Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 3 (có đáp án): Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - Cánh diều

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 3.

1 1798 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài  Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên-Cánh diều

Câu 1. Năm 2019, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng năng lượng được sử dụng ở châu Âu?

A. 25%

B. 29%

C. 34%

D. 40%

Đáp án: B

Giải thích: Năm 2019, năng lượng tái tạo chiếm 29% trong tổng năng lượng được sử dụng ở châu Âu (SGK - Trang 96)

Câu 2. Diện tích rừng ở châu Âu bao phủ bao nhiêu phần trăm diện tích đất toàn châu lục?

A. 37,9%

B. 39,7%

C. 50%

D. 79,7%

Đáp án: A

Giải thích: Trên toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất được bao phủ bởi rừng (SGK- Trang 96)

Câu 3. Châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thải thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám vào năm nào?

A. Cuối năm 2018

B. Cuối năm 2019

C. Cuối năm 2020

D. Cuối năm 2021

Đáp án: B

Giải thích: Cuối năm 2019, châu Âu đã thực hiện dự án quản lí nước thải thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững(SGK- trang 95)

Câu 4. Để bảo vệ môi trường nước các quốc gia châu Âu đã sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

B. Trồng rừng.

C. Sử dụng năng lượng tái tạo.

D. Tiến hành thau chua rửa mặn nguồn nước nhiễm phèn, mặn.

Đáp án: A

Giải thích: - Để cải tạo và bảo vệ nguồn nước các quốc gia châu Âu đã có nhiều giải pháp như: Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải, đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước… (SGK trang 95)

Câu 5. Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lược gì nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng?

A. Chiến lược bảo vệ rừng

B. Chiến lược cải tạo rừng

C. Chiến lược mở rộng rừng

D. Chiến lược rừng

Đáp án: D

Giải thích: Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng (SGK- Trang 97)

Câu 6. Đối với vùng biển châu Âu, để bảo vệ môi trường nước các quốc gia châu Âu đã sử dụng biện pháp gì?

A. Thành lập các khu bảo tồn.

B. Trồng rừng.

C. Sử dụng năng lượng tái tạo.

D. Hạn chế sử dụng phân bón trong nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: - Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch (SGK trang 95)

Câu 7. Sông Rai-nơ ở châu Âu bị ô nhiễm nghiêm trọng do đâu?

A. Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.

B. Rò rỉ chất phóng xạ.

C. Biến đổi khí hậu.

D. Sử dụng phân bón trong nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: - Môi trường nước chịu tác động bở các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày của người dân (SGK trang 95)

Câu 8. Để phát triển bền vững và bảo vệ môi trường nước các quốc gia châu Âu đã tiến hành dự án nào?

A. Hướng tới công nghiệp xanh.

B. Dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám.

C. Đánh thuế túi nhựa để giảm thiểu rác thải ra môi trường nước.

D. Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Đáp án: B

Giải thích: - Cuối năm 2019, châu Âu đã thực hiện dự án quản lí nước thải thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững(SGK- trang 95)

Câu 9. “ Chiến lược rừng” được đưa ra nhằm mục đích gì?

A. Phục hồi các hệ sinh thái rừng.

B. Mở rộng diện tích rừng.

C. Khai thác hợp lí các tầng gỗ trong rừng.

D. Kiểm soát và ngăn chặn cháy rừng.

Đáp án: A

Giải thích: - Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra “chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng (SGK trang 97).

Câu 10. Hiện nay các quốc gia châu Âu đang chú trọng sử dụng biện pháp gì để bảo vệ môi trường không khí?

A. Trồng rừng.

B. Đầu tư công nghệ xanh, phát triển năng lượng.

C. Sử dụng phương tiện công cộng.

D. Cắt giảm lượng khí thải.

Đáp án: B

Giải thích: - Việc đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tại được các quốc gia châu Âu chú trọng nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch(SGK trang 96)

Câu 11. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm nhiều nhất môi trường không khí ở châu Âu?

A. Do rác thải sinh hoạt.

B. Sử dụng phân bón trong nông nghiệp.

C. Cháy rừng.

D. Sự phát triển công nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: - Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới làm cho môi trường không khí ở nhiều quốc gia bị ô nhiễm. 9SGK trang 96).

Câu 12. Phát triển năng lượng tái tạo đã mang lại lợi ích như thế nào cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí?

A. Hạn chế phát thải khí nhà kính, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

B. Tiết kiệm được nguồn tài nguyên khoáng sản.

C. Tăng sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

D. Làm trầm trọng thêm sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đáp án: A

Giải thích: - Việc đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tại được các quốc gia châu Âu chú trọng nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch (SGK trang 96)

Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu là gì?

A. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.

B. Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

D. Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu là do: môi trường nước đang chịu tác động từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người (SGK – trang 95).

Câu 14. Diện tích rừng tự nhiên ở châu Âu đang suy giảm do nguyên nhân nào?

A. Cháy rừng.

B. Khai thác đất làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu gỗ tăng cao.

D. Đất bị thoái hóa, rừng không có khả năng phục hồi.

Đáp án: C

Giải thích: - Nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên (trang 96)

Câu 15. Châu Âu đã có nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, với mục tiêu là

A. mở rộng diện tích rừng.

B. bảo vệ các khu rừng tự nhiên và rừng nguyên sinh.

C. bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

D. mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng.

Đáp án: D

Giải thích: - Châu Âu đã có nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, với mục tiêu mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng (SGK trang 96)

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Khái quát về Liên minh châu Âu

Trắc nghiệm Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

Trắc nghiệm Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Trắc nghiệm Bài 9: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Trắc nghiệm Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

 

1 1798 lượt xem
Mua tài liệu