Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 – Cánh diều

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

1 20,343 21/06/2022
Tải về


Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” - Ngữ văn 7

I. Tác giả

- Đinh Trọng Lạc, quê ở Hà Nội.

- Nhà phê bình ngôn ngữ nổi tiếng.

II. Tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

1. Thể loại: Nghị luận văn học

2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

3. Tóm tắt tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

Văn bản phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

4. Bố cục tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Phần 1: Từ đầu ... "kỉ niệm của tuổi thơ.": Giá trị của các biện pháp tu từ.

- Phần 2: Tiếp ... "vô bờ bến của bà.": Cách ngắt nhịp trong bài thơ.

- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh đặc sắc.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Văn bản phân tích những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

- Lí lẽ xác đáng, sâu sắc.

- Dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

1.  Giá trị của biện pháp tu từ trong việc miêu tả các hình ảnh thơ

- Tác giả đặc biệt chú ý đến âm thanh tiếng gà xuất hiện ở khổ thơ đầu. Tác giả so sánh tiếng gà trong bài thơ với tiếng gà Ò... ó... o của Trần Đăng Khoa để làm rõ sự khác biệt.

→ Tiếng gà như vang lên trong những câu thơ, gợi ra sự lắng đọng, làm người đọc xao xuyến, bồi hồi. 

- Đặc biệt, bài thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả sự vật vốn được nhận biết bằng giác quan này lại được miêu tả bằng từ ngữ của giác quan khác. Cụ thể ở đây, các hình ảnh phải được cảm nhận bằng thị giác, cảm giác (thấy) nhưng lại được tác giả cảm nhận bằng thính giác (nghe).

→ Đinh Trọng Lạc đã phân tích rất cụ thể, sâu sắc giá trị của biện pháp tu từ, giúp người đọc hiểu hơn về câu thơ.

- Kết cấu sóng đôi, lặp từ vựng: mở đầu bằng từ này, một câu kể xen một câu tả.

- Kết hợp biện pháp đảo ngữ, so sánh.

→ Hình ảnh những con gà đẹp đẽ, "có thật mà xuất hiện như do một phép lạ". Qua việc phân tích những biện pháp nghệ thuật, tác giả giúp người đọc thấy được vẻ đẹp, tình cảm sâu sắc được gửi gắm trong những hình ảnh thơ Xuân Quỳnh, thêm yêu mến những hình ảnh đó.

2. Cách ngắt nhịp trong khổ thơ

- Là một chuyên gia ngôn ngữ, Đinh Trọng Lạc rất am hiểu về cấu tạo câu. Ông đã vận dụng để phân tích đặc sắc về nhịp điệu của câu thơ.

- Các câu thơ được ngắt nhịp khác nhau cho thấy sự "chậm rãi của độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng". Theo dòng suy tưởng của cháu, những kỉ niệm đẹp đẽ, chứa đầy tình yêu thương, sự quan tâm vô bờ bến của bà xuất hiện - một hình ảnh đã gây ấn tượng, xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.

3. Hình ảnh đặc sắc

- Tác giả chỉ ra hình ảnh ấn tượng, chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc của người cháu - nay là người lính: tình yêu Tổ quốc, xóm làng, tình yêu thương bà, những kỉ niệm tuổi thơ chính là niềm tin, là động lực cho cháu vững bước. 

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”

Tác giả tác phẩm Ca Huế

Tác giả tác phẩm Hội thi thổi cơm

Tác giả tác phẩm Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Tác giả tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1 20,343 21/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: