

b. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm.

c. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước.

3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sử dụng phép so sánh?

a. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây.

b. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực.

c. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan tỏa khắp nơi.

d. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm.

4. Bài văn nói về điều gì?

a. Lâu đài tráng lệ của vua Thủy Tề.

b. Cảnh đẹp dưới thủy cung.

c. Các sinh vật sống dưới thủy cung.

5. “Thủy” có nghĩa là nước. Gạch chân những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thủy” để tạo từ: cung, sản, mộc, điện, tề, thủ

6. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:

a. Cửa biển

1. là giữa biển, trong biển.

b. Đáy biển

2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển.

c. Lòng biển

3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào.

d. Mặt biển

4. là phần sâu nhất dưới biển cả.

7. Nhóm từ nào chỉ tên các con vật chỉ sống ở dưới nước?

a. Tôm, trai, hến, ngao, sứa, ba ba, cá trắm, cá thu

b. Cá sấu, rắn, cua, chạch, hải cẩu, sư tử biển

c. Chim sâu, gà, lợn, chim công, mèo, ngan

B. Viết

I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết)

II. Viết về người thân trong gia đình em

ĐÁP ÁN

A. Đọc

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

a,c,d

b, c

a,b,d

b

Cung, sản, điện, tề, thủ

a-3, b-4, c-1, d-2

a

B. Viết

I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết)

II. Viết về người thân trong gia đình em

Bài làm tham khảo

Bà ngoại của em năm nay đã sáu mươi tuổi. Trước đây bà là một cô giáo nhưng hiện tại bà đã về hưu. Bà rất hiền, và rất yêu thương con cháu. Mỗi lần về quê chơi, bà đều kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Giọng kể của bà rất hấp dẫn. Đặc biệt, bà của em nấu ăn rất ngon. Em thích ăn nhất là món sườn xào chua ngọt do bà nấu. Em luôn mong muốn bà có thật nhiều sức khỏe để sống thật lâu với em.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 3)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc

Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời

b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn

c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?

a- Mịn hồng mơn mởn

b- Hung hung vàng

c- Màu vàng dịu

3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai

b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn

c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

4. Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a- Đỏ, đen, hồng, xanh

b- Đỏ, hồng, xanh, vàng

c- Đỏ, hồng, xanh, đen

B. Viết

I. Chính tả: Tập chép

Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm

Chờ cho lúa có đòng đòng

Bấy giờ ta sẽ trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng mười

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

Ca dao

II. Viết về một chuyến đi chơi cùng gia đình

ĐÁP ÁN

A. Đọc

1. a

2. b

3. c

4. b

B. Viết

I. Chính tả: Học sinh chép lại bài ca dao.

II. Viết về một chuyến đi chơi cùng gia đình

Bài làm tham khảo

Nghỉ hè năm ngoái, em và cả gia đình đã có dịp vào thăm Đà Lạt - vương quốc của những loài hoa. Em rất thích không khí trong lành và sự yên tĩnh của thành phố này. Lúc nào cũng vậy, Đà Lạt như chìm trong một không gian sương mờ bao phủ. Vạn vật như chuyển động hết sức chậm rãi. Ở Đà Lạt có những vườn hoa với đủ loại, đủ sắc: nào hồng, nào Tu-lip, nào hoa cúc...tạo nên một bức tranh đầy sức sống. Nếu có dịp em vẫn mong sẽ được trở lại Đà Lạt vào một ngày nào đó.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 4)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc

NHỮNG CON CHIM NGOAN

Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua còn một con mới đến bờ.

Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:

- Pi...u! Nằm xuống!

Ba con chim non nhất đều nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:

- Cru, cru...! Nhảy lên! Chạy đi!

Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cổ chạy đến với mẹ.

“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”

(Theo N. Xla-tkôp)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Nghe lệnh “Nằm xuống!” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?

A. Nằm bẹp ngay xuống nước

B. Nằm rạp ở mép vũng nước.

C. Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ.

2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?

A. Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ.

B. Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ.

C. Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích.

3. Vì sao tác giả cho rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?

A. Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ.

B. Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết.

C. Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ.

4. Em học được bài học gì từ câu chuyện trên?

B. Viết

I. Chính tả:

Gửi lời chào lớp một

Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em...
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên.

Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Hữu Tưởng

II. Viết về một trò chơi hoặc món ăn của quê hương

ĐÁP ÁN

A. Đọc

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

B

C

Gợi ý: Cần bình tĩnh trước khó khăn/ Vâng lời cha mẹ vì cha mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho mình.

B. Viết

I. Chính tả:

Gửi lời chào lớp một

Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em...
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên.

Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Hữu Tưởng

II. Viết về một trò chơi món ăn của quê hương

VD: giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương.

Gợi ý:

- Đó là bánh gì (món ăn gì)?

- Bánh đó (món ăn đó) làm bằng gì?

- Bánh đó (món ăn đó) ngon như thế nào?

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 5)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc

THỎ CON ĂN GÌ?

Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .

Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.

Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành.

(Theo Hồ Lam Hồng)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?

A. Thóc, củ cải

B. Cá, khoai tây

C. Thóc, cá

2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?

A. Vì Thỏ con không đói

B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.

C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.

3. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?

A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.

B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.

C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.

4. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào?

5. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Là gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

B. Viết

I. Chính tả:

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở.

ĐÁP ÁN

A. Đọc

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

Gợi ý: Gà Trống, Mèo con, Dê con là những người bạn tốt bụng, biết quan tâm đến người khác.

B

B. Viết

I. Chính tả:

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở

Bài làm tham khảo

Nơi gia đình em đang sinh sống là thành phố Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn lúc nào cũng đông đúc. Hai bên đường là những cửa hàng sang trọng, hiện đại. Hà Nội cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, lăng Bác. Con người Hà Nội thanh lịch, hiếu khách. Ở Hà Nội cũng có rất nhiều đặc sản như phở, chả cá, cốm… Thành phố này đã trở thành quê hương thứ hai của em.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 6)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

1. Đọc thầm văn bản sau:

Cây Gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?

a. Mùa xuân
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông

Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

a. Tháp đèn khổng lồ
b. Ngọn lửa hồng
c. Ngọn nến
d. Cả ba ý trên.

Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?

a. Bắt sâu
b. Làm tổ
c. Trò chuyện ríu rít
d. Tranh giành

Câu 4 . (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều

Câu 5: (M4) Cho các từ : gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:

a)Từ chỉ sự vật:…………………………………………………………………………..

b)Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..

Câu 6: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?

Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trảlời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?
b. Là gì?
c. Khi nào?
d. Thế nào?

Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:

1. Con đường này là…………………………………………………..

2. Cái bút này là ………………………………………………………

Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:

Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa.

Đáp án

I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu

1

2

3

6

7

Đáp án

a

a

c

c

c

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4: Cây Gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ( 1đ)

Câu 5:

  • Từ chỉ sự vật là: mùa xuân, cây gạo, chim chóc ( 0,5đ)
  • Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện( 0,5 đ)

Câu 8:

- Con đường này là con đường em đến trường./ là con đường đẹp nhất . /........ ( 1đ)

- Cái bút này là cái bút đẹp nhất./ Cái bút này là cái bút to nhất./….

Câu 9: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền hòa ( 0,5đ) – Mỗi dấu phẩy đúng 0,25đ

1. CHÍNH TẢ (4,0 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (4 điểm).

- Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).

- Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.

2. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

+ Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 6 điểm.

- HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

+ Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm.

+ Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm.

+ Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm.

Bài làm số 1:

Món đồ chơi yêu thích của em là là chú chó Robot mà em được tặng nhân dịp sinh nhật. Thân mình Chú to bằng cái bát, được sơn màu đỏ tươi, trên đầu có đội một chiếc mũ thật ngộ nghĩnh. Chỉ cần lắp pin vào là chú có thể tự di chuyển, phát ra tiếng sủa như thật. Đặc biệt, khi gặp chướng ngại vật, chú có thể tự quay lại, tìm hướng đi khác. Chú chó robot như một người bạn thân của em.

Bài làm số 2:

Em rất thích đồ chơi gấu bông của em. Đó là món quà mẹ mua cho em nhân dịp sinh nhật. Chú gấu bông được làm từ lông mịn, có màu trắng tinh rất xinh xắn. Gấu bông to bằng người em, em có thể dùng ôm khi đi ngủ. Với em, gấu bông như một người bạn đồng hành và chơi đùa cùng với em. Em rất yêu quý món đồ chơi này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:

I. Đọc thầm văn bản sau:

HƯƠU CAO CỔ

1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh bằng với hươu cao cổ về chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần … 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.

2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.

3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...

Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật

Tập đọc Hưu cao cổ

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Hươu cao cổ cao như thế nào?

A. Rất cao

B. Cao bằng ngôi nhà

C. Cao 16m

D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.

Câu 2. Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào?

A. Sống theo đàn

B. Luôn tranh chấp với các loài vật khác

C. Sống một mình

D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào

Câu 3. Trong bài, tác giả có nhắc tới hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật nào?

A. Tất cả các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt

B. Chỉ sống hòa bình với hổ, cáo

C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...

D. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài như chim, ngựa, bò tót

Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

……………………………………………………………………………………

Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.

biển

xe máy

Trời tủ lạnh

túi ni-lông

rừng

dòng sông

Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:

Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.

………………………………………………………………………………………

Câu 8.

Trong bài “HƯƠU CAO CỔ” có sử dụng câu hỏi hay không? Vì sao?

II. Phần viết

1. Chính tả:

Con sóc

Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.

Theo Ngô Quân Miện

Bài tập chính tả

a. Điền vần

Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::

thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..

b. Điền âm

x hay s

xuất …ắc …. ung quanh

2. Tập làm văn:

Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp

Bài làm tham khảo

Cuối tuần trước, cả nhà em đã cùng nhau đi du lịch tại Hà Giang. Nơi đó đã làm em và mọi người trầm trồ với vẻ đẹp hoang sơ của mình. Hà Giang có những ngọn núi cao trập trùng ẩn mình trong mây núi. Có những ruộng hoa, những cánh đồng xanh mướt mắt. Vẻ đẹp mộc mạc và hùng vĩ ấy khiến em chưa muốn về mà cứ muốn được nán lại thêm chút nữa.

Đáp án

I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

Nội dung đánh giá

Biểu điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.

1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)

1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)

1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

1 điểm

Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Nội dung

Điểm

Câu 1: D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.

0,5 điểm

Câu 2: D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào

0,5 điểm

Câu 3: C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...

0,5 điểm

Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp.

0,5 điểm

biển

xe máy

Trời

túi ni-lông

rừng

dòng sông

Câu 5:

1 điểm

Câu 6:

a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

Câu 7:

Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.

Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 8: Trong bài không có câu hỏi. Vì nếu có câu hỏi trong bài thì kết thúc câu có phải dấu chấm hỏi.

0,5điểm

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM

1. Chính tả: (4 điểm) Không cho điểm không phần này

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,5 điểm)

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). (2,5 điểm)

(Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi (0,5).....)

* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

- Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)

2. Tập làm văn: (6 điểm)

*Nội dung (ý): 3 điểm

- HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

* Kĩ năng: 3 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm

- Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 8)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:
I. Đọc thầm văn bản sau:


MÙA VÀNG

Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời.
Minh ríu rít bên mẹ:
- Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?
- Đúng thế con ạ.
- Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ?
Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:
- Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.
Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.
- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ?

(Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm ?
A. Quả hồng, cam B. Quả hồng, na, hạt dẻ C. Hồng, na. D. hạt dẻ, cam
Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì ?
A. cày bừa B. cày bừa và gieo hạt C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc .D. Dẫy cỏ
Sách Giải – Người Thầy của bạn http://sachgiai.com/
2
Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì
nữa ?
A. Thời tiết B. Nước C. Công an D. Côn trùng
Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 5. a. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.

biển xe máy Trời
túi ni-lông rừng dòng sông

Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?”
a. …………………………chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.
b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để………………………………………
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 8 Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
II. Phần viết
1 Chính tả : Mùa vàng
Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải
cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây,
ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.
- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ?
Bài tập chính tả
1. Điền vần
Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::

thơm ng…….
2. Điền âm
x hay s
bãi r…… cồn c…… lười nh….. xuất …ắc
….ung quanh

2.Tập làm văn:
2. Kể về người thân trong gia đình em
Bài làm tham khảo

Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.

ĐÁP ÁN

I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

Nội dung đánh giá Biểu điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ
tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1điểm.)
1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng
phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Nội dung Điểm
Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ 0,5 điểm
Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc 0,5 điểm
Câu 3: A. Thời tiết 0,5 điểm
Câu 4: Câu4. Em có muốn trở thành một người nông dân
không? vì sao ?
Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù
hợp.
0,5 điểm
biển xe máy Trời 1 điểm
túi ni-lông rừng dòng sông
Câu 7: Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.
Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.
Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.
0,5 điểm
Câu 8: Trong bài có 2 câu hỏi. Em biết vì kết thúc câu có dấu chấm
hỏi.
0,5điểm

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 9)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. Phần đọc
1. Đọc thành tiếng (4 đ)
Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và
trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc.
2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:

Cò và Vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là
quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi
mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam

3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?
A. Yêu trường, yêu lớp
B. Chăm làm
C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ
D. Lười học
Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?
A. Học kém nhất lớp
B. Không chịu học hành
C. Hay đi chơi
D. Học chăm nhất lớp
Câu 3. Cò chăm học như thế nào?
A. Lúc nào cũng đi chơi.
B. Lúc nào cũng đi bắt ốc
C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.
D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.
Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?
A. Vì lười biếng
B. Vì không muốn học
C. Vì xấu hổ
D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?
………………………………………………………………………
Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:
Yêu mến, ………………………………………………………………
Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?
A. Mẫu 1: Ai là gì?
B. Mẫu 2: Ai làm gì?
C. Mẫu 3: Ai thế nào?
D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.
Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn
văn sau:
Chị giảng giải cho em:
- Sông ....hồ rất cần cho cuộc sống con người.... Em có biết nếu không có sông.... hồ thì
cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không........
Em nhanh nhảu trả lời:
- Em biết rồi ........Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị.........
II. Phần viết
1. Bài viết 1: (Nghe - viết)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa(Sách Tiếng Việt Lớp 2, tập 1, trang 129)
2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 - 5 câu) về ông (bà) của em.
Gợi ý:
a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?
b) Hình dáng ông(bà) như thế nào?
c) Tính tình ông (bà) ra sao?
d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào?
e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào?

ĐÁP ÁN

I. Phần đọc
Câu 1. (0,5đ). Đáp án C
Câu 2. (0,5đ). Đáp án B
Câu 3. (0,5đ) Đáp án C
Câu 4. (0,5đ) Đáp án B
Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan,
trò giỏi.
Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng ,.. (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ)
Câu 7. (1đ) Đáp án C
Câu 8. (1đ) Cò làm gì?
(Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ)
Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ
Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp:
Chị giảng giải cho em:
- Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc
sống của chúng ta sẽ ra sao không?
Em nhanh nhảu trả lời:
Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị?
II. Phần viết
Câu 1: Bài viết 1: (4 điểm)
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút )
- Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần)
- Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài
Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu:
- Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 2 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

1 13790 lượt xem
Mua tài liệu