TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Bài 20: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20.

1 833 lượt xem


Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 20: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga - Kết nối tri thức

Câu 1. Liên bang Nga là quốc gia đầu tiên

A. đưa người lên sao Hỏa.

B. đưa người đến Nam Cực.

C. đưa người lên vũ trụ.

D. thử vũ khí hạt nhân.

Chọn C

Liên bang Nga là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ. Khi Liên Xô là cường quốc trong thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX, đã chiếm tới 1/3 số bằng phát minh sáng chế của thế giới, Liên bang Nga là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản với nhiều trường đại học danh tiếng.

Câu 2. Vấn đề về dân số mà Liên bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay là

A. dân số tăng khá nhanh.

B. thiếu nguồn lao động.

C. nhiều dân tộc khác nhau.

D. tuổi thọ trung bình thấp.

Chọn B

Dân số Liên bang Nga có xu hướng giảm dần, gia tăng tự nhiên ở chỉ số âm kết hợp với số người di cư ra nước ngoài đông làm cho dân số suy giảm, tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm gây nên vấn đề thiếu hụt nguồn lao động cho phát triển kinh tế. Đây là vấn đề dân số đang được Nhà nước hết sức quan tâm hiện nay.

Câu 3. Yếu tố tạo thuận lợi để Liên bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới là

A. dân thành thị đông.

B. lao động dồi dào.

C. nền kinh tế sôi động.

D. trình độ dân trí cao.

Chọn D

Dân cư Liên bang Nga có trình độ dân trí cao -> Thuận lợi cho tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.

Câu 4. Vấn đề dân số mà Nhà nước Liên bang Nga quan tâm là

A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

B. có cơ cấu dân số già hóa.

C. di cư, cháy máu chất xám.

D. lực lượng lao động đông.

Chọn C

Liên bang Nga là nước đông dân, đứng thứ tám trên thế giới (năm 2005). Tuy nhiên, do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi. Đây cũng là vấn đề mà Nhà nước hết sức quan tâm.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên bang Nga?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Có dân số đông.

C. Tỉ lệ dân thành thị cao.

D. Có nhiều dân tộc.

Chọn A

Đặc điểm dân cư - dân tộc Liên bang Nga:

- Tốc độ gia tăng tự nhiên có chỉ số âm nên dân số có xu hướng giảm.

- Liên bang Nga là nước đông dân, thứ 8 thế giới.

- Hơn 70% dân số sống ở thành thị nên tỉ lệ dân thành thị cao.

- Nhiều dân tộc: trên 100 dân tộc.

Câu 6. Loại khoáng sản nào sau đây của Liên bang Nga đứng đầu thế giới về trữ lượng?

A. Than đá.

B. Quặng sắt.

C. Dầu mỏ.

D. Khí tự nhiên.

Chọn D

Liên bang Nga đứng đầu thế giới và trữ lượng khí tự nhiên, đứng thứ hai về trữ lượng than đá (sau Hoa Kỳ), đứng thứ sáu về trữ lượng dầu mỏ (sau Vê-nê-xu-ê-la, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, Iran, I-rắc); đứng thứ ba về quặng sắt (sau Ô-xtrây-li-a, Bra-xin).

Câu 7. Liên bang Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

Chọn B

Liên bang Nga tiếp giáp với rất nhiều quốc gia (14 quốc gia) ở phía tây và phía nam; tiếp giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc, Thái Bình Dương ở phía đông, với nhiều biển như: Ca-ra, Ba-ren, Ô-khốt,...

Câu 8. Dãy núi nào sau đây làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga?

A. Cáp-ca.

B. U-ran.

C. Hi-ma-lay-a.

D. A-pa-lat.

Chọn B

Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Câu 9. Tài nguyên khoáng sản của Liên bang Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.

B. Năng lượng, luyện kim, cơ khí.

C. Năng lượng, luyện kim, xây dựng.

D. Năng lượng, luyện kim, dệt may.

Chọn A

Liên bang Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Một số khoáng sản của Liên bang Nga có trữ lượng lớn đứng đầu thế giới là quặng kali, quặng sắt, khí tự nhiên,… thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim và hóa chất.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?

A. Tiếp giáp với Bắc Băng Dương.

B. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

C. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.

D. Đất nước trải dài trên 9 múi giờ.

Chọn B

Liên bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Lãnh thổ Liên bang Nga bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. Liên bang Nga tiếp giáp với 14 quốc gia và trải dài 9 múi giờ (trước năm 2009 Liên bang Nga có 11 múi giờ nhưng sau năm 2009 tổng thống Nga đã kiến nghị bỏ bớt 2 múi giờ. Vì vậy múi giờ Nga hiện nay chỉ còn lại 9).

Câu 11. Thế mạnh nổi bật ở phần lãnh thổ phía tây Liên bang Nga là

A. chăn nuôi gia súc lớn.

B. sản xuất lương thực.

C. trồng cây công nghiệp.

D. phát triển thủy điện.

Chọn B

Lãnh thổ phía Tây Liên bang Nga đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Xibia -> Thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực, đây là thế mạnh nổi bật của vùng Tây Liên bang Nga.

Câu 12. Hệ thống sông nào sau đây có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên bang Nga?

A. Sông Lê-na.

B. Sông Vôn-ga.

C. Sông Ô-bi.

D. Sông I-ê-nit-xây.

Chọn D

Khai thác thông tin phần điều kiện tự nhiên. Các con sông có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên bang Nga giảm dần là sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi, sông Lê-na,…

Câu 13. Liên bang Nga có đường biên giới trên đất liền dài khoảng

A. 40 000 km.

B. 30 000 km.

C. 20 000 km.

D. 50 000 km.

Chọn C

Lãnh thổ Liên bang Nga bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. Quốc gia có đường biên giới trên đất liền khoảng 20000 km và đường bờ biển gần 38000 km.

Câu 14. Dân cư Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Đồng bằng Đông Âu.

B. Đồng bằng Tây Xi - bia.

C. Ven Thái Bình Dương.

D. Vùng Xibia và các đảo.

Chọn A

Dân cư tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Đông Âu do đây là khu vực có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư trú - sinh hoạt, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga,... Còn phần lãnh thổ phía Bắc, Tây của Liên bang Nga có khí hậu cực lạnh giá, khắc nghiệt, địa hình núi cao,… nên khó khăn cho đời sống, phát triển kinh tế -> Dân cư phân bố ở khu vực này thưa thớt.

Câu 15. Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là hồ nào dưới đây?

A. Hồ Victoria.

B. Hồ Superior.

C. Hồ Baikal.

D. Biển Caspi.

Chọn C

- Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất tại châu Phi và lớn thứ hai thế giới.

- Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km²), nhưng hồ Baikal ở Siberia, Liên bang Nga lớn hơn tính theo thể tích, cũng là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

- Biển Caspi thực chất là một hồ nước do nằm hoàn toàn trên đất liền, không liên kết với biển và đại dương khác. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

1 833 lượt xem