Trường hợp 1. A (17 tuổi) phạm tội trộm cắp tài sản trị giá 5 triệu đồng (tội phạm ít

Trả lời Câu hỏi trang 51 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 250 12/02/2023


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 10: Pháp luật hình sự với người chưa thành niên

Câu hỏi trang 51 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. A (17 tuổi) phạm tội trộm cắp tài sản trị giá 5 triệu đồng (tội phạm ít nghiêm trọng, theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự). Cách đây 2 năm, A đã phạm tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự) và bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Sau khi chấp hành xong thời hạn, trở về với xã hội A lại tiếp tục hút chích ma tuý, đánh bạc và thường xuyên gây gổ với mọi người. Vì vậy, với tội trộm cắp tài sản lần này việc miễn trách nhiệm hình sự với A là không thể, các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng các biện pháp xử lí hình sự mạnh hơn.

Trường hợp 2. C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự), có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. A thực hiện hành vi phạm tội khi 16 tuổi 9 tháng.

Câu hỏi:

a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện trong từng trường hợp.

b) Em hãy bình luận tính nhân đạo khi xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Trả lời:

Yêu cầu a) Những nguyên tắc xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện trong từng trường hợp.

- Trường hợp 1:

+ Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

+ Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp giáo dục không hiệu quả.

- Trường hợp 2:

+ Không áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Yêu cầu b) Bình luận tính nhân đạo khi xử lí hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

- Người dưới 18 tuổi do chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và nhân cách nên việc bảo vệ, chăm sóc người dưới 18 tuổi; việc phòng ngừa và điều tra tội phạm, xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân đạo. Người dưới 18 tuổi phạm tội xuất phát từ nguyên nhân xã hội, nguyên nhân tổng hoà sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, quản lý nhà nước đối với xã hội nói chung, trong đó có các quy định về phòng ngừa chung và những chính sách khác đối với người dưới 18 tuổi. Giải pháp để ngăn ngừa, phòng chống tội phạm đối với người dưới 18 tuổi không phải bằng tăng hình phạt mà chính là sự quản lý giáo dục và các chính sách dành cho người dưới 18 tuổi.

- Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thể hiện rất đầy đủ trong Bộ luật Hình sự. Theo đó, nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Có thể nói rằng, chính sách xử lý riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội xuất hiện và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện tính nhân đạo sâu sắc.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1 250 12/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: