TOP 15 câu Trắc nghiệm Giới thiệu mục đích học tập môn Vật Lí có đáp án - Vật lí lớp 10 Cánh diều

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật Lí có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 10 Bài mở đầu.

1 2,527 16/08/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật Lí có đáp án - Cánh diều

Câu 1: Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về:

A. Chất.

B. Năng lượng.

C. Mối quan hệ giữa chất và năng lượng.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.

Câu 2: Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là 

A. Mô hình hệ vật lí.

B. Năng lượng và sóng.

C. Lực và trường.

D. Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong nhà trường phổ thông, học tập môn Vật lí sẽ giúp bạn có những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.

Câu 3: Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.

A. Tấm pin năng lượng mặt trời.

B. Hiện tượng quang hợp.

C. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.

D. Ô tô điện.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiện tượng quang hợp là đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời, thuộc lĩnh vực Sinh học.

Câu 4: Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

A. Quan sát, suy luận.

B. Đề xuất vấn đề.

C. Hình thành giả thuyết.

D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí được thực hiện theo tiến trình gồm các bước:

Bước 1: Quan sát, suy luận.

Bước 2: Đề xuất vấn đề.

Bước 3: Hình thành giả thuyết.

Bước 4: Kiểm tra giả thuyết

Bước 5: Rút ra kết luận.

Câu 5: Đâu là sai số ngẫu nhiên khi đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?

A. Thao tác bấm đồng hồ.

B. Vị trí đặt mắt nhìn thước.

C. Điều kiện thời tiết khi đo.

D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên gây ra. Giá trị những sai lệch này khác nhau trong các lần đo. Tất cả các yếu tố như: thao tác bấm đồng hồ, vị trí đặt mắt nhìn thước, điều kiện thời tiết khi đo đều là các sai số ngẫu nhiên.

Câu 6: Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là:

A. Định luật vạn vật hấp dẫn.

B. Hiện tượng phản xạ âm.

C. Âm thanh không truyền được trong chân không.

D. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Đáp án: C

Giải thích:

A – Định luật vạn vật hấp dẫn được Newton xây dựng xuất phát từ quan sát sự rơi của các vật và nhận thấy chúng đều rơi về phía Trái Đất.

B – Hiện tượng phản xạ âm được hình thành bởi quan sát thực nghiệm: khi ta hét to trong hang động hay trong các phòng có diện tích lớn và trống thì ta nghe được tiếng của chính ta vọng lại.

C – Đặt một chuông điện trong một bình thủy tinh kín (hình 8). Cho chuông điện kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí, cũng gần như không nghe được tiếng chuông nữa. Sau đó, nếu cho không khí vào bình, bạn lại nghe được tiếng chuông.

Vậy trong chân không, sóng âm có truyền được không?

Ta biết rằng, sóng âm truyền được trong chất rắn, lỏng, khí vì các phân tử tạo nên các chất ấy đã dao động và truyền sóng âm từ nguồn âm ra xung quanh. Như vậy, nếu không có các phân tử dao động thì sóng âm không truyền được từ nguồn âm ra xung quanh.

 Từ đây có thể suy luận rằng: vì trong chân không có các phần tử dao động nên sóng âm không truyền được trong chân không.


D – Từ quan sát thu được: vật chắn ánh sáng nên tạo ra bóng. Vậy ánh sáng truyền theo đường cong hay đường thẳng? Sau đó, đưa ra giả thuyết: ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Câu 7: Đâu là cách viết kết quả đo đúng:

A. A=A¯+ΔA.

B. A=A¯ΔA.

C. A=A¯±ΔA.

D. A=A¯:ΔA.

Đáp án: C

Giải thích:

Cách viết kết quả đo đúng là: A=A¯±ΔA

Câu 8: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,0220. Số chữ số có nghĩa là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Đáp án: A

Giải thích:

- Các chữ số có nghĩa:

+ Các chữ số khác 0

+ Các chữ số 0 giữa hai chữ số khác 0

+ Chữ số 0 ở bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác 0

Vậy kết quả 1,0220 có 4 chữ số có nghĩa.

Câu 9: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết:

A. d = (1245 ± 2) mm.

B. d = (1,245 ± 0,001) m.

C. d = (1245 ± 3) mm.

D. d = (1,245 ± 0,0005) m.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

- Giá trị trung bình: d = 1,245 m.

- Sai số ngẫu nhiên: Δd¯=0

- Sai số hệ thống bằng nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ: Δd′ = 0,0005 m

 Sai số của phép đo: Δd=Δd¯+Δd'=0+0,0005=0,0005 m

 Kết quả của phép đo: d = (1,245 ± 0,0005) m

Câu 10: Chọn phát biểu sai khi nói về sai số ngẫu nhiên

A. Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.

B. Thực hiện đo lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm sai số ngẫu nhiên.

C. Có thể loại bỏ hoàn toàn sai số ngẫu nhiên khi đo các đại lượng vật lí.

D. Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực hiện đo lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm nhưng không thể loại bỏ được hết sai số ngẫu nhiên.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:

A. Công thức tính sai số tỉ đối là: δA=ΔAA¯x100%.

B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.

C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức tính sai số tỉ đối là: δA=ΔAA¯x100%.

Câu 12: Tích của 10,5 m; 17 m và 20,18 m là:

A. 3602,13 m3.

B. 3,6021.103 m3.

C. 3,602.103 m3.

D. 3,6.103 m3.

Đáp án: D

Giải thích:

Tích của các giá trị đo là: 10,5 x 17 x 20,18 = 3602,13 m3.

Kết quả cuối cùng của các phép tính nhân (chia) có cùng số chữ số có nghĩa với số hạng có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính. Số 17 có ít chữ số có nghĩa nhất nên kết quả của phép tính được viết là 3,6.103 m3.

Câu 13: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?


A. Biển cảnh báo chất độc.

B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.

D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Đáp án: B

Giải thích:

Cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.

Biển báo trên là biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy

Câu 14: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?


A. Biển cảnh báo chất độc.

B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.

C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.

D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Đáp án: D

Giải thích:

Biển báo có dạng nền trắng. Biển báo trên là biển báo đeo mặt nạ phòng độc

Câu 15: Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc:

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án: A

Giải thích:

A – Biển cảnh báo chất độc.

B – Biển cảnh báo chất phóng xạ.

C – Biển cảnh báo nguy hiểm về điện.

D – Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

 

1 2,527 16/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: