Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 1 (có đáp án): Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 1.

1 9,329 09/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Hiểu biết và kế thừa nghề làm bánh lâu đời của gia đình mình.

C. Đáp án A và B đúng.

D. Xấu hổ vì nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

Đáp án: C

Giải thích:

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra; giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

=> Đáp án C đúng.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ ở Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Yêu thương con người.

C. Hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, ...

D. 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, yêu thương con người; hiếu thảo; hiếu học, cần cù lao động…

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành động để giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

A. Giữ gìn truyền thống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi.

B. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

C. Tiếp nối, giữ gìn nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

D. Lợi dụng danh tiếng, uy tín của gia đình để trục lợi cá nhân.

Đáp án: A

Giải thích:

- Chúng ta là cần giữ gìn và phát huy truyền thống ấy bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ; tự hào, tiếp nối và giữ gìn nghề truyền thống cuả gia đình, dòng họ.

- Hành động: lợi dụng danh tiếng, uy tín của gia đình để trục lợi cá nhân là hành động làm ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình.

Câu 4: Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì?

A. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.

B. Góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.

C. Giữ gìn được truyền thống đẹp của dòng họ, gia đình.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay (SGK trang 7).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên răn con người phải biết trau dồi nhân cách, phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà, gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc?

A. “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.

B. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

C. “Giấy rách phải giữ lấy lề”.

D. “Nước chảy đá mòn”.

Đáp án: C

Giải thích: - Câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” khuyên răn con người phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà, gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương để bị thiên hạ mỉa mai, chê cười.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây không phản ánh về truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ ở Việt Nam?

A. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

B. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

C. “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.

D. “Thương người như thể thương thân”

Đáp án: C

Giải thích:

- Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” phản ánh về truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Câu tục ngữ: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân Việt Nam.

- Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của nhân dân Việt Nam.

- Câu tục ngữ:  “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” phản ánh kinh nghiệm của cha ông ta trong lao động, sản xuất (khi trên trời xuất hiện ráng mây có màu sắc vàng như màu mỡ gà thì trời sắp có mưa bão to, cần chủ động phòng chống bão, giữ gìn nhà cửa, hoa màu…).

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. K say mê nghề mộc và mong muốn sau này mở rộng xưởng sản xuất của gia đình.

B. H cho rằng nghề nặn tò he của gia đình không có gì đáng để tự hào.

C. P luôn nỗ lực học tập để tiếp nối, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình.

D. Q tự hào, giới thiệu tới bạn bè về nghề làm bánh tẻ của gia đình.

Đáp án: B

Giải thích: - Bạn H cho rằng nghề nặn tò he của gia đình không có gì đáng để tự hào => đây không phải là hành động giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 8: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống của gia đình, dòng họ.

B. Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.

C. Biết ơn với ông bà, cha mẹ cũng là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

D. A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: - Lao động cần cù, chăm chỉ; biết ơn với ông bà, cha mẹ… cũng là những hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu hỏi vận dụng:

Câu 9: Dòng họ Nguyễn của T ở làng Ước Lễ (Thanh Oai, Hà Nội) có truyền thống làm giò, chả. Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đên, dòng họ T lại tổ chức hội thi nhỏ, xem nhà ai làm giò, chả ngon nhất. Hội thi này của dòng họ T có ý nghĩa như thế nào?

A. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

B. Làm phai mờ truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Quảng bá truyền thống của gia đình, dòng họ.

D. A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: - Hội thi làm giò, chả của dòng họ T có ý nghĩa: Giữ gìn và phát huy truyền thống của dòng họ; muốn con cháu biết và tự hào về truyền thống của dòng họ mình và đây cũng là cách tiếp nối truyền thống cho thế hệ sau này. Đồng thời, qua hội thi, truyền thống của dòng họ T đã được quảng bá tới nhiều người…

Câu 10: Gia đình L có truyền thống yêu nước. Ông nội, bố và chú của L đều là quân nhân. L rất tự hào về truyền thống ấy và muốn tiếp tục đóng góp, tham gia vào quân đội. L cố gắng học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội để sau này trở thành một quân nhân tốt. Hành động và suy nghĩ của L thể hiện L là người như thế nào?

A. Ghét bỏ truyền thống của gia đình, dòng họ,

B. Xấu hổ vì truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Tự hào, giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích: L yêu và tự hào về truyền thống yêu nước nhà mình nên đã theo chân ông nội, bố và chú làm quân nhân.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Yêu thương con người

Trắc nghiệm Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Trắc nghiệm Bài 4: Tôn trọng sự thật

Trắc nghiệm Bài 5: Tự lập

Trắc nghiệm Bài 6: Tự nhận thức bản thân

1 9,329 09/03/2022
Tải về