Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức) Tuần 35 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 35
I. Luyện đọc diễn cảm
SỰ TÍCH SÔNG HỒ Ở TÂY NGUYÊN
Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật tươi vui, đầm ấm.
Một hôm, Cá Sấu từ xa đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo mọi người cùng đánh đuổi Cá Sấu.
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hoá thành sông, suối.
(Theo Truyện cổ Tây Nguyên)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Già làng Voi tức giận vì điều gì?
A. Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng.
B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
C. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.
2. Già làng Voi làm thế nào để đánh thắng cá Sấu?
A. Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại.
B. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.
C. Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.
3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?
A. Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành.
B. Do dấu chân của Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.
C. Do dấu chân dân làng và dấu chân muông thú tạo thành.
4. Vì sao mọi người đồng lòng cùng già làng Voi đánh đuổi Cá Sấu?
5. Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện là:
A. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên.
B. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của già làng Voi.
C. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.
III. Luyện tập
6. Xếp các từ được gạch chân vào nhóm từ ngữ thích hợp:
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu dưới đây
a. Chiếc thước kẻ của em được làm bằng nhựa.
b. Bằng sự khéo léo và dẻo dai của mình, các nghệ sĩ xiếc đã cống hiến cho người xem những tiết mục đặc sắc.
c. Bằng ý chí chiến đấu quật cường, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.
8. Đặt câu hỏi (Ở đâu? Khi nào? Bằng gì?) cho bộ phận in đậm:
a. Sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn.
b. Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản
1. B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
2. B. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.
3. A. Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành.
4. Mọi người đồng lòng cùng già Voi đánh đuổi Cá Sấu vì: Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật tươi vui, đầm ấm. Khi cá sáu chiếm hồ nước thì cảnh hồ trở nên vắng lặng.
5. C. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.
III. Luyện tập
6.
- Từ ngữ chỉ sự vật: hồ nước, muông thú, gỗ, đường, bãi lầy, già làng.
- Từ ngữ chỉ hoạt động: nhử, xúm lại, vây kín, kéo, lát, trợ giúp, lấy, đánh quỵ.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: xa, muộn.
7.
a. Chiếc thước kẻ của em được làm bằng nhựa.
b. Bằng sự khéo léo và dẻo dai của mình, các nghệ sĩ xiếc đã cống hiến cho người xem những tiết mục đặc sắc.
c. Bằng ý chí chiến đấu quật cường, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.
8.
a. Khi nào ông em cặm cụi làm việc ngoài vườn.
b. Những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ ở đâu?
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Chuyên đề Toán lớp 3 cơ bản, nâng cao (lý thuyết + bài tập) cả 3 sách
- Tuyển tập đề thi Violympic Toán lớp 3 (Vòng 1 - 10) năm 2024 có đáp án chi tiết
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - Wonderful World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Global success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – KNTT
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức