TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 2.

1 1,807 02/01/2024


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế - Kết nối tri thức

Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của các công ty đa quốc gia?

A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.

B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.

D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.

Chọn A

Đặc điểm của các công ty đa quốc gia là: Phạm vi hoạt động nhiều quốc gia khác nhau; nắm trong tay khối lượng tài sản lớn và chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.

Câu 2. Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có khoảng 80 nghìn công ty xuyên quốc gia.

B. Chỉ hoạt động ở ngành du lịch, thương mại.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng thêm.

D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế và khu vực.

Chọn A

Tính đến năm 2020, có khoảng 80.000 công ty quốc gia với chi nhánh trên toàn cầu. Các công ty đa quốc gia có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động.

Câu 3. Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là

A. tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển.

B. nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia.

C. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên thế giới.

D. hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Chọn D

Tự do hóa thương mại mở rộng là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia, hàng rào thuế quan được bãi bỏ hoặc cắt giảm sẽ tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước hàng hóa được lưu thông rộng rãi.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh.

B. Đẩy nhanh các quá trình đầu tư.

C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Chọn C

Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Câu 5. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước ta đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Chọn B

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 6. Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước.

B. Nhu cầu giao lưu quốc tế, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng nhanh.

C. Dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ.

D. Sự ra đời và vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia.

Chọn C

Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Cơ sở để các nước tiến hành hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc dỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ,… đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, khu vực, quốc gia.

Câu 7. Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa là

A. bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.

B. hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

C. luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.

D. chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.

Chọn B

Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.

Câu 8. Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.

B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.

C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.

D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Chọn C

Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Cơ sở để các nước tiếp cận và chủ động, tích cực hội nhập vào thế giới hiện đại, vì khoa học công nghệ là lực lượng thống trị trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quan hệ giữa các quốc gia, các nước rất chú ý tới khoa học công nghệ và nhìn vào chính sách, thực lực khoa học công nghệ của mỗi nước để đánh giá quốc gia này sẽ đi về đâu, phát triển thế nào.

Câu 9. Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau.

B. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới.

C. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế.

D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương.

Chọn D

Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế. Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Câu 10. Để có được sức cạnh tranh mạnh về kinh tế, các nước đang phát triển đã tiến hành điều nào sau đây?

A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ.

C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu.

D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật.

Chọn A

Muốn có sức cạnh tranh kinh tế, các quốc gia phải xây dựng được tiềm lực kinh tế trong nước lớn mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học công nghệ có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp hiện đại) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất lao động lớn. Các nước đang phát triển cần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: điện tử- tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học.

Câu 11. Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

Chọn B

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia và giữa các khu vực với nhau.

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?

A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.

B. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới.

C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.

D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế.

Chọn C

Hiện nay, trên toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh, chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 70% đầu tư trực tiếp và trên 70% việc chuyển giao công nghệ - khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.

Câu 13. Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?

A. Tài chính.

B. Ngân hàng.

C. Bảo hiểm.

D. Vận tải biển.

Chọn D

Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…

Câu 14. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu.

B. Tăng nhanh thương mại quốc tế.

C. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế.

D. Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia.

Chọn A

Toàn cầu hóa kinh tế có các biểu hiện là tăng nhanh thương mại quốc tế, thúc đẩy thương mại tự do; phát triển các hệ thống tài chính quốc tế; tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia; gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu.

Câu 15. Tiêu cực của quá trình khu vực hóa kinh tế đối với các quốc gia là

A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.

B. tự do hóa thương mại toàn cầu.

C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.

D. giảm tính tự chủ, nguy cơ tụt hậu.

Chọn D

Quá trình khu vực hóa kinh tế làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo; việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hóa là một thách thức đối với nhiều quốc gia. Trong điều kiện phát triển không bền vững, một nền kinh tế có thể trở nên bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ, nguy cơ tụt hậu.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

1 1,807 02/01/2024