Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức) Tuần 27 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 27
I. Luyện đọc diễn cảm
BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG
Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi: − Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào? − Nước sẽ trào ra ạ! − Cả lớp đồng thanh đáp. − Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy? “Lạ nhỉ!”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” − Lũ trẻ bàn tán rất hăng.
I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử học trò? Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra hoàn toàn bằng thể tích con cá. Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười: − Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công. Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Thầy giáo nêu cho cả lớp I- ren câu hỏi gì?
A. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ trào ra bao nhiêu lít?
B. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, con cá sẽ như thế nào?
C. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?
2. Phản ứng của I- ren thế nào khi các bạn trong lớp bàn tán rất hăng say về câu hỏi sau của thầy?
A. I – ren cũng đưa ra nhiều cách giải thích.
B. I – ren không quan tâm tới chủ đề đó.
C. I – ren im lặng suy nghĩ.
3. I – ren đã làm gì khi trở về nhà?
A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy
B. lấy tạp chí khoa học ra tìm hiểu lí do
C. hỏi bố mẹ về chủ đề thầy giáo nói
4. Sau này, nhờ đâu I – ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi
B. nhờ thật thà
C. nhờ chăm học
5. Em ấn tượng nhất với hình ảnh/câu văn nào trong bài? Vì sao?
III. Luyện tập
6. Nối câu ở cột trái với các kiểu so sánh ở cột phải:
Tiếng chim như tiếng nhạc. |
|
So sánh sự vật với sự vật |
Con voi to lớn như chiếc ô tô tải. |
So sánh âm thanh với âm thanh |
|
Bà như quả ngọt chín rồi. |
So sánh hoạt động với hoạt động |
|
Ngựa phi nhanh như bay. |
So sánh sự vật với con người |
7. Hãy tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với các từ cho trước trong bảng dưới đây:
Từ |
chăm chỉ |
thích thú |
thoải mái |
béo |
may mắn |
Cùng nghĩa |
chịu khó |
…………… |
…………… |
…………… |
…………… |
Trái nghĩa |
lười biếng |
…………… |
…………… |
…………… |
…………… |
8. Dùng những cặp từ cùng nghĩa và trái nghĩa ở bài tập 7 để đặt câu:
M: Cò chăm chỉ bao nhiêu, Vạc lười biếng bấy nhiêu.
9. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu:
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.
b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
1. C. Nếu thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?
2. C. I – ren im lặng suy nghĩ.
3. A. tự làm thí nghiệm như ví dụ của thầy
4. A. nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi
5. Em ấn tượng nhất với chi tiết I-ren tự làm thí nghiệm tại nhà. Chi tiết ấy cho thấy bạn là một người ham học hỏi, tìm tòi.
III. Luyện tập
6.
Tiếng chim như tiếng nhạc – so sánh âm thanh với âm thanh
Con voi to lớn như chiếc oto tải – so sánh sự vật với sự vật
Bà như quả ngọt chín rồi – so sánh sự vật với con người
Ngựa phi nhanh như bay – so sánh sự vật với con người
7.
Từ |
chăm chỉ |
thích thú |
thoải mái |
béo |
may mắn |
Cùng nghĩa |
chịu khó |
hứng thú |
dễ chịu |
mũm mĩm |
thuận lợi |
Trái nghĩa |
lười biếng |
chán nản |
khó chịu |
gầy |
xui xẻo |
8.
Bạn A rất thích thú với thí nghiệm này còn trông B có vẻ hơi chán nản.
Trái với sự khó chịu của thời tiết bên ngoài, không khí bên trong căn nhà rất thoải mái.
Bạn A thì béo còn B trông rất gầy.
Trước khi đi đâu xa người ta thường cầu may mắn, tránh những điều xui xẻo.
9.
a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào?
b. Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Toán lớp 3 – Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Chuyên đề Toán lớp 3 cơ bản, nâng cao (lý thuyết + bài tập) cả 3 sách
- Tuyển tập đề thi Violympic Toán lớp 3 (Vòng 1 - 10) năm 2024 có đáp án chi tiết
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh lớp 3 (Global Success) – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 - Wonderful World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 3 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 3 Global success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 – KNTT
- Giải sgk Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Kết nối tri thức