Bác Ba chia 525 kg gạo vào các túi, mỗi túi 15 kg. a) Hỏi 7 túi như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? b) Biết rằng bác Ba bán mỗi túi gạo đó với giá 250 000 đồng. Hỏi bác Ba thu được bao nhiêu tiền khi bán hết số gạo đó?

Lời giải Bài 5 trang 10 Toán lớp 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 5.

1 848 30/11/2024


Giải Toán lớp 5 Bài 2: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên

Giải Toán lớp 5 trang 10 Bài 5: Bác Ba chia 525 kg gạo vào các túi, mỗi túi 15 kg.

a) Hỏi 7 túi như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

b) Biết rằng bác Ba bán mỗi túi gạo đó với giá 250 000 đồng. Hỏi bác Ba thu được bao nhiêu tiền khi bán hết số gạo đó?

* Lời giải:

Tóm tắt

Có: 525 kg gạo

1 túi: 15 kg

a) 7 túi: ? kg

b) 1 túi: 250 000 đồng

Thu được: ? đồng

Bài giải

a) Số ki-lô-gam gạo trong 7 túi là:

15 x 7 = 105 (kg)

b) Số túi gạo bác Ba chia được là:

525 : 15 = 35 (túi)

Bác Ba thu được số tiền là:

250 000 x 35 = 8 750 000 (đồng)

Đáp số: 8 750 000 đồng

* Phương pháp giải:

Thực hiện các phép toán với số tự nhiên

* Lý thuyết cần nắm thêm về ôn tập các phép toán với số tự nhiên:

1. Phép cộng và phép nhân

Phép cộng (+) và phép nhân (×) các số tự nhiên đã được biết đến ở tiểu học.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

Ví dụ:

• m × n có thể viết là m . n hay mn;

• 5 × x × y có thể viết là 5 . x . y hay 5xy;

• 125 × 731 có thể viết là 125 . 731.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

− Tính chất giao hoán:

a + b = b + a

a . b = b . a

− Tính chất kết hợp:

(a + b) + c = a + (b + c)

(a . b) . c = a . (b . c)

− Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c) = a . b + a . c

− Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

a + 0 = a

a . 1 = a.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí.

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

Hướng dẫn giải

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

= (25 + 12 + 75 + 88) . (22 + 78) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= (25 + 75 + 12 + 88) . 100 (Tính chất giao hoán)

= [(25 + 75) + (12 + 88)] . 100 (Tính chất kết hợp)

= 200 . 100

= 20 000

3. Phép trừ và phép chia

Ở Tiểu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.

Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a – b = x và gọi x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Tương tự với a, b là các số tự nhiên, b ≠ 0, nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.

Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a . (b − c) = a . b – a . c (b > c)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Toán lớp 5 trang 9 Bài 2: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên - Kết nối tri thức

TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6

1 848 30/11/2024