TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4 (có đáp án 2024): Linh kiện bán dẫn và IC

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4.

1 28,891 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC

Câu 1. Linh kiện bán dẫn được chế tạo từ chất bán dẫn nào?

A. Chất bán dẫn loại P

B. Chất bán dẫn loại N

C. Chất bán dẫn loại P và loại N

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Tất cả các linh kiện bán dẫn đều được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N.

Câu 2. Thế nào là điôt bán dẫn?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Điôt có 1 tiếp giáp P – N, tranzito có 2 tiếp giáp P- N, Tirixto có 3 tiếp giáp P – N.

Câu 3. Thế nào là tranzito?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Điôt có 1 tiếp giáp P – N, tranzito có 2 tiếp giáp P- N, Tirixto có 3 tiếp giáp P – N.

Câu 4. Thế nào là tirixto?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Điôt có 1 tiếp giáp P – N, tranzito có 2 tiếp giáp P- N, Tirixto có 3 tiếp giáp P – N.

Câu 5. Có mấy cách phân loại điôt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 cách phân loại điôt: theo công nghệ chế tạo và theo chức năng.

Câu 6. Điôt nào sau đây được phân loại theo công nghệ chế tạo?

A. Điôt tiếp điểm

B. Điôt ổn áp

C. Điôt chỉnh lưu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Điôt ổn áp và điôt chỉnh lưu được phân loại theo chức năng.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải của điôt tiếp điểm là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ

B. Thường dùng để tách sóng

C. Thường dùng để trộn tần

D. Cho dòng điện lớn đi qua

Đáp án: D

Giải thích: Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua.

Câu 8. Đặc điểm của điôt tiếp mặt là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ

B. Thường dùng để tách sóng

C. Thường dùng để trộn tần

D. Cho dòng điện lớn đi qua

Đáp án: D

Giải thích:

Điôt tiếp mặt có đặc điểm là:

+ Tiếp giáp P – N có diện tích lớn

+ Dùng để chỉnh lưu

+ Cho dòng điện lớn đi qua.

Câu 9. Công dụng của điôt chỉnh lưu là:

A. Biến điện xoay chiều thành điện một chiều

B. Tách sóng

C. Trộn tần

D. Ổn định điện áp một chiều

Đáp án: A

Giải thích:

Điôt tiếp điểm có công dụng tách sóng, trộn tần; điôt ổn áp có công dụng ổn định điện áp một chiều; điôt chỉnh lưu biến điện xoay chiều thành điện một chiều.

Câu 10. Điôt có mấy dây dẫn điện ra?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Điôt có 2 dây dẫn ra là 2 điện cực: anot và catot.

Câu 11. Tranzito có mấy điện cực?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Tranzito có 3 dây dẫn ra là 3 điện cực: E, B, C.

Câu 12. Điện cực của điôt bán dẫn là:

A. A, K

B. A, G

C. K, G

D. A, K, G

Đáp án: A

Giải thích: Điôt có 2 dây dẫn ra là 2 điện cực: anot và catot, kí hiệu là A và K.

Câu 13. Điện cực của tranzito là:

A. B, E, C

B. A, K, G

C. A, B, C

D. B, C, E

Đáp án: A

Giải thích: Tranzito có 3 dây dẫn ra là 3 điện cực: E, B, C.

Câu 14. Đâu là tên của tranzito?

A. PNP

B. NPN

C. PNP và NPN

D. PNN và NNP

Đáp án: C

Giải thích:

Có 2 loại tranzito là: PNP và NPN.

Câu 15. Tirixto là linh kiện bán dẫn có mấy điện cực?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Tirixto là linh kiện bán dẫn có 3 điện cực: A, K, G

Câu 16. Triac có mấy điện cực:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Đáp án: A

Giải thích: Triac là linh kiện bán dẫn có 3 điện cực: A1; A2; và G.

Câu 17. Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P - N?

A.1

B.2

C.3

D.4

Đáp án: B

Câu 18. Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito?

A. Là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng

B. Là linh kiện điện tử dùng để tạo xung

C. Là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu

D. Là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu

Đáp án: C

Giải thích: Linh kiện dùng để chỉnh lưu là điôt.

Câu 19. Người ta dùng linh kiện bán dẫn nào sau đây để chỉnh lưu?

A. Tranzito

B. Điôt tiếp mặt

C. Triac

D. Tirixto

Đáp án: B

Giải thích: điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu.

Câu 20. Trong kĩ thuật Tirixto thường được dùng để:

A. Chỉnh lưu dòng điện

B. Chỉnh lưu có điều khiển

C. Điều khiển

D. Phân cực

Đáp án: B

Giải thích: Tirixto còn được gọi là điôt chỉnh lưu có điều khiển.

Câu 21. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của Điôt bán dẫn?

A.

B.

C.

D.

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A: cấu tạo của điôt

+ Đáp án C: kí hiệu điôt zêne

+ Đáp án D: Kí hiệu tirixto

Câu 22. Trong các kí hiệu Tranzito sau đây kí hiệu nào là loại P - N - P?

A.

B.

C.

D.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tranzito có cực B ở giữa nên loại C và D.

- Tranzito PNPcos: dòng điện từ P sang N tức từ E sang C nên đáp án B đúng.

Câu 23. Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng

B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K)

C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược

D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng

Đáp án: A

Giải thích: Điôt ổn áp cho phép dùng ở vùng điện áp ngược đánh thủng mà không hỏng, được dùng để ổn định điện áp một chiều.

Câu 24. Tranzito là linh kiện bán dẫn có

A. hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

B. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).

C. một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).

D. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

Đáp án: A

Câu 25. Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi

A. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

B. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

C. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

D. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu, nguồn một chiều có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Mạch khuếch đại, mạch tạo xung có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu có đáp án

1 28,891 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: