TOP 15 câu Trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực có đáp án - Vật lí lớp 10 Cánh diều
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5.
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực - Cánh diều
Câu 1: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C – đúng vì phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Phép phân tích lực tuân theo quy tắc hình bình hành.
Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.
D – sai vì đây là phép tổng hợp lực.
Câu 2: Hai lực đồng quy và hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:
A. .
B. F = F1 – F2.
C. .
D. .
Đáp án: D
Giải thích:
Với hai lực đồng quy và hợp với nhau một góc α. Ta có thể biểu diễn hợp lực theo quy tắc hình bình hành, với độ lớn:
Câu 3: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m treo thẳng đứng. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó:
A. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây có tổng hợp lực bằng 0.
B. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
C. vật chỉ chịu tác dụng của lực căng dây.
D. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Đáp án: A
Giải thích:
Vật đứng yên cân bằng có nghĩa là vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có tổng hợp lực bằng 0. Phân tích lực tác dụng lên vật, ta thấy vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây cân bằng nhau.
Câu 4: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy và thì vectơ gia tốc của chất điểm
A. cùng phương, cùng chiều với lực .
B. cùng phương, cùng chiều với lực .
C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa và .
D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa và .
Đáp án: C
Giải thích:
Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy và sẽ chuyển động theo phương và chiều của hợp lực.
Áp dụng định luật II Newton ta có:
Suy ra vectơ gia tốc của chất điểm cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa và .
Câu 5: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
A. .
B. .
C. F = F1 + F2.
D. .
Đáp án: A
Giải thích:
Áp dụng công thức tính đường chéo của hình bình hành ta có:
- Nếu 2 lực hợp với nhau góc α bất kì thì
- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều (α = 180o) thì
- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều (α = 0o) thì
Vì 0o ≤ α ≤ 180o
Câu 6: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: B
Giải thích:
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện, tổng hợp lực của chúng bằng không, hay:
Câu 7: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N.
Giá trị của F2 là:
A. 10 N.
B. 20 N.
C. 30 N.
D. 40 N.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì
Câu 8: Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. 25N.
B. 15N.
C. 2N.
D. 1N.
Đáp án: B
Giải thích:
Hợp lực của 2 lực đồng quy có độ lớn luôn thỏa mãn
Câu 9: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng, đồng quy có cùng độ lớn 15 N. Biết góc tạo bởi các lực . Hợp lực của ba lực này có độ lớn là:
A. 30 N.
B. 20 N.
C. 15 N.
D. 45 N.
Đáp án: A
Giải thích:
Hợp lực
cùng phương, cùng chiều nên: F = F13 + F2 = 30N
Sử dụng dữ liệu sau để hoàn thành câu hỏi 10, 11
Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 600. Cho g = 9,8 m/s2.
Câu 10: Lực ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là:
A. 9,8 N.
B. 4,9 N.
C. 19,6 N.
D. 8,5 N.
Đáp án: B
Giải thích:
Phân tích các lực tác dụng lên vật và lựa chọn trục tọa độ Oxy và chiều dương như hình vẽ.
Vật chịu tác dụng của: trọng lực ; lực tác dụng của mặt phẳng nghiêng lên vật ; lực căng dây .
Lực ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là Py = N = P.cosα
N = m.g.cos60 = 4,9 N.
Câu 11: Lực căng T của dây treo là
A. 9,8 N.
B. 4,9 N.
C. 19,6 N.
D. 8,5 N.
Đáp án: D
Giải thích:
Phân tích các lực tác dụng lên vật và lựa chọn trục tọa độ Oxy và chiều dương như hình vẽ.
Vật chịu tác dụng của: trọng lực ; lực tác dụng của mặt phẳng nghiêng lên vật ; lực căng dây .
Lực căng của dây là T = Px = P.sinα
T = m.g.sin60 = 8,5 N.
Câu 12: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 4 N và 5 N hợp nhau một góc α. Biết rằng hợp lực của hai lực trên có độ lớn bằng 7,8 N. Giá trị của α là:
A. 60o15'.
B. 119o44'.
C. 7o15'.
D.172o44'.
Đáp án: A
Giải thích:
Với hai lực đồng quy và hợp với nhau một góc α. Ta có thể biểu diễn hợp lực theo quy tắc hình bình hành, với độ lớn:
α ≈ 60o15'.
Câu 13: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 10 N, có . Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:
A. 13 N.
B. 19,15 N.
C. 18,13 N.
D. 20 N.
Đáp án: C
Giải thích:
Độ lớn của hợp lực là:
Câu 14: Chọn phát biểu đúng. Tổng hợp lực:
A. Là phân tích một lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng nhiều lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của lực ấy.
B. Là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.
C. Là tổng hợp nhiều lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.
D. Là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng các lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.
Đáp án: B
Giải thích:
Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của như các lực ấy.
Câu 15: Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?
A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.
C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.
D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tất cả các vectơ lực thành phần.
Đáp án: C
Giải thích:
Tùy vào góc giữa các lực thành phần mà giá trị của hợp lực sẽ khác nhau.
- Nếu 2 lực hợp với nhau góc α bất kì thì
- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều (α = 180o) thì
- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều (α = 0o) thì
Vì 0o ≤ α ≤ 180o
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Lực và gia tốc
Trắc nghiệm Bài 2: Một số lực thường gặp
Trắc nghiệm Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án - Global Success Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo