TOP 10 đề thi Học kì 2 Hóa 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Hóa 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 852 16/08/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Hóa 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Hóa 11 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Hoá học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.

3 Đề thi Học kì 2 Hoá học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Chất X là

A. CaO.

B. Al4C3.

C. CaC2.

D. Ca.

Câu 2: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường?

A. Ethane.

B. Ethene.

C. Ethyne.

D. Styrene.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của các chất (ở điều kiện thường) không đúng?

A. Acetylene là chất khí, không màu, nặng hơn không khí.

B. Hex-1-ene là chất lỏng, không tan trong nước.

C. Hexane nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

D. Nhiệt độ sôi của methane nhỏ hơn ethane.

Câu 4: Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

A. X là nitrobenzene.

B. X là chất lỏng, sánh như dầu.

C. X có màu vàng.

D. Công thức phân tử của X là C6H5NO3.

Câu 5: Khi cho propene tác dụng với HBr, theo qui tắc Makkovnikov thì sản phẩm chính thu được là

A. CH3-CHBr-CH3.

B. CH3-CH2-CH2Br.

C. CH3-CH2-CHBr2.

D. CH3-CBr2-CH3.

Câu 6: Phenol và ethanol đều tác dụng được với chất nào sau đây?

A. Dung dịch KCl.

B. Dung dịch KOH.

C. Dung dịch K2CO3.

D. Kim loại K.

Câu 7: Chất hữu cơ là thành phần chính trong rượu bia có công thức cấu tạo thu gọn là

A. C6H5OH.

B. CH3CHO.

C. CH3CH2OH.

D. CH3COOH.

Câu 8: Ethanol không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. NaOH.

B. O2.

C. K.

D. CuO (to).

Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường base tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng?

A. Ethyl alcohol.

B. Acetic acid.

C. Phenol.

D. Ethylene glycol.

Câu 10: Cho phản ứng dạng: X + CuO to H–CHO + Cu + H2O. X là chất nào sau đây?

A. methanol.

B. ethanol.

C. glycerol.

D. acetic acid.

Câu 11: Cho các phát biểu:

(a) Do phân tử phân cực nên dẫn xuất halogen không tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether,..

(b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

(c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tùy thuộc vào khối lượng phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.

(d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

(e) do liên kết C-X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hóa học

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 12: Kết quả thí nghiệm trong bài thực hành về alcohol – phenol của hai chất X và Y với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Nước bromine

Xuất hiện kết tủa trắng

Y

Cu(OH)2 trong môi trường NaOH

Dung dịch có màu xanh lam

Phát biểu đúng là

A. X là phenol và Y là glycerol.

B. X là ethanol và Y là glycerol.

C. X là phenol và Y là ethanol.

D. X là glycerol và Y là ethanol.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây đúng ?

A. C2H5Cl + NaOH to C2H5OH + NaCl.

B. C2H5OH + HBr to C2H5OBr + H2.

C. C2H5OH + NaOH to C2H5ONa + H2O.

D. C2H5OH + Na to C2H5Na + H2O.

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: CH3CHBrCH2CH3 C2H5OH,toKOH

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là

A. CH2=CHCH2CH3.

B. CH3CH=CHCH3.

C. CH≡CCH2CH3.

D. CH3C≡CCH3.

Câu 15: Hợp chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?

A. CH≡CH.

B. CH3CHO.

C. CH3COOH.

D. CH3COCH3.

Câu 16: Phản ứng CH3 – CH = HCN → CH3CH(OH)CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 17: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Ethane.

B. Ethyl chloride.

C. Methanol.

D. Acetic acid.

Câu 18: Acetic acid không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Kim loại Cu.

B. Dung dịch NaOH.

C. Ethanol (xúc tác H2SO4 đặc).

D. Đá vôi (CaCO3).

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)

Câu 1: Cho công thức cấu tạo sau:

3 Đề thi Học kì 2 Hoá học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

a. Hợp chất trên có công thức phân tử là: C5H10.

b. Hợp chất trên có đồng phân hình học do có liên kết đôi.

c. Tên gọi của hợp chất này là: 2 – methylbut – 2 – ene.

d. Ở điều kiện thường, hợp chất này ở thể lỏng.

Câu 2: Menthol là hợp chất hữu cơ có nhiều trong cây bạc hà hoặc những loài thực vậy thuộc họ bạc hà. Loại hợp chất này mang lại cảm giác khoan khoái cho người dùng và nhiều giá trị sức khoẻ khác nên được sử dụng làm hương liệu trong nhiều chất như: kem đánh răng, kẹo cao su và sirup ho… Menthol có công thức cấu tạo như hình dưới đây:

3 Đề thi Học kì 2 Hoá học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Cho các phát biểu sau:

(a) Menthol là alcohol no, đơn chức.

(b) Công thức phân tử của menthol là C10H20O.

(c) Menthol là alcohol bậc ba.

(d) Thành phần % khối lượng của O trong phân tử menthol là 10,256%.

Câu 3: Hợp chất X chứa vòng benzene có công thức phân tử là C8H8O2. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH theo sơ đồ phản ứng sau: X + 2NaOH → Y +2H2O.

Cho các phát biểu sau:

(a) X có 5 liên kết pi trong phân tử.

(b) Y là hợp chất tạp chức.

(c) Trong phân tử Y có 6 nguyên tử hydrogen.

(d) X không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường.

Câu 4: Cho công thức cấu trúc của hợp chất X như sau:

3 Đề thi Học kì 2 Hoá học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Cho các phát biểu sau về hợp chất X:

(a) Công thức phân tử của X là C7H14O.

(b) Tên gọi của X là 2-methylhexan-5-one.

(c) X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

(d) X là aldehyde.

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Cho hợp chất có công thức cấu tạo là CH3CH2OH lần lượt tác dụng với các chất sau: Cu(OH)2; dung dịch AgNO3/NH3; H2 (Ni,to); Na; nước bromine; dung dịch KMnO4; dung dịch NaOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là bao nhiêu?

Câu 2: Số đồng phân hợp chất carbonyl có công thức phân tử C3H6O là bao nhiêu?

Câu 3: Một hợp chất hữu cơ X (phân tử có mạch không phân nhánh) phản ứng với kim loại sodium (Na) tạo thành muối có công thức thực nghiệm là C4H4O4Na2. Hãy viết công thức cấu tạo của X.

Câu 4: Có thể phân biệt ba chất lỏng riêng biệt toluene, styrene, benzene bằng một thuốc thử duy nhất là gì?

Câu 5: Acid citric là một acid hữu cơ yếu, là một chất bảo quản tự nhiên và được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Acid citric có công thức cấu tạo như sau:

3 Đề thi Học kì 2 Hoá học 11 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Thể tích của dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 0,4 mol/l cần dùng để trung hòa 0,005 mol citric acid là bao nhiêu mL?

Câu 6: Cho các chất: CH3CH2CHO, CH3COCH3, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng được với I2/NaOH tạo hợp chất iodoform?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

1 - C

2 - A

3 - A

4 - D

5 - A

6 - D

7 - C

8 - A

9 - D

10 - A

11 - A

12 - A

13 - A

14 - B

15 - B

16 - B

17 - D

18 - A

Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm;

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm;

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm;

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm;

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án (Đ/S)

1

a

Đ

3

a

S

b

S

b

S

c

Đ

c

Đ

d

Đ

d

S

2

a

Đ

4

a

Đ

b

Đ

b

S

c

S

c

S

d

Đ

d

S

Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1:

Đáp án: 1.

Hướng dẫn: Trong các trường hợp đã cho, CH3CH2OH chỉ tác dụng được với Na.

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2.

Câu 2:

Đáp án: 2.

Hướng dẫn: Ứng với công thức phân tử C3H6O có 2 đồng phân hợp chất carbonyl: CH3CH2CHO và CH3COCH3.

Câu 3:

Đáp án: HOOC-CH2-CH2-COOH

Hướng dẫn: HOOC-CH2-CH2-COOH + 2Na → C2H4(COONa)2 + H2

Câu 4:

Đáp án: KMnO4.

Hướng dẫn:

+ Styrene làm mất màu thuốc tím ngay điều kiện thường;

+ Toluene làm mất màu thuốc tím khi đun nóng;

+ Benzene không làm mất màu thuốc tím kể cả khi đun nóng.

Câu 5:

Đáp án: 37,5 (mL)

Hướng dẫn: V = 0,005.30,4 = 0,0375 (lít) = 37,5 (mL).

Câu 6:

Đáp án: 1

Hướng dẫn: Trong các chất đã cho, chỉ có CH3COCH3 có phản ứng này:

CH3COCH3 + 3I2 + 4NaOH → CHI3 + CH3COONa + 3NaI + 3H2O

................................

................................

................................

1 852 16/08/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: