TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14.

1 823 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Câu 1. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.

Đáp án: B

Giải thích: Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. (SGK - Trang 137)

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc.

B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng.

C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội.

D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài.

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời đại ngày nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. (SGK - Trang 139)

Câu 3. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

A. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. tác động của xu thế toàn cầu hóa.

C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

D. tác động của cục diện đa cực, nhiều trung tâm.

Đáp án: C

Giải thích: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (SGK - Trang 137)

Câu 4. Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là

A. bình đẳng, tự quyết và tương trợ nhau cùng phát triển.

B. đoàn kết, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.

C. bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

D. đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển.

Đáp án: D

Giải thích: Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển. (SGK - Trang 140)

Câu 5. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là

A. tính toàn diện.

B. tính dân chủ.

C. tính dân tộc.

D. tính cụ thể.

Đáp án: A

Giải thích: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… (SGK - Trang 140)

Câu 6. Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là

A. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.

B. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

D. nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng.

Đáp án: B

Giải thích: Từ yêu cầu liên kết để trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm. (SGK - Trang 136)

Câu 7. Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?

A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

B. Từ thời Bắc thuộc.

C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.

D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Đáp án: A

Giải thích: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. (SGK - Trang 136)

Câu 8. Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là

A. gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới.

B. chia ruộng đất trong cả nước cho mọi tầng lớp nhân dân.

C. xóa bỏ mọi tô thuế cho các dân tộc thiểu số ở miền núi.

D. luôn dùng quân sự buộc các tù trưởng miền núi thần phục.

Đáp án: A

Giải thích: Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, trong đó đáng chú ý là việc phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc ở những vùng biên giới,… Tuy nhiên, khi cần thiết, chính quyền trung ương cũng sử dụng những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn xu hướng li khai, cát cứ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và khối đại đoàn kết dân tộc. (SGK - Trang 136, 137)

Câu 9. Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

A. Sơn Tinh - Thủy Tinh.

B. Mị Châu - Trọng Thủy.

C. Con Rồng cháu Tiên.

D. Thánh Gióng.

Đáp án: C

Giải thích: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (cùng chung một cha mẹ, chung một giống nòi), là minh chứng về khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ thuở bình minh lịch sử. (SGK - Trang 136)

Câu 10. Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?

A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (SGK - Trang 137)

Câu 11. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?

A. Phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

Đáp án: A

Giải thích: Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,… (SGK - Trang 140)

Câu 12. Nội dung bao trùm của chính sách dân tộc mà Nhà nước Việt Nam triển khai trên lĩnh vực văn hóa là

A. tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài.

B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

C. xây dựng nền văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.

D. chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.

Đáp án: B

Giải thích: Về văn hóa, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc,.... (SGK - Trang 141)

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Bình đẳng.

B. Đoàn kết.

C. Quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

D. Tương trợ nhau cùng phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển. (SGK - Trang 141)

Câu 14. Một trong những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là

A. giải quyết tốt quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người.

B. củng cố và mở rộng lãnh thổ trên đất liền và trên biển.

C. giữ gìn và củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng.

D. tôn vinh những giá trị truyền thống của các dân tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên kết quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. (SGK - Trang 141)

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

A. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

C. Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới.

D. Xây dựng chính sách xã hội phù hợp với tập quán của các dân tộc.

Đáp án: C

Giải thích:

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng:

- Về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,...

- Về văn hóa, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc,....

- Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống của các dân tộc,...

- Về an ninh quốc phòng, củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên kết quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. (SGK - Trang 140, 141)

Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay khác:

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

1 823 lượt xem
Mua tài liệu