TOP 10 mẫu Tóm tắt Nỗi niềm tương tự (2024) hay, ngắn gọn - Cánh diều

Với Tóm tắt Nỗi niềm tương tư Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nỗi niềm tương tự từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

1 1,633 14/12/2023


Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - Cánh diều

Bài giảng Ngữ văn 11 Nỗi niềm tương tư - Cánh diều

TOP 10 mẫu Tóm tắt Nỗi niềm tương tự (2023) hay, ngắn gọn - Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - mẫu 1

“Bích Câu kì ngộ” là tập thơ Nôm viết về sự tích chuyện tình của chàng thư sinh Tú Uyên gặp tiên nữ Giáng Kiều ở Bích Câu rồi ùng nên duyên vợ chồng. Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” chính là khởi đầu cho câu chuyện tình viên mãn đó. Mở đầu đoạn trích là gia cảnh của chàng Tú Uyên cha mẹ mất sớm, một mình sống ở Bích Câu ngày đêm đèn sách làm bạn. Một lần thấy thời tiết Xuân quá đẹp, chàng đi hội chùa Ngọc Hồ thì bỗng dưng trông thấy nàng thiếu nữ xinh đẹp, cứ thế chàng bị cuốn theo bởi dung mạo tuyệt trần đó. Theo được một đoạn thì người thiếu nữ biến mất, chàng ôm tương tư “lần trăng ngơ ngẩn” trở về nhà. Chàng nhớ về nàng cả ngày lẫn đêm, nhớ đến “giấc hòe chưa nên”. Chàng còn mượn cả “khúc đàn tranh”, “chén rượu đào”, mượn cả ánh trăng để tỏ lòng mong nhớ, nỗi nhớ đó da diết như “tiếng đoạn trường”, không biết bao giờ mới được gặp lại cố nhân. Nỗi nhớ về nàng tiếp tục được khắc họa ngày càng ngổn ngang dù đã được tỏ lòng. Dù có thổ lộ nhưng nàng chẳng được nghe thấy thì cũng bằng không. Dù ngày Xuân có vui tươi nhộn nhịp đến đâu nhưng để lỡ nàng là để lỡ cả một đời: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”. Lời thơ nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình đã thể hiện trọn vẹn nỗi niềm mong nhớ của tình yêu đôi lứa.

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - mẫu 2

“Nỗi niềm tương tư” trích trong tập thơ “Bích câu kì ngộ” là nỗi niềm mộng mị mong nhớ về cố nhân của chàng Tú Uyên với nàng tiên nữ giáng trần. Mở đầu đoạn trích là tâm trạng tương tư của chàng với nàng sau khi gặp được nàng ở hội chùa Ngọc Hồi. Để lạc mất dấu nàng, chàng Tú Uyên buồn bã, “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”. Tú Uyên nghĩ về người con gái đó mất ăn mất ngủ “giấc hòe chưa nên”. Để rồi nỗi nhớ đó bộc lộ ra ngoài qua cử chỉ, hành động. Chàng “gảy khúc đàn tranh” ngao ngán, tự nâng “chén rượu đào” tâm giao mong một ngày có thể cùng nàng uống chén còn lại. Chàng “ngồi suốt năm canh” để nghe “tiếng đoạn trường”, ngồi “ngắm bóng trăng tàn” hy vọng một ngày có thể gặp lại người trong mộng. Dù đã được bộc lộ nhưng không có nàng ở đây thì lòng chàng vẫn “ngổn ngang” không nguôi. Nỗi nhớ về nàng da diết, buồn tủi đã khiến bầu trời xuân tươi mới nay cũng trở nên “sầu”. Đoạn trích sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật gợi hình, gợi cảm thể hiện tấm chân tình của những con người hết lòng hết dạ vì tình yêu, phải chăng đó là tấm chân tình mà bao người hằng mong ước.

Ý nghĩa nhan đề Nỗi niềm tương tư

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - mẫu 3

“Bích Câu kì ngộ” là một tác phẩm thơ Nôm, kể về tình yêu của Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều ở Bích Câu. Trong đó, đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” là khởi đầu cho câu chuyện tình lãng mạn đó. Tú Uyên, một chàng trai sống cô độc ở Bích Câu, đã bị cuốn hút bởi nhan sắc tuyệt trần của Giáng Kiều khi gặp được nàng tại chùa Ngọc Hồ. Sau đó, anh ta đã tỏ ra đắm đuối trong tình yêu, suy nghĩ về nàng cả ngày lẫn đêm và không thể quên được vẻ đẹp của nàng. Dù đã thổ lộ nhưng Tú Uyên không được nghe nàng đáp lại, khiến cho nỗi niềm mong nhớ của anh ta càng thêm ngổn ngang. Lời thơ tràn đầy cảm xúc và nhẹ nhàng đã thể hiện rõ nỗi niềm tương tư của Tú Uyên, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu đôi lứa trong trái tim anh ta.

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - mẫu 4

“Nỗi niềm tương tư” trong tập thơ “Bích câu kì ngộ” là một trang thơ trữ tình đầy cảm xúc, mô tả nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên với tiên nữ Giáng Kiều. Sau khi gặp nàng tại hội chùa Ngọc Hồi, Tú Uyên không thể quên được vẻ đẹp tuyệt trần của nàng và những lời nói ngọt ngào của nàng. Từ đó, nỗi niềm tương tư của chàng dần trỗi dậy, chàng thường nhớ về nàng đến nỗi mất ngủ, ngồi đàn, uống rượu và ngắm trăng cùng mong chờ một ngày gặp lại nàng. Tuy nhiên, chàng Tú Uyên cũng cảm thấy đau khổ vì không thể được gặp nàng, những cảm xúc đó càng khiến chàng thêm tương tư và buồn bã. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, dễ hiểu, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận, hiểu được tâm trạng và suy nghĩ của chàng Tú Uyên.

Phân tích đoạn trích Nỗi niềm tương tư (Bích câu kì ngộ)

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - mẫu 5

Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tỉnh yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tủ Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần trong mộng. Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tủ Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giảng Kiểu, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hoá phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên - Giảng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tủ Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tỉnh nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một người con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tủ Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kinh theo cha mẹ về tiên giới.

Soạn bài Nỗi niềm tương tư | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Sóng

Tóm tắt Lời tiễn dặn

Tóm tắt Tôi yêu em

Tóm tắt Trao duyên

Tóm tắt Đọc Tiểu Thanh kí

1 1,633 14/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: