TOP 40 câu Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 7 (có đáp án 2024): Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu, nguồn một chiều

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu, nguồn một chiều có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 7.

1 16595 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử, chỉnh lưu, nguồn một chiều

Câu 1. Mạch điện tử có:

A. Linh kiện điện tử

B. Nguồn

C. Dây dẫn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với bộ phận nguồn và dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.

Câu 2. Trên thực tế, có mấy cách phân loại mạch điện tử?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Nhiều

Đáp án: D

Câu 3. Trong chương trình công nghệ 12, có mấy cách phân loại mạch điện tử?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Trong chương trình công nghệ 12, có 2 cách phân loại mạch điện tử: theo chức năng và nhiệm vụ, theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu.

Câu 4. Người ta phân loại mạch điện tử theo:

A. Theo chức năng và nhiệm vụ

B. Theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Trong chương trình công nghệ 12, có 2 cách phân loại mạch điện tử: theo chức năng và nhiệm vụ, theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu.

Câu 5. Theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu, người ta chia mạch điện tử ra làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu, người ta chia mạch điện tử ra làm 2 loại: mạch điện tử tương tự và mạch điện tử số.

Câu 6. Theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu, có loại mạch điện tử nào?

A. Mạch điện tử tương tự

B. Mạch điện tử số

C. Mạch điện tử tương tự và mạch điện tử số

D. Mạch khuếch đại

Đáp án: C

Giải thích: Mạch khuếch đại được phân loại theo chức năng và nhiệm vụ.

Câu 7. Mạch điện tử nào sau đây được phân loại theo chức năng và nhiệm vụ?

A. Mạch khuếch đại

B. Mạch tạo xung

C. Mạch điện tử số

D. Mạch khuếch đại và mạch tạo xung

Đáp án: D

Giải thích: Mạch điện tử số được phân loại theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu.

Câu 8. Nguồn điện 1 chiều có thể lấy ở đâu?

A. Pin

B. Acquy

C. Dùng mạch chỉnh lưu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn điện một chiều cung cấp cho các thiết bị điện tử có thể dùng pin, acquy, hoặc chỉnh lưu đổi điện xoay chiều thành điện một chiều.

Câu 9. Người ta sử dụng loại điôt nào dùng trong mạch chỉnh lưu?

A. Điôt tiếp mặt

B. Điôt tiếp điểm

C. Điôt điều khiển

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: mạch chỉnh lưu dùng điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều

Câu 10. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì sử dụng mấy điôt?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 2 hoặc 4

Đáp án: A

Giải thích: Mạch chỉnh lưu dùng 2 hoặc 4 điôt là mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì.

Câu 11. Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì sử dụng mấy điôt?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 2 hoặc 4

Đáp án: D

Câu 12. Trên thực tế, mạch chỉnh lưu nào được dùng phổ biến?

A. Mạch chỉnh lưu dùng 1 điôt

B. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt

C. Mạch chỉnh lưu dùng 4 điôt

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 13. Sơ đồ khối của mạch nguồn một chiều gồm có mấy khối?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Đáp án: C

Giải thích: Mạch nguồn 1 chiều có 5 khối đó là: biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu, mạch lọc nguồn, mạch ổn áp, mạch bảo vệ.

Câu 14. Khối đầu tiên của mạch nguồn một chiều là gì?

A. Biến áp nguồn

B. Mạch chỉnh lưu

C. Mạch lọc nguồn

D. Mạch ổn áp

Đáp án: A

Giải thích: Khối thứ 2 là mạch chỉnh lưu, khối thứ 3 là mạch lọc nguồn, khối thứ 4 là mạch ổn áp.

Câu 15. Khối thứ 2 của mạch nguồn một chiều là gì?

A. Biến áp nguồn

B. Mạch chỉnh lưu

C. Mạch lọc nguồn

D. Mạch ổn áp

Đáp án: B

Giải thích: Khối đầu tiên là biến áp nguồn, khối thứ 3 là mạch lọc nguồn, khối thứ 4 là mạch ổn áp.

Câu 16. Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?

A. Một điôt

B. Hai điôt

C. Ba điôt

D. Bốn điôt

Đáp án: D

Giải thích: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu 4 điôt

Câu 17. Trong mạch chỉnh lưu cầu điện áp U2 ở nửa chu kì dương thì:

A.Đ1, Đ3 phân cực thuận; Đ2, Đ4 Phân cực ngược.

B. Đ1, Đ3 phân cực ngược; Đ2, Đ4 Phân cực thuận.

C.Đ1, Đ2 phân cực thuận; Đ3, Đ4 Phân cực ngược.

D.Đ1, Đ2 phân cực ngược; Đ3, Đ4 Phân cực thuận.

Đáp án: A

Giải thích: Trong mạch chỉnh lưu cầu điện áp U2 ở nửa chu kì dương thì: Đ1, Đ3 phân cực thuận; Đ2, Đ4 Phân cực ngược. Dòng điện từ cực dương nguồn chạy qua Đ1, Rtải, Đ3, sau đó trở về cực âm nguồn.

Câu 18. Máy biến áp trong các mạch nguồn một chiều là máy :

A. Tăng áp.

B. Ổn áp.

C. Hạ áp.

D. Ổn dòng

Đáp án: C

Giải thích: Máy biến áp trong các mạch nguồn một chiều là máy hạ áp

Câu 19. Trong mạch nguồn điện một chiều thiếu khối nào mạch vẫn hoạt động bình thường?

A. Biến áp

B. Ổn áp

C. Bảo vệ

D. Lọc nguồn

Đáp án: C

Giải thích: Trong mạch nguồn điện một chiều nếu thiếu khối bảo vệ thì mạch vẫn hoạt động bình thường.

Câu 20. Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?

A. Khối 4 và khối 5.

B. Khối 2 và khối 4.

C. Khối 1 và khối 2.

D. Khối 2 và khối 5.

Đáp án: A

Giải thích: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt khối 4 và khối 5 mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được.

Câu 21. Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.

C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.

D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.

Đáp án: A

Giải thích: Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

Câu 22. Chức năng của mạch chỉnh lưu là:

A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

C. Ổn định điện áp xoay chiều.

D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều.

Đáp án: A

Câu 23. Trong các nhận xét sau đây về mạch chỉnh lưu nửa chu kì, nhận xét nào không chính xác?

A. Mạch điện tương đương với nguồn một chiều có cực dương luôn nằm về phía anôt của điôt chỉnh lưu.

B. Mạch điện đơn giản, chỉ dùng một điôt.

C. Mạch điện chỉ làm việc trong mỗi nửa chu kì.

D. Dạng sóng ra có tần số gợn sóng là 50Hz, rất khó lọc.

Đáp án: A

Câu 24. Nhược điểm của mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng 2 điôt là:

A. Mỗi điôt phải chịu điện áp ngược cao và biến áp nguồn phải có yêu cầu đặc biệt.

B. Điện áp một chiều lấy ra trên tải có độ gợn sóng nhỏ.

C. Dạng sóng ra có tần số gợn sóng cao (khoảng 100Hz) nên rất khó lọc. D. Vì hai điôt phải luân phiên làm việc nên dạng sóng ra ở hai điôt thường không cùng biên độ.

Đáp án: A

Câu 25. Điểm giống nhau giữa mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng hai điôt và mạch chỉnh lưu cầu là:

A. Dạng sóng ra giống nhau, đều có tần số gợn sóng là 100Hz.

B. Sử dụng máy biến áp nguồn giống nhau.

C. Các điôt đều chịu điện áp ngược gấp đôi.

D. Dạng sóng ra đều có tần số gợn sóng nhỏ nên rất dễ lọc.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Mạch khuếch đại, mạch tạo xung có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha có đáp án

1 16595 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: