Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 20: Cơ quan tiêu hóa trang 84, 85, 86, 87, 88, 89 - Chân trời sáng tạo

Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 20: Cơ quan tiêu hóa trang 84, 85, 86, 87, 88, 89 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

1 2,253 27/10/2022
Tải về


Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 20: Cơ quan tiêu hóa

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84 Khởi động

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84 Câu hỏi: Hôm nay, em đã ăn những gì? Thức ăn khi vào cơ thể đi qua những bộ phận nào?

Trả lời:

- Hôm nay em đã ăn cơm, rau xào, thịt kho, canh cua với cà.

- Thức ăn khi vào cơ thể đi qua miệng, tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84, 85 Nhận thức

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 84 Câu hỏi:

- Mẹ và Nam đang nói đến những bộ phận nào của cơ quan tiêu hoá?.

- Kể thêm các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá mà em biết.

Trả lời:

- Mẹ và Nam đã nói đến những bộ phận của cơ quan tiêu hóa: miệng, tuyến nước bọt.

- Các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa: thực quản, dạ dày, tuyến tụy, gan, túi mật, ruột non, ruột già, hậu môn.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Câu hỏi: Chỉ và nói lên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá trong hình sau.

Trả lời:

Học sinh chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa ghi trong hình: miệng, tuyến nước bọt, thực quản, gan, túi mật, tụy, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Vận dụng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 85 Câu hỏi: Vẽ sơ đồ cơ quan tiêu hoá và chia sẻ với bạn.

Trả lời:

Học sinh vẽ sơ đồ cơ quan tiêu hóa và chia vẻ với bạn như hình.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Nhận thức

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 86 Câu hỏi:

- Nói với bạn về nội dung trong hình sau. 

- Nhờ có quá trình tiêu hoá thức ăn được biến đổi như thế nào?

Trả lời:

- Học sinh nói với bạn về một nội dung ghi trong hình.

- Nhờ có quá trình tiêu hóa mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể, đồng thời thải các chất cặn bã ra ngoài.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Vận dụng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Câu hỏi: Theo dõi và nhận xét hoạt động tiêu hoá của bản thân theo gợi ý sau.

Trả lời:

Ngày thứ

Số bữa ăn trong một ngày

Các thức ăn, đồ uống đã sử dụng

Số lần đi vệ sinh trong ngày

Nhận xét của em

1

3

Bánh mì, sữa, rau xào, thịt bò, canh cà chua.

1

Lượng thức ăn nạp vào rất nhiều nhưng lượng chất thải thải ra thì ít

2

3

Xúc xích, cá rán, rau luộc, củ quả luộc, canh xương lợn

1

3

3

Sữa, bánh mì, cà xào, thịt lợn kho, canh rau cải

1

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 87 Câu hỏi: Trò chơi: "Đây là bộ phận nào?"

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 88 Nhận thức

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 88 Câu hỏi:

- Kể lại câu chuyện của bạn An theo hình dưới đây. 

- Bộ phận nào của cơ quan tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng nếu bạn An thường xuyên có thói quen sinh hoạt như trong câu chuyện? Vì sao?

Trả lời:

- Kể lại câu chuyện của bạn An theo hình: An đang vừa ăn cơm vừa xem phim hoạt hình thì bạn gọi rủ đi chơi cầu lông. Thấy vậy An ăn vội vàng để đi ngay. Trong khi đang chơi thì An đã bị đau bụng và bạn dìu về.

- Dạ dày có thể bị ảnh hưởng nếu bạn An thường xuyên có thói quen sinh hoạt như trong câu chuyện. Vì dạ dày là nơi nhào trộn và biến một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng. Khi ta ăn thức ăn sẽ rơi xuống dạ dày. Nếu chúng ta ăn vội vàng, ăn không kĩ thì dạ dày rất khó nhào trộn và làm mềm thức ăn, phải hoạt động hết công suất và khi vận động ngay sau khi ăn xong, thức ăn đang được nhào nặn trong dạ dày sẽ bị xóc,…. Dẫn đến đau dạ dày.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 88, 89 Nhận thức

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 88, 89 Câu hỏi: Việc làm của bạn trong mỗi hình sau có ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- Hình 6: Ảnh hưởng đến miệng. Vì nắp chai cứng có thể gây gãy răng.

- Hình 7: Ảnh hưởng đến dạ dày. Vì ăn đủ bữa, đủ chất, đủ năng lượng.

- Hình 8: Ảnh hưởng đến dạ dày, gan. Vì ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh như xúc xích, gà rán… có thể gây béo phì, thừa cân, gan nhiễm mỡ…

- Hình 9: Ảnh hưởng đến dạ dày. Đảm bảo vệ sinh sẽ không bị đau bụng.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 89 Vận dụng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 89 Câu hỏi: Chia sẻ một số việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

Trả lời:

Một số việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tiêu hóa:

- Ăn đúng giờ, đủ bữa, đúng bữa, đủ chất.

- Nghỉ ngơi sau khi ăn.

- Không vận động mạnh sau khi ăn.

- Ăn chậm, nhai kĩ.

- Không ăn các đồ ăn dầu mỡ như gà rán, xúc xích,…

- Không sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu,… đồ uống có ga như coca,…

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo vệ sinh trước và sau khi ăn: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.

-….

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 89 Câu hỏi: Trò chơi: "Nếu... thì...".

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 21: Cơ quan tuần hoàn

Bài 22: Cơ quan thần kinh

Bài 23: Thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh

Bài 24: Thực hành tìm hiểu về chất và hoạt động có hại cho cơ quan

Bài 25: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe

1 2,253 27/10/2022
Tải về