Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 38 (có đáp án): Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc – Chân trời sáng tạo

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 38.

1 2,967 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc  – Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết

1. Lực tiếp xúc

    Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Chân trời sáng tạo

Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Chân trời sáng tạo

Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Chân trời sáng tạo

2. Lực không tiếp xúc

     Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Chân trời sáng tạo

Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau

. Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Chân trời sáng tạo

Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Chân trời sáng tạo

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. sự tiếp xúc

B. sự va chạm

C. sự đẩy, sự kéo

D. sự tác dụng

Đáp án: A

Giải thích:

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. không có sự tiếp xúc

B. không có sự va chạm

C. không có sự đẩy, sự kéo

D. không có sự tác dụng

Đáp án: A

Giải thích:

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Cô gái nâng cử tạ

B. Cầu thủ chuyền bóng

C. Nam châm hút quả bi sắt

D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích:

A – Tay của cô gái gây ra lực và có sự tiếp xúc với quả tạ => liên quan đến lực tiếp xúc.

B – Chân của cầu thủ gây ra lực và có sự tiếp xúc với quả bóng => liên quan đến lực tiếp xúc.

C – Nam châm gây ra lực hút quả bi sắt nhưng không có sự tiếp xúc với quả bi sắt => liên quan đến lực không tiếp xúc.

Câu 4. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

C. Cả A và B

D. Tay cầm một ly nước

Đáp án: C

Giải thích:

A – Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất tác dụng lên nhau nhưng không có sự tiếp xúc nào => liên quan đến lực không tiếp xúc.

B - Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và Trái Đất tác dụng lên nhau nhưng không có sự tiếp xúc nào => liên quan đến lực không tiếp xúc.

D – Tay tác dụng lực vào cốc và có sự tiếp xúc => liên quan đến lực tiếp xúc.

Câu 5. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn

B. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm

Đáp án: D

Giải thích:

A – lực không tiếp xúc

B – lực không tiếp xúc

C - lực không tiếp xúc

D - lực tiếp xúc

Câu 6. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo

B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng

C. Lực cầm quyển sách

D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Đáp án: D

Giải thích:

A - lực tiếp xúc

B - lực tiếp xúc

C - lực tiếp xúc

D - lực không tiếp xúc

Câu 7. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Lực của tay giương cung

B. Lực của tay mở cánh cửa

C. Lực của nam châm hút viên bi sắt

D. Lực của búa đóng đinh ngập vào tường

Đáp án: C

Giải thích:

A - lực tiếp xúc

B - lực tiếp xúc

C - lực không tiếp xúc

D - lực tiếp xúc

Câu 8. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Trọng lượng của người tác dụng lực lên chiếc đệm

B. Lực hấp dẫn giữa con người với con người

C. Lực hút của Trái Đất lên các đồ vật

D. Cả B và C

Đáp án: A

Giải thích:

A – lực tiếp xúc

B – lực không tiếp xúc

C - lực không tiếp xúc

Câu 9. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên đang giương cung tên

B. Trọng lực tác dụng lên vật nằm trên bàn

C. Lực sĩ kéo chiếc xe ô tô

D. Vật nặng đang treo ở đầu dưới của lò xo

Đáp án: B

Giải thích:

A – lực tiếp xúc

B – lực không tiếp xúc

C – lực tiếp xúc

D – lực tiếp xúc

Câu 10. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Bạn Nam đang mở cửa lớp

B. Vận động viên đang ném quả tạ

C. Các bạn đang làm thí nghiệm với thanh nam châm

D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích:

A – liên quan tới lực tiếp xúc, tay tác dụng lực và tiếp xúc với cửa

B - liên quan tới lực tiếp xúc, tay tác dụng lực và tiếp xúc với quả tạ

C - liên quan tới lực không tiếp xúc, nam châm hút các vật nhưng không có sự tiếp xúc với vật nào.

1 2,967 04/09/2022
Tải về