TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1.

1 1,892 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Câu 1. Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.

B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.

D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.

Đáp án: C

Giải thích:

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó xảy ra.

- Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân. Nhận thức lịch sử trước hết phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử; phụ thuộc vào mức độ phong phú và xác thực của nguồn sử liệu; phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 7, 8)

Câu 2. Sử học là

A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.

D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích: Sử học là khoa học nghiên cứu vẻ quá khứ của loài người. (SGK - Trang 9)

Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

B. các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. toàn bộ quá khứ của loài người.

D. quá trình hình thành Trái Đất.

Đáp án: C

Giải thích: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người, hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại. (SGK - Trang 9)

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.

D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.

Đáp án: D

Giải thích:

- Những chức năng của Sử học:

+ Chức năng khoa học: khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người; rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Góp phần dự báo về tương lai của con người và xã hội là một trong những nhiệm vụ của sử học.

(SGK - Trang 10)

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.

B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.

C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.

D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.

Đáp án: B

Giải thích:

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Nhận thức: cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Giáo dục: góp phần truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau, góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái,…

+ Dự báo: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm,… góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại. (SGK - Trang 10)

Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?

A. Khách quan, chủ quan, trung thực, nhân văn.

B. Chủ quan, nhân văn, khách quan, trung thực.

C. Khách quan, trung thực, nhân văn, tiến bộ.

D. Trung thực, nhân văn, tiến bộ, chủ quan.

Đáp án: C

Giải thích: Các nguyên tắc cơ bản của Sử học bao gồm khách quan, trung thực, nhân văn và tiến bộ. SGK - Trang 10)

Câu 7. Lịch sử được hiểu là

A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.

C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.

D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

Đáp án: A

Giải thích: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. (SGK - Trang 7)

Câu 8. Hiện thực lịch sử được hiểu là

A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.

B. những hiểu biết của con người về quá khứ.

C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.

D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

Đáp án: D

Giải thích: Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. (SGK - Trang 7)

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?

A. Là nhận thức của con người về quá khứ.

B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.

C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.

D. Có thể thay đổi theo thời gian.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Do đó, hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người không thể thay đổi được hiện thực lịch sử mà chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức và tái hiện lại lịch sử theo những cách khác nhau. (SGK - Trang 7)

Câu 10. Nhận thức lịch sử được hiểu là

A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.

B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.

C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.

D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Đáp án: A

Giải thích: Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử. (SGK - Trang 7)

Câu 11. Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Góp phần thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

B. Giúp những thông tin do Sử học cung cấp trở nên đáng tin cậy.

C. Giúp những thông tin được cung cấp có giá trị thực tiễn.

D. Góp phần xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, nhân ái.

Đáp án: A

Giải thích:

- Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa quan trọng: giúp những thông tin do Sử học cung cấp trở nên đáng tin cậy và có giá trị thực tiễn; góp phần xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, nhân ái, đoàn kết và hợp tác. (SGK - Trang 11)

- Đáp án A không phù hợp, vì: hiện thực lịch sử không thể thay đổi.

Câu 12. Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?

A. Phương pháp lô-gích.

B. Phương pháp liên ngành.

C. Phương pháp lịch sử.

D. Phương pháp đồng đại.

Đáp án: C

Giải thích: Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong. (SGK - Trang 12)

Câu 13. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:

“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.

A. Dã sử.

B. Lịch sử.

C. Sử học.

D. Sử liệu.

Đáp án: D

Giải thích: Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người. (SGK - Trang 12)

Câu 14. Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

A. Châu bản triều Nguyễn.

B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.

C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).

D. Trống đồng Đông Sơn.

Đáp án: B

Giải thích:

- Sử liệu gốc là nguồn sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, mang tính khách quan.

- Trong các sử liệu trên, cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam là công trình nghiên cứu của các nhà sử học về lịch sử Việt Nam, nó không ra đời cùng với thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên không phải là sử liệu gốc. Các nguồn sử liệu còn lại đều ra đời cùng thời gian và gắn liền với các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên là nguồn sử liệu gốc.

Câu 15. Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm

A. lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu.

B. sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu.

C. phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu.

D. tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu.

Đáp án: B

Giải thích: Việc tìm hiểu, khám phá lịch sử cần phải tiến hành một cách khoa học, bao gồm các khâu: xác định vấn đề cần tìm hiểu, chuẩn bị sử liệu, giải quyết vấn đề trên cơ sở khai thác sử liệu,… Trong đó, sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu là hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu. (SGK - Trang 13)

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

1 1,892 02/01/2024
Mua tài liệu