TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 30 (Chân trời sáng tạo 2023) có đáp án: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi­ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 30.

1 515 04/08/2023


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 30: Kinh tế Cộng hoà Nam Phi­ Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?

A. Quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.

C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn giản.

D. Tỉ trọng trong GDP tăng, nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Chọn A

Một số đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi là

- Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

- Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất và cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi?

A. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

B. Có đóng góp trên 30% GDP và lao động hoạt động.

C. Cơ cấu công nghiệp của CH Nam Phi khá đơn điệu.

D. Tỉ trọng trong GDP giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu.

Chọn D

Một số đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp của Cộng hòa Nam Phi là

- Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

- Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất và cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Câu 3. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Cộng hòa Nam Phi là

A. khai khoáng.

B. sản xuất ô tô.

C. thực phẩm.

D. hàng tiêu dùng.

Chọn A

Công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế. Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm. Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.

Câu 4. Hoạt động khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra chủ yếu ở

A. ven biển.

B. phía bắc.

C. phía nam.

D. nội địa.

Chọn D

Hoạt động khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi tập trung ở khu vực nội địa. Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với công nghiệp khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi?

A. Đóng góp lớn nhất vào GDP của đất nước.

B. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

C. Khai thác nhiều quặng kim loại và than đá.

D. Đứng đầu thế giới về khai thác kim cương.

Chọn A

Công nghiệp khai thác khoáng sản là ngành nổi bật của Cộng hòa Nam Phi, đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cộng hòa Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP, là quốc gia có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao,... Các loại khoáng sản được khai thác nhiều là quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá. Cộng hòa Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um,...

Câu 6. Đến năm 2020, guốc gia nào sau đây ở châu Phi thuộc thành viên của G20?

A. Ni-giê-ri-a.

B. CH Công-gô.

C. Ai Cập.

D. CH Nam Phi.

Chọn D

Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

Câu 7. Lệnh cấm vận đối với Cộng hòa Nam Phi được bãi bỏ vào thời gian nào sau đây?

A. 1995.

B. 1997.

C. 1994.

D. 1996.

Chọn D

Từ khi được bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hòa Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.

Câu 8. Cơ cấu ngành kinh tế của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch nào sau đây?

A. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng và nông nghiệp giảm.

B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp giảm.

C. Dịch vụ giảm, công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp tăng.

D. Dịch vụ, công nghiệp - xây dựng giảm và nông nghiệp tăng.

Chọn B

Cơ cấu ngành kinh tế ở Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ (xu hướng tăng) và công nghiệp, xây dựng (xu hướng giảm) chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỉ trọng thấp (xu hướng giảm).

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi?

A. Là một trong hai nền kinh tế lớn nhất châu Phi.

B. Quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.

D. Tiến hành công nghiệp sớm, có nhiều thành tựu.

Chọn A

Một số đặc điểm cơ bản tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi

- Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

- Cộng hòa Nam Phi thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).

- Cộng hòa Nam Phi tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

Câu 10. Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để ngành công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi phát triển là

A. khoáng sản phong phú và đa dạng.

B. dân số đông, lao động chất lượng.

C. thu hút vốn đầu tư lớn ngoài nước.

D. có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.

Chọn A

Cộng hòa Nam Phi có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Đây là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi. Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

Câu 11. Nền kinh tế của Cộng hòa Nam Phi đứng thứ mấy ở châu Phi?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Chọn B

Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

Câu 12. Nền kinh tế của Cộng hòa Nam Phi đứng sau những quốc gia nào sau đây?

A. Ni-giê-ri-a và Ai Cập.

B. Ai Cập và Xu-đăng.

C. Na-mi-bi-a và Ni-giê.

D. Ê-ti-ô-pi và Công-gô.

Chọn A

Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi (cùng với Ni-giê-ri-a và Ai Cập), là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

Câu 13. Cộng hòa Nam Phi thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì, Anh, Pháp.

B. Trung Quốc, Đức.

C. Hàn Quốc, Nhật Bản.

D. Anh, Bra-xin, Nga.

Chọn A

Cộng hòa Nam Phi thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).

Câu 14. Trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Nam Phi không phải là

A. Kếp-tao.

B. Po Ê-li-da-bét.

C. Đuốc-ban.

D. Prê-tô-ri-a.

Chọn D

Các trung tâm công nghiệp chính là Kếp-tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.

Câu 15. Ngành công nghiệp quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi là

A. khai thác khoáng sản.

B. điện tử - tin học.

C. công nghiệp thực phẩm.

D. sản xuất ô-tô.

Chọn A

Ngành công nghiệp khai thác giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. Cộng hòa Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về ngành khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um,.. Ngành công nghiệp khai khoáng đóng góp khoảng 18% GDP, 50% nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia này (năm 2021).

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực kinh tế.

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

1 515 04/08/2023