TOP 10 đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Văn 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 11,335 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 1

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

2

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”

Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao tác giả lại nói:...“thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?

Câu 5 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5 điểm

Câu 2

Chủ đề của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người.

0,5 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ: điệp từ “khó khăn”, “cơ hội”.

- Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu giá trị tạo hình. Qua đó nhấn mạnh cách nhìn của một người đối với khó khăn và cơ hội.

1,0 điểm

Câu 4

- “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.

+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.

+ Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Thành công rực rỡ là thử thách lớn vì:

+ Đạt được thành công, con người thường có tâm lí dễ thỏa mãn, tự đắc, kiêu ngạo.

+ Đạt được thành công, con người thường ảo tưởng về khả năng của mình.

+ Khi ấy, thành công sẽ trở thành vật cản và triệt tiêu động lực phấn đấu của bản thân trên hành trình tiếp theo. (dẫn chứng )

- Thành công sẽ trở thành động lực cho mỗi người khi:

+ Con người có bản lĩnh, có tầm nhìn xa và tỉnh táo trước kết quả đã đạt được để nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công, nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống.

+ Đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó.

+ Mở rộng tầm nhìn để nhận ra thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất….

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0, 5 điểm

0, 5 điểm



3,0 điểm













































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghiện game của học sinh hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,...).

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

- Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,... được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.

- Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.

- Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.

2. Nêu thực trạng

- Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game

- Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh

- Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game...

3. Nguyên nhân

- Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ

- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo

- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ

- Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ...

4. Hậu quả

- Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút

- Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của

- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội...

5. Rút ra bài học và lời khuyên:

- Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.

- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.

- Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,...)

- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 2

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cấu trúc và đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Nhận biết được số từ.

Thông hiểu:

- Biết cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

Vận dụng:

- Vận dụng thông tin trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.

Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.

Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.
Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”

(Theo http://vietq.vn)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, căn cứ vào đâu tác giả cho rằng: “tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người”?

Câu 4 (1,0 điểm). Trước thực trạng trên tác giả có thái độ như thế nào? Vì sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng được đề cập đến trong văn bản trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống “ảo” của giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: văn bản thông tin.

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh.

1,0 điểm

Câu 2

Nội dung chính của văn bản: Văn bản đề cập đến hiện tượng người dân chen lấn xô đẩy, tranh cướp, mua thần bán thánh trong lễ hội đầu năm.

1,0 điểm

Câu 3

HS chỉ ra được 2 dẫn chứng :

- Cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội

- Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng.

1,0 điểm

Câu 4

- Thái độ của tác giả lo ngại, lo lắng.

- Vì cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó. Tình trạng này đang và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

1,0 điểm

Câu 5

HS nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng được đề cập đến trong văn bản trên.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Từ phía các cơ quan chức năng : Tăng cường công tác quản lí, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân tham gia lễ hội, xử phạt nghiêm minh những người vi phạm…

+ Từ phía người dân : Mỗi người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh.

+ Bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội : Tham gia với tấm lòng thành kính, chân thành, không chen lấn xô đẩy , tranh cướp….

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm







































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hiện tượng sống “ảo” của giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vào dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống ảo: là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân mình, nói những “điều hay lẽ phải”, những điều không đúng về bản thân mình nhằm mục đích thu hút, tạo sự chú ý với người khác để được họ tán dương, ca ngợi.

→ Đây là một “căn bệnh” xấu mà con người không nên mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác.

- Khách quan: do sự tác động, những lời khiêu khích từ những người xung quanh,…

c. Hậu quả

- Khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng…

- Bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo.

- Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội.

d. Giải pháp

- Mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình.

- Cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo.

- Cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 3

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

4

0

2

2

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

10

25

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cấu trúc và đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Nhận biết được số từ.

Thông hiểu:

- Biết cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

Vận dụng:

- Vận dụng thông tin trong văn bản vào cuộc sống.

4TN

2TN

2TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự

- Xác định được bố cục bài văn, sự việc và nhân vật được kể lại.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng hiểu biết về nhân vật lịch sử đó.

- Kể lại tuần tự sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử ấy.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về lịch sử, xã hội để được ý nghĩa của sự việc và suy nghĩ của người viết về sự việc được kể.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật sự việc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

4TN

2TN

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Lễ hội Ok Om Bok

Hàng năm, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 5 đến ngày 11/11) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc.

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400.000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15/10 âm lịch, khi mặt trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Người ta cắm hai cây trúc và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng có giăng […] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thu lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.

Trong Lễ hội Ok Om Bok, Hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc, được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thủy một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22 đến 26 m, mỗi ghe có từ 50 - 60 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo. Từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thủy. Ngày nay, nghi lễ hạ thủy không chỉ được thực hiện một lần vào dịp Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tùy theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thủy ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hóa và phát triển xã hội.

Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua nghe ngo được tổ chức trong 7 ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn [... ] Điểm nhấn của Lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ, 1.200m đối với nam diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11.

Những năm gần đây, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.

(Theo Thạch Nhi)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Câu 2. Trong văn bản, người Khmer quan niệm vị thần nào điều tiết mùa màng trong năm?

A. Mặt Trăng

B. Mặt Trời

C. Thần Nước

D. Thần Rắn

Câu 3.Theo văn bản, chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer bảo quản tại đâu?

A. Nhà riêng

B. Nhà bảo tàng

C. Nhà truyền thống

D. Nhà chùa

Câu 4. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa…………….., sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông

A. Thần Sông

B. Thần Nước

C. Thần Biển

D. Thần Rắn

Câu 5. Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?

A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay

C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo

Câu 6. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.

B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.

C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Văn bản thể hiện rõ nét văn hóa của người dân ở Sóc Trăng.

Câu 7. Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?

A

B

Chiếc ghe ngo

a/ chiều dài khoảng 30 mét

b/ nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước

c/ thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ

d/lễ hạ thủy ghe ngo mang yếu tố tâm linh

e/có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ

g/ đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa

h/tượng trưng cho thần Rắn Na –ga khi qua sông

i/ giữa lườn ghe đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe

Câu 8. Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

Câu 9. Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng in đậm trong văn bản trên.

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về Lễ hội Ok Om Bok.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

C

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

D

0,5 điểm

Câu 4

B

0,5 điểm

Câu 5

C

0,5 điểm

Câu 6

A

0,5 điểm

Câu 7

a-b-c-d-e-g-i

0,5 điểm

Câu 8

- Đề tài: viết về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ

- Dựa vào nhan đề của bài để nhận biết được.

0,5 điểm

Câu 9

Tác dụng: khái quát về nội dung của văn bản; giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm trước khi bước vào tìm hiểu kĩ tác phẩm.

1,0 điểm

Câu 10

Ý chính:

- Là lễ hội lớn trong năm của người Khmer

- Được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.

- Lễ hội này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm






0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu quý.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Kể diễn biến của sự việc, lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 4

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CHÚ RÙA HỌC BAY

Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. Cố lên nào 1, 2, 3! Cố lên!

Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi:

- Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế?

Rùa thở dài đáp:

- Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ.

Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa:

- Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà.

Rùa nhăn mặt trả lời:

- Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ.

Chim Sẻ cười:

- Nhưng mà anh đâu có cánh!

Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển. Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ!

Chim Sẻ lại nói:

- Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây!

Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ: Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được.

Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng:

- Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm.

Rùa liền hét to:

- Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với!

Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa:

- Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được!

Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin:

- Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi.

Đại Bàng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa.

- Thôi được, nếu Rùa đã quyết thì tôi sẽ giúp. Nhưng tôi không chắc là Rùa sẽ bay được đâu nhé!

Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên:

- A ha! Mình sắp biết bay rồi! Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì.

- Cứu với! Ai cứu tôi với Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn.

Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng.

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Văn bản Chú rùa học bay được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất

D. Kết hợp hai ngôi kể

Câu 3. Trong văn bản chú Rùa mong muốn học điều gì?

A. Học chạy

B. Học bay

C. Học bơi lội

D. Học nhảy

Câu 4. Để tập bay, Rùa đã chuẩn bị những gì?

A. Mua cho mình đôi cánh.

B. Ra sức luyện tập

C. Kiếm thật nhiều lông chim, may cho mình đôi cánh, đi tìm thầy dạy bay

D. Phép liên tưởng

Câu 5. Để tập bay Rùa đã tìm ai làm thầy dạy cho mình?

A. Chim sẻ

B. Đại

C. Rắn Bàng

D. Ong

Câu 6. Hình ảnh những vết rạn trên mai rùa thể hiện điều gì?

A. Vì làm việc mình yêu thích nên xấu xí một chút cũng không sao.

B. Vì ham thích điều mới lạ nên chuốc hậu quả.

C. Nếu làm việc không đúng khả năng của mình thì sẽ nhận lấy hậu quả.

D. Sự bất lực của con người khi gặp sự cố trong cuộc sống.

Câu 7. Câu trả lời của chú Rùa với Chim Sẻ Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ! thể hiện tính cách nào của Rùa?

A. Nhút nhát, sợ chết

B. Yếu đuối

C. Nóng vội nhưng dũng cảm

D. Quyết tâm

Câu 8. Câu chuyện Chú Rùa học bay sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hoá và ẩn dụ

B. So sánh và điệp ngữ

C. Ẩn dụ và so sánh

D. Nhân hoá và điệp ngữ

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Lời khuyên của Chim Sẻ Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn gợi cho em suy nghĩa gì?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên là gì? (Trình bày từ 3-5 câu)

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

A

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

B

0,5 điểm

Câu 4

C

0,5 điểm

Câu 5

B

0,5 điểm

Câu 6

C

0,5 điểm

Câu 7

C

0,5 điểm

Câu 8

A

0,5 điểm

Câu 9

Lời khuyên của Chim Sẻ: "Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn" gợi những suy nghĩ về thái độ sống: hãy chấp nhận thực tế và tin vào chính mình.

1,0 điểm

Câu 10

Bài học rút ra từ câu chuyện trên là cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, có những điều xảy ra mà ta không vượt qua được hoặc năng lực của bản thân có giới hạn thì hãy chấp nhận thực tế, hòa hợp với nó để tâm trí mình được thoải mái, bớt căng thẳng, từ đó ta sẽ tìm được giải pháp hợp lý nhất.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm






































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.

Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Ngày nay, mạng xã hội Facebook vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng Facebook, người người sử dụng Facebook.

Mỗi người đều có cho mình một tài khoản Facebook riêng để truy cập, kết nối với bạn bè, người thân, có người có đến hai hoặc nhiều tài khoản Facebook.

Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay, hàng ngày có một lượng lớn người dùng truy cập, đâu đâu cũng bắt gặp người sử dụng Facebook, từ đó dẫn đến hiện tượng lạm dụng mạng xã hội Facebook.

b. Nguyên nhân

Do nhu cầu của con người: muốn kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ những khoảnh khắc, kỉ niệm của mình.

Do tính hiếu kì, muốn biết “hình thù” Facebook, muốn đua đòi theo bạn bè.

c. Hậu quả

Hậu quả của việc sử dụng Facebook hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho Facebook mà không còn quan tâm đến những hoạt động bên ngoài.

Sử dụng Facebook nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác,…

Việc sử dụng Facebook quá nhiều vô hình tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn.

d. Phản biện

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định những lợi ích mà Facebook mang lại: nó giúp chúng ta liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách rõ ràng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người có thể tra cứu ở mọi nơi,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay; đồng thời liên hệ bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 5

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

0

1

0

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn

1TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự

- Xác định được bố cục bài văn, sự việc và nhân vật được kể lại.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng hiểu biết về nhân vật lịch sử đó.

- Kể lại tuần tự sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử ấy.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về lịch sử, xã hội để được ý nghĩa của sự việc và suy nghĩ của người viết về sự việc được kể.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật sự việc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

1TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 5)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LỪA VÀ NGỰA

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa:

- Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi.

Ngựa đáp:

- Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu.

Lừa gắng quá, kiệt sức, ngã gục và chết bên vệ đường. Người chủ thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa.

Ngựa bấy giờ mới rên lên:

- Ôi, tôi mới dại làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa chút ít, nên bây giới mới phải mang nặng gấp đôi.

(Tác giả Lép Tônxtôi, Nhà xuất bản Văn Hóa –Văn Nghệ năm 2015)

Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? Kể tên các văn bản cùng thể loại đã học trong chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung của văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em thông điệp mà văn bản muôn gửi gắm cho ta điều gì?

Câu 4 (2,0 điểm): Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật ngựa qua câu nói: “Thôi, việc ai người nấy lo”? Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về cách sống của lừa.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: truyện ngụ ngôn

- Các văn bản có cùng thể loại: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mồi và con kiến.

1,0 điểm

Câu 2

Nội dung: câu chuyện kể về một chú ngựa vì đã ngại mệt ngại khó mà gác bỏ lời cầu xin giúp đỡ của lừa để chỉ mang riêng số hàng của mình, rồi phải chịu cảnh mang hết cả hai phần hàng của cả lừa và ngựa vì con lừa đã kiệt sức mà chết.

1,0 điểm

Câu 3

Thông điệp: Sự lười biếng, ích kỉ của bản thân sẽ là nguyên nhân gây nên những gánh nặng sau này, Hãy giúp đỡ mọi người xung quanh để khi chúng ta gặp khó khăn có thể nhận lại được giúp đỡ.

1,0 điểm

Câu 4

HS nêu nhận xét về tính cách nhân vật ngựa.

- Câu nói trên thể hiện sự ích kỉ của ngựa.

- Ngựa chỉ biết nghĩ và sống cho riêng mình, không biết quan tâm giúp đỡ con vật khác dù là lúc cần thiết.

HS trình bày suy nghĩ về cách sống của lừa.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm



3,0 điểm




0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Kể diễn biến của sự việc, lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 6

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 6)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó. Hãy hướng về phía trước. Bạn đừng vội nản chí, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Và cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Sau cùng, khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm.

Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, khó khăn lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước khó khăn, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Chỉ mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản. Ngược lại, có những người lại xem khó khăn xảy đến là cơ hội, là thử thách, như lẽ thường của cuộc sống. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.

(Theo, https://muonthanhcongthidungngainhungkhokhan)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1,0 điểm). Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Thái độ của người viết đối với những người mới gặp chút rắc rối, họ đã thay đổi thái độ, thậm chí rơi vào bi quan, chán nản như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào khi nói: khó khăn gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá, đó là sự trưởng thành và trải nghiệm?

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng ý với ý kiến: Mỗi khó khăn chính là một cơ hội tiềm ẩn không? Vì sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 2

Thái độ của người viết là phê phán những người thiếu ý chí, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thất bại.

1,0 điểm

Câu 3

- Khó khăn giúp con người trưởng thành hơn về ý chí, nghị lực khi đối mặt với những thử thách.

- Con người sẽ có thêm những kinh nghiệm, bài học và đặc biệt họ sẽ biết cách vượt qua khó khăn.

1,0 điểm

Câu 4

HS đưa ra quan điểm của mình về ý kiến có/không và lí giải thuyết phục.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

-Giải thích: Khó khăn là những trở ngại, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống.

- Bàn luận, chứng minh: Ý nghĩa của những khó khăn, thử tháchtrong cuộc sống của mỗi con người.

+ Nếu xem khó khăn như một chướng ngại việc vượt qua chướng ngại ấy có nghĩa là bạn có cơ hội chứng tỏ được năng lực của mình.

+Khó khăn là một thách thức mà con người cần phải vượt qua nó để vươn tới ước mơ, khát vọng của mình.

+ Khó khăn càng lớn thì thành công sẽ càng ngọt ngào.

+ Khó khăn sẽ là cơ hội để con người rèn luyện nghị lực, ý chí và lòng can đảm khi đương đầu với những thách thức của cuộc sống.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hiện tượng gian lận trong thi cử: là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích.

- Khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,…

c. Hậu quả

- Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

- Nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số không đánh giá được đúng năng lực của học sinh.

d. Giải pháp khắc phục

- Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử.

- Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích.

Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

1

0

3

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

1TL

3TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài thuyết minh

- Xác định được bố cục bài văn, quy tắc hoặc luật lệ.

Thông hiểu:

- Trình bày quy tắc hoặc luật lệ đó theo một trật tự hợp lí.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân để trình bày bài viết.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

1TL

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 7)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 1 (1,0 điểm). Các câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Hai câu tục ngữ (2), (3) này có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao?

Câu 3 (1,0 điểm). Câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Việc sử dụng sóng cả, tay chèo tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm hai câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi dân gian mà em từng tham gia.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Các câu viết về chủ đề tục ngữ về con người và xã hội.

1,0 điểm

Câu 2

- Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn bổ sung cho nhau.

- Lí giải:

+ Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học tập và tiếp thu kiến thức từ thầy - những người có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm

+ Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh

=> Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người cần biết học hỏi từ nhiều kênh khác nhau: từ thầy cô, bạn bè,.. để nâng cao khả năng của mình.

1,0 điểm

Câu 3

- Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần chủ ngữ.

- Rút gọn như vậy mang đến tác dụng:

+ Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ (phù hợp với đặc điểm của tục ngữ).

+ Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi người.

1,0 điểm

Câu 4

- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ

+ Sóng cả: những khó khăn mà trong cuộc sống chúng ta phải đương đầu.

+ Tay chèo: buông bỏ, nản lòng.

1,0 điểm

Câu 5

Tương tự:

+ Uống nước nhớ nguồn

+ Ăn khoai nhớ kể cho dây mà trồng.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm



3,0 điểm









0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi dân gian mà em từng tham gia.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về trò chơi (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia).

2. Thân bài:

- Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi.

- Nêu tác dụng của trò chơi.

3. Kết bài:

- Ý nghĩa của trò chơi với cuộc sống con người.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 8

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

1

0

3

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

1TL

3TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

1TL

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 8)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 1 (1,0 điểm). Câu tục ngữ trên được xếp vào thể loại văn bản nào? Nêu khái niệm thể loại văn học đó?

Câu 2 (1,0 điểm). Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ trên?

Câu 3 (1,0 điểm). Câu tục ngữ trên sử dụng kiểu câu nào? Tác dụng?

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu nội dung của câu tục ngữ?

Câu 5 (1,0 điểm). Từ câu tục ngữ trên em hãy rút ra bài học cho bản thân?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: Tục ngữ

- Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, giàu nhịp điệu, hình ảnh. Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt đời sống và được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày.

1,0 điểm

Câu 2

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ.

1,0 điểm

Câu 3

- Kiểu câu: rút gọn.

- Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động là của chung mọi người.

1,0 điểm

Câu 4

- Khi được hưởng thành quả (vật chất, tinh thần) nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó.

1,0 điểm

Câu 5

- Lòng biết ơn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

- Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn.

- Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô..

- Là học sinh cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng các hành động cụ thê thiết thực: tích cực học tập, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân có ích cho xã hội…

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm



3,0 điểm

































0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hiện tượng cuồng thần tượng của giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu và đề cập vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng cuồng thần tượng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay

2. Thân bài

a. Giải thích:

- Hiện tượng cuồng thần tượng là gì?

- Hiện tượng này bắt nguồn từ đâu và lý do một bộ phận các bạn trẻ hiện nay có xu hướng thần tượng một cách quá đà

b. Thực trạng:

- Hiện tượng "cuồng" ngày nay không khó bắt gặp

- Những tin tức trên các mặt báo lớn về sự cuồng nhiệt không có giới hạn

- Những cảnh tượng xếp hàng ăn ngủ tại sân bay để đón thần tượng

- Thậm chí năm 2007, đã có trường hợp con dọa giết bố mẹ vì không cho đi xem thần tượng Super Junior từ Hàn Quốc về

c. Nguyên nhân

- Sự phát triển rầm rộ của văn hóa thần tượng trong ngành giải trí

- Tâm lý quá đà của giới trẻ khi tìm được hình mẫu lý tưởng

d. Ý nghĩa, hậu quả

- Suy đồi đạo đức vì quá cuồng loạn thần tượng

- Mất phương hướng, luôn ảo tưởng về hình mẫu thần tượng

- Hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu tới những người hâm mộ chân chính

e. Giải pháp

- Gia đình, nhà trường có phương pháp định hướng hợp lý

- Cá nhân mỗi người có điểm dừng nhất định để giữ gìn văn hóa thần tượng

f. Mở rộng vấn đề

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 9

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự

- Xác định được bố cục bài văn, sự việc và nhân vật được kể lại.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng hiểu biết về nhân vật lịch sử đó.

- Kể lại tuần tự sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử ấy.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về lịch sử, xã hội để được ý nghĩa của sự việc và suy nghĩ của người viết về sự việc được kể.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật sự việc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 9)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?

Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn,

NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)

Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả,ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Ngoài sự lí giải của tác giả, em hãy chỉ ra ít nhất 2 yếu tố khác tạo nên thành công theo quan điểm của mình.

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình khi tác giả cho rằng “cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt” không? Vì sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở chỗ:

- Giống nhau: đều có bộ óc thông minh, nhanh nhạy

- Khác nhau: Ông Jonathan là tỉ phú. Ông Authur là người lái xe cho Jonathan.

1,0 điểm

Câu 2

Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời, kiềm chế được sự cám dỗ trên đường đời.

1,0 điểm

Câu 3

Ngoài sự lí giải của tác giả, chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành công và thất bại theo quan điểm của mình: HS chọn ít nhất 2 lí giải khác, miễn là hợp lí:

- Những mục tiêu và quyết định đúng đắn.

- Sự đam mê và kiên trì.

- Sử dụng thời gian khôn ngoan…

1,0 điểm

Câu 4

HS nêu ý kiến của mình và lí giải được quan điểm đó. HS có thể trả lời:

- Đồng tình, vì: tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt là một ví von để chỉ cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải tỉnh táo kiềm chế để vươn tới thành công.

- Đồng tình nhưng bổ sung thêm ý kiến riêng: vì cuộc đời có thể như viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công.

- Nếu HS trả lời không đồng tình, nhưng giải thích hợp lí vẫn cho điểm.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời: Cái có thể làm được trong điều kiện nhất định là làm chậm lại, kéo dài những ham muốn, mong muốn đang diễn ra ngay lúc đó.

+ Cuộc đời ẩn chứa rất nhiều cám dỗ ngọt ngào mà con người khó vượt qua, dễ dẫn đến ham muốn tức thì, hưởng thụ tạm thời và dễ dẫn đến thất bại.

+ Nếu biết vượt qua những cám dỗ tức thì đó có thể đưa con người tới những mục tiêu xa hơn, những kết quả to lớn hơn.

+ Bài học: Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải hiểu rõ điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, phải có mục tiêu, kế hoạch và quyết tâm hành động, phải biết kiên nhẫn, tỉnh táo trước cám dỗ,…

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm




0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Kể diễn biến của sự việc, lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - ĐỀ SỐ 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

0

2

0

2

0

1

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

15

0

45

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

45%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TN

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

45%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 10)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.

Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác,

NXB Dân trí, 2017, tr. 206-207)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”?

Câu 3 (2,0 điểm). Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc “làm thế nào để đối thoại với chính mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.

Theo em, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao) là lời “đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?

Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng […] Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông lên cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!

(Chí Phèo – Ngữ văn 11 Tập 1)

Câu 4 (1,0 điểm). Em rút ra cho mình thông điệp gì từ văn bản? Hãy bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình.

0,5 điểm

Câu 2

Tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”. Vì phải hiểu rõ nhu cầu của bản thân mới đủ sâu sắc hiểu được nhu cầu của người khác. Không hiểu rõ bản thân mình sẽ khó có sự cảm thông để hiểu người khác.

0,5 điểm

Câu 3

- Đoạn văn được trích viết về những lời độc thoại nội tâm, cũng chính là đối thoại với chính mình của Chí Phèo.

- Sau những lời ấy, Chí Phèo bắt đầu tỉnh táo, ý thức sâu sắc về những buồn tủi, cay cực trong cuộc đời mình.

2,0 điểm

Câu 4

HS có thể tự rút ra những thông điệp phù hợp và bình luận thông điệp ấy. Sau đây là một số gợi ý:

- Hãy cố gắng hiểu mình sâu sắc để biết thêm yêu bản thân mình và mọi người xung quanh.

- Đừng sống thờ ơ, vô cảm mà hãy biết cảm thông, yêu thương và thấu hiểu người khác,....

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Hiểu mình là biết rõ những ưu điểm, nhược điểm của mình, hiểu rõ những điều gì là mình thực sự yêu thích và mong muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng trong cuôc sống.

+ Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hi vọng, cách nhìn thế giới, các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

+ Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng lại mọi điều ta mong muốn. Nếu không hiểu mình và hiểu người thì mội suy nghĩ của ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt, mọi vấn đề gặp phải đều khó giải quyết thấu đáo. Hiểu mình để có cái nhìn cảm thông người khác và hiểu được tất cả những điều người khác nghĩ.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm



2,5 điểm

















0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài:

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

2.Thân bài:

– Giải thích” đổ lỗi” , ” nhận lỗi” là gì?

– Thực trạng của hiện tượng nhận lỗi và đổ lỗi: hiện nay nhiều người không dám nhìn thẳng vào lỗi lầm mà gây ra, luôn luôn đổ lỗi cho người khác.

– Biểu hiện của hiện tượng

– Hậu quả của hiện tượng trên

+ Gây ra tổn thương cho người khác

+ Làm mất lòng tin

+ Cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,…

– Cách khắc phục

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ, đánh giá.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, có lời giải chi tiết:

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Global Success (10 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức

Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

1 11,335 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: