TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 15 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á­ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 15.

1 1,489 04/08/2023


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á­ Chân trời sáng tạo

Câu 1. Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng

A. 7 triệu km2.

B. 6 triệu km2.

C. 9 triệu km2.

D. 8 triệu km2.

Chọn A

Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á.

Câu 2. Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Úc.

D. Châu Phi.

Chọn C

Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á; là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi; phần đất liền kéo dài từ khoảng vĩ độ 12oB đến khoảng vĩ độ 42°B, có đường chí tuyến Bắc chạy qua phía nam của khu vực.

Câu 3. Khu vực Tây Nam Á không giáp với vùng biển nào sau đây?

A. Biển Đen.

B. Biển Đông.

C. Biển Đỏ.

D. Biển Ca-xpi.

Chọn B

Khu vực này tiếp giáp với Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-den.

Câu 4. Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối hai đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B. Nam Đại Dương và Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

Chọn A

Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

Câu 5. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có diện tích lớn nhất?

A. Cô-oét.

B. Thổ Nhĩ Kỳ.

C. Ba-ranh.

D. A-rập Xê-út.

Chọn D

Tây Nam Á là khu vực nằm ở phía tây nam của châu Á, có diện tích đất rộng khoảng 7 triệu km2, với các quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô diện tích khác nhau. Quốc gia có diện tích đất lớn như A-rập Xê-út khoảng 2,15 triệu km2, Ba-ranh (Bahrain) có diện tích đất nhỏ chưa đến 700 km2.

Câu 6. Tình trạng đói nghèo xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Thiếu hụt nguồn lao động.

B. Chiến tranh, xung đột tôn giáo.

C. Sự khắc nghiệt của tự nhiên.

D. Thiên tai xảy tai thường xuyên.

Chọn B

Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình an ninh chính trị bất ổn đã làm cho kinh tế nhiều quốc gia ở khu vực này chậm phát triển, tình trạng đói nghèo xảy ra nhiều nơi,…

Câu 7. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số đông và tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu nghèo sâu sắc.

Chọn B

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất,… Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Câu 8. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á do

A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.

B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

C. xung đột dai dẳng các tộc người, tôn giáo.

D. sự tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt.

Chọn A

Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là do khu vực này tập trung nhiều tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên. Đồng thời, khu vực này còn có vị trí địa chính trị quan trọng, ngã ba giữa ba châu lục (Á, Âu, Phi).

Câu 9. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

A. Ả-rập Xê-út.

B. Cô-oét.

C. I-ran.

D. I-rắc.

Chọn A

Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới là Ả-rập-xê-út, Iran, Irắc, Cô-oét, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất,… trong đó Ả-rập-xê-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á.

Câu 10. Cho các nhận định sau:

1. Thời cổ đại Tây Nam Á có nhiều quốc gia có nền văn minh cổ đại.

2. Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo.

3. Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi.

4. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Chọn B

Đồng bằng Lưỡng Hà là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Phần lớn người dân Tây Nam Á theo Hồi giáo - là quốc giáo của nhiều nước trong khu vực. Với lịch sử lâu đời, nhiều nước trong khu vực còn lưu giữ nhiều công trình có giá trị -> Có hai nhận định đúng -> Nhận định: Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi và những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình là sai.

Câu 11. Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP

A. tăng liên tục.

B. giảm liên tục.

C. khá ổn định.

D. luôn luôn âm.

Chọn A

Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Năm 2020, GDP toàn khu vực là 3 184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.

Câu 12. Năm 2020, GDP của khu vực Tây Nam Á chiếm khoảng

A. 3,8% GDP toàn thế giới.

B. 3,7% GDP toàn thế giới.

C. 3,6% GDP toàn thế giới.

D. 3,9% GDP toàn thế giới.

Chọn B

Khu vực Tây Nam Á chiếm 3,7% GDP toàn thế giới (năm 2020). Từ năm 2010 đến nay, nhờ sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các nước, quy mô GDP trong khu vực tiếp tục có sự gia tăng.

Câu 13. Năm 2020, quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có GDP/người cao nhất?

A. A-rập Xê-út.

B. Thổ Nhĩ Kỳ.

C. I-xra-en.

D. Ác-mê-ni-a.

Chọn C

Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn. Nhiều nước có GDP đầu người cao hàng đầu thế giới (năm 2020) như: I-xra-en (44169 USD/người), Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (36285 USD/người).

Câu 14. Ở khu vực Tây Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự biến động theo từng giai đoạn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Giá dầu biến động, xung đột vũ trang và dịch bệnh.

B. Thiên tai tự nhiên, động đất và cháy rừng nhiều nơi.

C. Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế và thiên tai.

D. Đại dịch Covid-19, động đất nhiều nơi, chiến tranh.

Chọn A

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

Câu 15. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do tác động của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Chính sách phát triển, khoa học kĩ thuật, dân cư.

B. Tài nguyên, địa chính trị, các nguồn vốn đầu tư.

C. Nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và vị trí.

D. Khoáng sản, chính sách và khoa học công nghệ.

Chọn D

Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia, chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau, sự tác động của các cường quốc trên thế giới,...

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 17: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ­

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 18: Kinh tế Hoa Kỳ­

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20: Kinh tế Liên Bang Nga­

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 22: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản­

1 1,489 04/08/2023