Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6 (có đáp án): Tự nhận thức bản thân - Chân trời sáng tạo

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6.

1 3,815 09/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: “Khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân” được hiểu là

A. tự lập.

B. tự hào về bản thân.

C. tự nhận thức bản thân.

D. tự tin vào năng lực của bản thân.

Đáp án: C

Giải thích: Tự nhận thức bản thân được hiểu là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Câu 2: Khi tự nhận thức bản thân, chúng ta sẽ

A. hiểu về mình, chấp nhận bản thân.

B. tự ti về khuyết điểm của bản thân.

C. tự kiêu về sở trường của bản thân.

D. xấu hổ và chán ghét bản thân.

Đáp án: A

Giải thích: Khi tự nhận thức bản thân, chúng ta sẽ hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình; từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.

Câu 3. Khi tự nhận thức bản thân, chúng ta sẽ

A. tự ti về khuyết điểm của bản thân.

B. xấu hổ và chán ghét bản thân.

C. tự tin,cởi mở, tôn trọng chính mình.

D. tự kiêu về sở trường của bản thân.

Đáp án: C

Giải thích: Khi tự nhận thức bản thân, chúng ta sẽ hiểu về mình, chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình; từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.

Câu 4. Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần làm gì?

A. Nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân.

B. Lẵng nghe nhận xét từ người khác về bản thân mình.

C. Hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân.

D. Cả 3 biện pháp trên.

Đáp án: D

Giải thích:

- Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:

+ Nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân.

+ Lẵng nghe nhận xét từ người khác về bản thân mình.

+ Hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 5: Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của bản thân về sửa chữa.

B. Xem bói để tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.

C. Lẵng nghe nhận xét từ người khác về bản thân mình.

D. Hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân.

Đáp án: B

Giải thích: - Chúng ta không nên xem bói để tìm hiểu các đặc điểm của bản thân.

Câu 6: Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta nên thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Suy nghĩ, tìm ra những ưu điểm của bản thân để tiếp tục phát huy.

B. Luôn tự ti, tự trách bản thân không giỏi giang, không thông minh.

C. Tự tin, kiêu ngạo với những sở trường, thành tích của bản thân.

D. Không tiếp thu ý kiến nhận xét của người khác về bản thân mình.

Đáp án: A

Giải thích: - Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta nên: suy nghĩ, tìm ra những ưu điểm của bản thân để tiếp tục phát huy.

Câu 7: Tình huống nào dưới đây cho thấy các bạn học sinh việc chưa biết tự nhận thức bản thân?

A. Bạn H luôn vui vẻ tiếp thu những ý kiến góp ý của người khác về mình.

B. Bạn M luôn chủ động tìm hiểu những điều mình còn băn khoăn, thắc mắc.

C. Bạn P luôn thấy tự ti, không dám trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân.

D. Bạn K thường nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải những bài tập khó.

Đáp án: C

Giải thích: Bạn P chưa biết tự nhận thức bản thẩn, bạn chưa tìm ra được ưu điểm và nhược điểm của mình nhưng lại luôn tự ti, rụt rè, không dám trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 8: “Khám phá ra ưu điểm của bạn và rèn luyện chúng” là lời khuyên đúng đắn về cách để chúng ta

A. sống vui vẻ hơn.

B. tăng sự gắn bó, đoàn kết.

C. tự nhận thức về bản thân mình.

D. yêu đời hơn, sống có ý nghĩa hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Khám phá ra ưu điểm của bạn và rèn luyện chúng” là lời khuyên đúng đắn về cách để chúng ta tự nhận thức về bản thân mình.

Câu hỏi vận dụng

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Bạn H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 

(2) Bạn  L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.

(3) Bạn A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.

(4) Bạn Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Trong các trường hợp trên, nhân vật nào đã biết tự nhận thức bản thân?

A. Bạn H.

B. Bạn L.

C. Bạn A

D. Bạn Q.

Đáp án: D

Giải thích: - Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích => đây là hành động thể hiện việc tự nhận thức bản thân: Q tìm ra lỗi sai, muốn được bạn giảng giải giúp để có thể hiểu và tránh mắc lỗi sai đó trong các bài kiểm tra tiếp theo.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

P luôn muốn mình học giỏi như bạn K,  nhưng P nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của P em sẽ khuyên bạn như thế nào?

A. Khuyên P thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.

B. Khuyên P nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viển vông nữa.

C. Khuyên P nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

D. Khuyên P nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Đáp án: C

Giải thích: Nếu là bạn của P, em sẽ khuyên P nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Do đó, chúng ta cần tìm ra điểm mạnh để phát huya và khắc phục điểm hạn chế.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Trắc nghiệm Bài 8: Tiết kiệm

Trắc nghiệm Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

1 3,815 09/03/2022
Tải về