Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức) Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 3.

1 12,855 08/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 30

I. Luyện đọc diễn cảm

BIỂN ĐẸP

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển khoác chiếc áo mới. Cảnh vật mờ ảo. Sóng ầm ầm, lao xao. Hàng thùy dương xào xạc, vi vu như đang trò chuyện.

Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Khi nắng chiếu vào, những cánh buồm trên biển có sự thay đổi về màu sắc như thế nào?

A. Từ trắng chuyển sang nâu

B. Từ nâu chuyển sang hồng

C. Từ trắng chuyển sang vàng

2. Khi nào biển lặng đỏ đục?

A. Buổi sáng

B. Buổi trưa

C. Buổi chiều

3. Tác giả tập trung miêu tả những sự vật nào trên biển?

A. Thuyền buồm, mặt biển

B. Thuyền buồm, bãi cát

C. Mây trời

4. Em hiểu câu “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.” có nghĩa là gì?

A. Mây trời soi bóng xuống biển và ánh sáng phản chiếu làm cho biển có vẻ đẹp muôn màu.

B. Biển đẹp là nhờ trên mặt biển có mây trời và ánh sáng.

C. Biển, mây trời, ánh sáng lúc nào cũng đẹp.

III. Luyện tập

5. Chữ s hay x?

Mùa xuân, khi mưa phùn và … ương … ớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đoá hoa làm … áng bừng một góc trời. Tiếng chim … áo về ríu rít. Nghe mà … ốn … ang mãi.

Theo BĂNG SƠN

6. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong mỗi câu sau:

a. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”

b. Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.”

c. Bỗng một tiếng “kít... ít” làm cậu sững lại.

7. Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó.

Hùng:

− Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!

Hiếu:

− Câu của mình là: Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói.

Hùng:

− Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.

Hiếu:

− Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!

HÀ THU

8. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang:

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!”

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, ngắt câu phù hợp.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. Từ nâu chuyển sang hồng

2. C. Buổi chiều

3. A. Thuyền buồm, mặt biển

4. A. Mây trời soi bóng xuống biển và ánh sáng phản chiếu làm cho biển có vẻ đẹp muôn màu.

III. Luyện tập

5.

Mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đoá hoa làm sáng bừng một góc trời. Tiếng chim sáo về ríu rít. Nghe mà xốn xang mãi.

6.

a. Trích dẫn lại lời nói của nhân vật.

b. Trích dẫn lại lời nói của nhân vật

c. Đánh dấu từ ngữ.

7.

Hùng:

− Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!

Hiếu:

− Câu của mình là: Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói.

Hùng:

− Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.

Hiếu:

− Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!

9.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35

1 12,855 08/11/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: