Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 5 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á - Cánh diều
Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 5.
Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Bài 5. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á - Cánh diều
Câu 1. Châu Á tiếp giáp với những đại dương nào ?
A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương.
C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng10 ̊N, tiếp giáp với châu Phi, châu Âu và các đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương(SGK- Trang 100)
Câu 2. Châu lục nào có diện tích lớn nhất thế giới?
A. Châu Mỹ
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Á
Đáp án: D
Giải thích: Đây cũng là châu luc rộng nhất thế giới (SGK- Trang 100)
Câu 3. Các dãy núi ở châu Á chạy theo những hướng chính nào?
A. Bắc - nam và đông tây.
B. Hướng vòng cung và bắc - nam.
C. Đông-tây và tây bắc - đông nam.
D. Tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
Đáp án: A
Giải thích: Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc- nam và đông- tây(SGK- Trang 100)
Câu 4. Diện tích đất liền của châu Á là bao nhiêu?
A. 41,5 triệu km2
B. 42,5 triệu km2
C. 43,5 triệu km2
D. 42 triệu km2
Đáp án: A
Giải thích: Diện tích đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km2(SGK- Trang 100)
Câu 5. Châu Á có hình dạng lãnh thổ như thế nào?
A. Hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bở các biển và vịnh.
B. Hình lòng máng, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam.
C. Hình khối đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít vịnh biển.
D. Lãnh thổ rộng lớn trải dài trên 2 bán cầu.
Đáp án: A
Giải thích: Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bở các biển và vịnh(SGK trang 100)
Câu 6. Các đồng bằng ở châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Phía đông và đông nam.
B. Phía đông và phía nam.
C. Ở giữa lục địa.
D. Dải ven biển ở phía bắc và phía nam.
Đáp án: B
Giải thích: - Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam (SGK trang 100).
Câu 7. Đỉnh núi nào cao nhất ở châu Á?
A. Phú Sĩ
B. Hy-ma-lay-a
C. Phan-xi-păng.
D. E-vơ-ret.
Đáp án: D
Giải thích: E-vơ-ret là đỉnh núi cao nhất thế giới, (SGK-Trang 100)
Câu 8. Dạng địa hình nào ở châu Á chiếm phần lớn diện tích?
A. Đảo và quần đảo.
B. Núi, cao nguyên và sơn nguyên.
C. Đồng bằng.
D. Cao nguyên và sơn nguyên.
Đáp án: B
Giải thích: - Châu Á có địa hình phân hóa đa dạng. Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục(SGK trang 100)
Câu 9. Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Phía đông
B. Phía tây
C. Phía bắc
D. Khu vực trung tâm
Đáp án: D
Giải thích: - Châu Á có địa hình phân hóa đa dạng. Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm (SGK trang 100)
Câu 10. Hồ nào sau đây được gọi là “ biển” ở châu Á?
A. Bai-can, Ban-khat.
B. Ca-xpi, Chết.
C. A-rap, Nhật Bản.
D. Ô-khốt, Ca-ra.
Đáp án: B
Giải thích: - Một số hồ do có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như Ca-xpi và biển Chết (SGK trang 103)
Câu 11. Đặc điểm địa hình và khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á?
A. Phát triển nhiều ngàng kinh tế.
B. Phát triển công nghiệp khai khoáng.
C. Chăn nuôi gia súc trên các cao nguyên.
D. Phát triển du lịch tự nhiên.
Đáp án: A
Giải thích: - Địa hình và khoáng sản đã tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế như: trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản, thủy điện, du lịch (SGK trang 101).
Câu 12. Việc khai thác tự nhiên ở châu Á cần phải chú ý những vấn đề nào?
A. Ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
B. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế tác động của biến đổi địa hình và ô nhiễm môi trường.
C. Sạt lở đất ở miền núi, đất trống đồi trọc, ô nhiễm môi trường.
D. Trồng rừng, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên rừng, khoáng sản.
Đáp án: B
Giải thích: Việc khai thác tự nhiên ở châu Á cần lưu ý đến việc sử dụng đi đối với bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình và ô nhiễm môi trường (SGK trang 101)
Câu 13. Khó khăn lớn nhất của khí hậu châu Á là gì?
A. Biến đổi khí hậu và bão, hạn hán, lũ lụt.
B. Khô nóng và biến đổi khí hậu.
C. Khắc nhiệt và biến đổi khí hậu.
D. Ngập lụt, động đất, sương muối giá rét.
Đáp án: A
Giải thích: - Ảnh hưởng biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu như: bão, hạn hán, lũ lụt (SGK trang 103)
Câu 14. Hồ Bai-can được hình thành do đâu?
A. Do con người.
B. Do đứt gãy kiến tạo.
C. Do hoạt động núi lửa.
D. Do uốn khúc của một con sông.
Đáp án: B
Giải thích: - Hồ Bai-can được hình thành do một đứt gãy kiến tạo (SGK trang 103)
Câu 14. Tài nguyên khoáng sản ở châu Á có đặc điểm gì?
A. Phong phú và đa dạng với một số loài có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt.
B. Chủ yếu là dầu mỏ, chiếm ½ trữ lượng của thế giới.
C. Giàu tài nguyên khoáng sản chủ yếu là than và sắt.
D. Tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm như: vàng, kim cương.
Đáp án: A
Giải thích: - Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với một số loài có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt(SGK trang 101).
Câu 15. Khí hậu gió mùa châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Nằm sâu trong nội địa và rìa phía tây nam.
B. Rìa phía nam, đông và đông nam.
C. Rìa phía tây nam và phía bắc.
D. Rìa phía nam và phía tây nam.
Đáp án: B
Giải thích: - Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa (SGK trang 102)
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu
Trắc nghiệm Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Trắc nghiệm Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Xem thêm các chương trình khác: