TOP 22 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án
Bộ đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Đề thi Tiếng Việt 2 Học kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 1)
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Sân trường em
Trong lớp, chiếc bảng đen
Đang mơ về phấn trắng
Chỉ có tiếng lá cây
Thì thầm cùng bóng nắng.
Nhưng chỉ sớm mai thôi
Ngày tựu trường sẽ đến
Sân trường lại ngập tràn
Những niềm vui xao xuyến.
Gặp thầy cô quý mến
Gặp bạn bè thân yêu
Có bao nhiêu, bao nhiêu
Là những điều muốn nói.
Tiếng trống trường mời gọi
Thầy cô đang mong chờ
Chúng em vào lớp mới
Sân trường thành trang thơ…
BÙI HOÀNG TÁM
Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?
Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?
II. Đọc hiểu
Bài học đầu tiên của Gấu con
Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:
- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.
Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.
Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:
- Cứu tôi với!
Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống
hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng:
- Cháu xin lỗi bác Voi!
Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:
- Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn. (Theo Lê Bạch Tuyết)
1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?
a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.
b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi.
c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn.
2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn?
a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá.
b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn.
c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.
3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi?
a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi.
b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình.
c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai.
4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói:
................................................................................................................
Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:
.................................................................................................................
5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:
a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu
b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã
c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em
II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?
– Lớp học: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng.
– Sân trường: lá cây thì thầm cùng bóng nắng
Câu 2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?
Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường:
“sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.”
II. Đọc hiểu
Câu 1 |
c |
Câu 2 |
b |
Câu 3 |
c |
Câu 4 |
Gợi ý: Cám ơn bạn đã giúp tớ! Tớ xin lỗi vì va phải bạn! Tớ không cố ý! |
Câu 5 |
a. buồn dầu b. dục giã c. ngẩng ngơ |
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em
II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.
Bài viết tham khảo
Hôm nay là thứ sáu. Em thức dậy từ sáu giờ. Sau đó, em đánh răng rửa mặt, ăn sáng. Đúng bảy giờ, ông nội đưa em đến trường. Hôm nay, lớp em sẽ học môn Toán, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm. Buổi trưa, em ăn cơm ở trường. Chúng em được nghỉ ngơi khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó, buổi chiều lại tiếp tục học bài. Năm giờ ba mươi phút chiều sẽ kết thúc buổi học. Một ngày đi học của em rất vui vẻ, thú vị.
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 2)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
Đọc bài sau:
SUẤT CƠM PHẦN BÀ
Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:
- Bà ơi, bà đói lắm phải không?
Bà cụ cười:
- Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?
- Chúng cháu ăn rồi.
Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:
- Các cháu có ăn được thịt không?
Đứa nhỏ nói:
- Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.
Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.
Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:
- Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
Bà cụ cười như khóc:
- Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!
Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.
(Theo Nguyễn Khải)
Nhìn vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?
a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.
b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?
c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?
2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?
a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.
b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.
c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.
3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?
a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi.
b. Vì bà bị ốm.
c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.
4. Vì sao tác giả đã khóc?
a. Vì trời buốt lạnh.
b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.
c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.
5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.
Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là ....................................................
6. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong các câu tục ngữ sau và viết lại cho đúng:
a. Nhà xạch thì mát, bát xạch ngon cơm. ……………………………….
b. Cây sanh thì lá cũng xanh ……………………………….
Cha mẹ hiền lành để đức cho con. ……………………………….
c. Thương người như thể thươn thân. ……………………………….
d. Cá không ăn muối cá ương ……………………………….
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư. ……………………………….
Bài 2: Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải
a. Con dao |
|
1. để đun nấu |
b. Cái xoong |
|
2. để đựng thức ăn |
c. Cái đĩa |
|
3. để quét nhà |
d. Cái chổi |
|
4. để thái thịt, thái rau, chặt xương |
Bài 3: Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà ...... em giúp mẹ. Bình ...... em ra sân chơi, ...... cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình ...... em lên võng, hát ...... em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại ...... để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có một bức thư ngắn hỏi thăm ông bà khi được tin quê em bị bão:
....., ngày ..... tháng ..... năm .....
Ông bà .....................................!
Cháu nghe tin quê mình bị bão lớn, cháu lo lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu kính chúc ông bà .................. và mau chóng khắc phục được hậu quả do cơn bão gây ra.
Cháu nhớ ông bà nhiều.
Cháu của ông bà.
...........................
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
b, c |
a |
c |
c |
Gợi ý: Chi tiết khiến em cảm động nhất là khi được bà hỏi: “Các cháu có ăn được thịt không?” Bạn nhỏ đã trả lời: “Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.”. Bạn nhỏ đã nói dối để bà không phải lo gì cho các cháu mà ăn hết phần cơm. Bạn nhỏ chỉ bằng tuổi em thôi mà đã ý tứ, biết quan tâm, lo lắng đến người khác, biết yêu thương bà. Thật đáng cảm phục. |
a. xạch - sạch b. sanh - xanh c. thươn -thương d. ương - ươn
|
Bài 2: Nối: a-4, b-1, c-2, d-3
Bài 3: Thứ tự các từ cần điền: trông, bế, bón, đặt, ru, nhặt rau.
Bài 4:
Tuyên Quang ngày 08 tháng 09 năm 2022
Ông bà kinh mến!
Cháu nghe tin quê mình bị bão lớn, cháu lo lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Nhà cửa ở quê có việc gì không ạ? Cháu kính chúc ông bà luôn mạnh khỏe và mau chóng khắc phục được hậu quả do cơn bão gây ra.
Cháu nhớ ông bà nhiều.
Cháu của ông bà.
Hoàng Yến Quỳnh
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 3)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Chơi bán hàng
Bé Hương và bé Thảo
Rủ nhau chơi bán hàng
Hương có củ khoai lang
Nào, Thảo mua đi nhé.
Thảo cười như nắc nẻ
Nhặt một chiếc lá rơi
Tớ trả đủ tiền rồi
Được mang về nhà chứ?
Rồi Thảo bẻ hai nửa
Mời người bán ăn chung
Vị bùi khoai đất bãi
Thơm ngọt ngào chiều đông.
NGUYỄN VĂN THẮNG
– Cười như nắc nẻ: cười giòn, liên tục.
– Bùi: có vị ngon, hơi béo.
– Bãi: khoảng đất bồi ở ven sông, ven biển hoặc nổi lên giữa dòng nước lớn.
Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:
a) Hương và Thảo chơi trò gì?
b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?
c) Ai là người bán? Ai là người mua?
Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?
II. Đọc hiểu
Bé và chim chích bông
Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.
Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn.
Bé hỏi:
- Chích bông ơi, chích bông làm gì thế?
Chim trả lời:
- Chúng em bắt sâu.
Chim hỏi lại Bé:
- Chị Bé làm gì thế?
Bé ngẩn ra rồi nói:
- À... Bé học bài.
(Tô Hoài)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bé dậy sớm để làm gì?
a. Bé dậy sớm để học bài.
b. Bé dậy sớm để tập thể dục.
c. Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.
2. Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé?
a. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.
b. Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
c. Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.
3. Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?
a. Chim sâu đến vườn cải để dạo chơi.
b. Chim sâu đến vườn cải để bắt sâu.
c. Chim sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé.
4. Theo em trong bài Bé và chim chích bông, ai đáng khen? Vì sao đáng khen?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
5. Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:
a. Bé / quý / chích bông / rất.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
b. chăm chỉ / đều / và / chích bông / Bé.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng
II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:
a) Hương và Thảo chơi trò gì?
b) Hàng để hai bạn mua bán là gì?
c) Ai là người bán? Ai là người mua?
Trả lời:
a. Hương và Thảo chơi trò bán hàng.
b. Hàng để hai bạn mua bán là củ khoai lang.
c. Hương là người bán, Thảo là người mua.
Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?
Trả lời:
Bạn Thảo mua khoai lang bằng một chiếc lá rơi.
II. Đọc – hiểu
1. a
2. b
3. b
4. Tự trả lời
5. a. Bé rất quý chích bông.
Chích bông rất quý Bé.
b. Bé và chích bông đều chăm chỉ.
Chích bông và Bé đều chăm chỉ.
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết: Chơi bán hàng
II. Tập làm văn: Viết về một lần mắc lỗi
Bài làm tham khảo
Chiều hôm qua, lúc tan học, bố đã đến đón em muộn mọi ngày. Điều đó làm em rất khó chịu, nên khi bố đến, em đã không chào và ôm lấy bố như mọi ngày. Trên đường về, nhìn mồ hôi trên lưng áo của bố, em đã rất hối hận vì hành động thiếu lễ phép lúc nãy của mình. Thế là, em liền vòng tay ôm lấy lưng bố, và nói lời xin lỗi, mong được bố tha thứ. Nghe vậy, bố đã mỉm cười và cầm lấy tay của em, rồi hai cha con vui vẻ trở về nhà.
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 4)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Một tiết học vui
1. Thấy thầy giáo xách giỏ trái cây vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Thầy mang trái cây đến lớp làm gì nhỉ?
Thầy mỉm cười:
– Thầy muốn các em quan sát những trái cây này để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.
2. Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,… mà thầy đưa cho.
– Bây giờ, các em hãy nếm thử trái cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng! Các em cho thầy biết mình thích ăn loại trái nào nhất và tại sao mình thích loại trái đó nhé!
3. Chúng tôi cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình. Thầy vui vẻ nói:
– Mỗi loại trái cây có hình dáng, màu sắc và hương vị riêng. Các em hãy nhớ lại những điều đã quan sát và tả loại trái cây mà mình thích nhất! Đừng quên so sánh với loại trái cây khác nhé!
Tôi vừa viết vừa nghĩ: Hoá ra phải quan sát thì mới tả đúng và hay được. Tiết học vui quá!
Theo sách Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?
Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?
II. Đọc hiểu
Chùm hoa giẻ
Bờ cây chen chúc lá
Chùm giẻ treo nơi nào?
Gió về đưa hương lạ
Cứ thơm hoài, xôn xao!
Bạn trai vin cành hái
Bạn gái lượm đầy tay
Bạn trai, túi áo đầy
Bạn gái, cài sau nón.
Chùm này hoa vàng rộm
Rủ nhau dành tặng cô
Lớp học chưa đến giờ
Đã thơm bàn cô giáo.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”?
a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.
b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.
c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.
2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?
a. chen chúc
b. hương (thơm) lạ
c. ngào ngạt
d. thơm hoài
e. xôn xao
g. sực nức
3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?
a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.
b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.
c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.
4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?
a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.
b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.
c. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.
5. Khoanh tròn vào từ viết đúng chính tả.
a. bàn tai/bàn tay
b. bạn trai/bạn tray
c. nhà mái/nhà máy
6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì?trong câu sau:
Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.
a. Mùi hương
b. Mùi hương đặc biệt
c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ
II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?
Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để học sinh quan sát rồi viết đoạn văn tả loại trái cây mà mình yêu thích.
Câu 2: Các bạn học sinh đã làm gì với giỏ trái cây đó?
Các bạn chuyển tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi trái cây trong giỏ. Sau đó các bạn còn nếm thử và cảm nhận hương vị của chúng.
II. Đọc hiểu
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
b |
b,d,e |
b |
a |
a. bàn tay b. bạn trai c. nhà máy |
c |
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Chùm hoa giẻ
II. Tập làm văn: Viết về ông bà thân yêu của em
Bài làm tham khảo
Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành.
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 5)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên gia
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
(Thanh Hào)
Từ ngữ
Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.
Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?
Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?
II. Đọc - hiểu
Xe lu và xe ca
Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:
- Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này!
Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường.
Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.
(Phong Thu)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?
a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.
b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.
c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.
2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?
a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.
b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.
c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.
3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?
a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.
b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.
c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.
4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì
a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.
b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.
c. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác nhau.
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em
II. Lập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích
ĐÁP ÁN
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?
Bạn học sinh đã kể về trống trường trong những ngày hè là: Ngày hè, học sinh được nghỉ học. Trường học chỉ còn trống và tiếng ve. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền.
Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối bảo hiệu điều gì?
Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới đến.
II. Đọc hiểu
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
b |
b |
a |
c |
B. VIẾT
I. Chính tả: Nghe – viết Cái trống trường em
II. Tập làm văn: Viết về một tiết học em yêu thích
Bài viết tham khảo
Trong các tiết học, em thích nhất là được học tiết tự nhiên và xã hội. Một tuần, chúng em có một tiết học vào thứ năm. Cô giáo của lớp em là cô Loan. Trong giờ học, em được tìm hiểu những kiến thức về khoa học, xã hội. Mỗi tiết học diễn ra rất sôi nổi. Em đã học được nhiều bài học bổ ích.
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 6)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
Sáng kiến của bé Hà
Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.
Một hôm, Hà hỏi bố:
- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?
Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:
- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm "ngày ông bà", vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:
- Con sẽ cố gắng, bố ạ.
Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:
- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.
Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:
- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.
(Theo Hồ Phương)
Em hãy đọc văn bản sau, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau.
Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì? (M1 0.5đ)
a. Chọn ngày sinh nhật cho ông bà.
b. Chọn ngày lễ cho ông bà.
c. Chọn ngày mừng tuổi cho ông bà.
d. Chọn ngày tết cho ông bà.
Câu 2. Hai bố con bàn nhau lấy nào làm ngày ông bà. (M1 0.5 đ)
a. Ngày lập xuân.
b. Ngày lập Hạ.
c. Ngày lập đông.
d. Ngày lập thu.
Câu 3. Món quà Hà tặng ông bà là gì? (M1 0.5 đ)
a. Một chú gấu bông.
b. Một chùm bóng bay.
c. Một chùm điểm mười.
d. Một bó hoa do Hà trồng.
Câu 4 . Theo em ngày lễ ông bà được gọi là ngày gì? (M2 0,5 đ)
a. Ngày quốc tế thiếu nhi
b. Ngày Quốc tế lao động
c. Ngày Nhà giáo Việt Nam
d. Ngày quốc tế người cao tuổi.
Câu 5. Vì sao chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà (.M21đ)
.......................................................................................................................................
Câu 6. Qua bài đọc này em thấy bé Hà là một người cháu như thế nào? (M3 1đ)
.......................................................................................................................................
Câu 7 . Điền âm gh hay âm g vào câu sau M1 0.5đ
Con đường..ồ ....ề và …ập …ềnh rất khó đi.
Câu 8 . Xác định từ loại trong câu sau.M2 0.5 đ
Cô tiên/ phất /chiếc quạt/ mầu nhiệm//
Từ chỉ …... /……../………../……………//
Câu 9. Em hãy điền dấu phẩy và dấu chấm vào câu sau cho phù hợp.M3 1đ
Mỗi sáng sơm em đều phụ mẹ quét dọn phơi đồ rồi mới đi học
II. TIẾNG VIỆT VIẾT
Bài viết 1: 4đ
Bà nội, bà ngoại
Tết, cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại
Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.
Nguyễn Hoàng Sơn
Gợi ý biểu điểm
- Viết đúng tốc độ đủ số lượng chữ 1đ
- Sai không quá 5 lỗi 1đ.
- Bài viết sạch sẽ, không dập xóa. 1đ
- Chữ viết đẹp 0.5 đ đúng mẫu chữ 0.5 đ
Bài viết 2
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) Kể về bà em. Theo các gợi ý sau
1. Em muốn viết về bà nội hay bà ngoại? Bà em bao nhiêu tuổi làm nghề gi?
2. Hình dáng và tính tình bà thế nào?
3. Tình cảm của bà đối với em và mọi người xung quanh như thế nào?
4. Em sẽ làm gì để luôn là đứa cháu ngoan hiếu thảo?
- Viết được đủ 4 ý, có đầy đủ dấu câu 4đ
- Biết sáng tạo thêm từ và câu cho đoạn văn (Tùy mức độ sáng tạo) 1 đ
- Bài viết sạch sẽ trình bày đúng quy cách 0.5đ Chữ viết đúng mẫu 0.5đ
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án (Đề số 7)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học ...
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
1. Đọc thành tiếng (4 đ)
Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc.
2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
Truyện cổ Việt Nam
3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?
A. Yêu trường, yêu lớp C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ
B. Chăm làm D. Lười học
Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?
A. Học kém nhất lớp B. Không chịu học hành
C. Hay đi chơi D. Học chăm nhất lớp
Câu 3. Cò chăm học như thế nào?
A. Lúc nào cũng đi chơi.
B. Lúc nào cũng đi bắt ốc
C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.
D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.
Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?
A. Vì lười biếng B. Vì không muốn học
B. Vì xấu hổ D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:
Yêu mến, …………………………………………………………………………………………………..
Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?
A. Mẫu 1: Ai là gì?
B. Mẫu 2: Ai làm gì?
C. Mẫu 3: Ai thế nào?
D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.
Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. …………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Chị giảng giải cho em:
– Sông ….hồ rất cần cho cuộc sống con người…. Em có biết nếu không có sông…. hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không……..
Em nhanh nhảu trả lời:
– Em biết rồi ……..Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị………
Đáp án
Câu 1. (0,5đ). Đáp án C
Câu 2. (0,5đ). Đáp án B
Câu 3. (0,5đ) Đáp án C
Câu 4. (0,5đ) Đáp án B
Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan, trò giỏi.
Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng ,.. (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ)
Câu 7. (1đ) Đáp án C
Câu 8. (1đ) Cò làm gì?
(Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ)
Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ
Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp:
Chị giảng giải cho em:
– Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không?
Em nhanh nhảu trả lời:
Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị?
Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 2 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 2 (Kết nối tri thức) năm 2024 – 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) năm 2024 – 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (Global success) năm 2024 – 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 2 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 – 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 – 2025 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (Family and Friends) năm 2024 – 2025 có đáp án