Đề cương ôn tập Hóa học 11 Học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Hóa học 11 Học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Hóa học 11 Học kì 2.

1 512 16/08/2024


Đề cương ôn tập Hóa học 11 Học kì 2 (Kết nối tri thức 2025)

A. Lí thuyết cần ôn tập

- Chất điện li

- Giá trị pH của một dung dịch

- Thuyết acid – base của Bronsted – Lowry, base

- Dạng hình học của phân tử ammonia

- Áp suất số cân bằng hóa học bị chuyển dịch

- Khí nitrogen trơ về mặt hoá học

B. Đề cương ôn tập

Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)

* Mức độ nhận biết

Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.

B. Trong phản ứng thuận nghịch, chất sản phẩm không thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.

C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.

D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.

Câu 2. Khi ở trạng thái cân bằng, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch.

B. Các chất không phản ứng với nhau.

C. Nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất đầu.

D. Nồng độ các chất không thay đổi.

Câu 3. Sự điện li là

A. quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.

B. quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.

C. quá trình phản ứng giữa các ion tạo ra chất kết tủa.

D. quá trình phân li thành ion của các chất tan khi tan vào nước.

Câu 4. Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

A. CuO.

B. NaCl.

C. CuCl2.

D. NaOH.

Câu 5. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây?

A. pH = −log[H+].

B. pH = 14 + log[H+].

C. pH = 14 −log[OH-].

D. pH = log[OH]

Câu 6. Dịch vị dạ dày của người bình thường có pH trong khoảng 1,5 – 3,5. Môi trường của dịch vị dạ dày là

A. môi trường base.

B. môi trường acid.

C. môi trường trung tính.

D. môi trường trung hoà.

Câu 7. Theo thuyết acid – base của Bronsted – Lowry, base là

A. chất nhận electron.

B. chất cho electron.

C. chất nhận proton.

D. chất cho proton.

Câu 8. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng nào sau đây?

A. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất.

B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.

D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ.

Câu 9. Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2

A. có 1 liên kết ba.

B. có 1 liên kết đôi.

C. Có 2 liên kết đôi.

D. có 2 liên kết ba.

Câu 10. Dạng hình học của phân tử ammonia là

A. hình tam giác đều.

B. hình tứ diện đều.

C. đường thẳng.

D. hình chóp tam giác.

Câu 11. Cho vài giọt phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

A. màu hồng.

B. màu vàng.

C. màu đỏ.

D. màu xanh.

Câu 12. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?

A. CaCO3.

B. BaSO4.

C. NH4Cl.

D. AgCl.

Câu 13. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl, đun nóng thì thấy thoát ra

A. một chất khí màu lục nhạt.

B. một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

C. một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

D. chất khí không màu, không mùi.

Câu 14. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?

A. Al, Cu.

B. Au, Pt.

C. Mg, Au.

D. Ag, Pt.

Câu 15. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường chuyển sang màu vàng là do

A. HNO3 tan nhiều trong nước.

B. dung dịch HNO3 là acid mạnh.

C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

D. HNO3 tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng NO2.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid?

A. Nguyên tử nitrogen có số oxi hoá +5, là số oxi hoá cao nhất của nitrogen.

B. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.

C. Liên kết N → O là liên kết ion.

D. Liên kết N → O là liên kết cho – nhận.

* Mức độ thông hiểu

Câu 17. Biểu thức nào sau đây là biểu thức hằng số cân bằng (K) của phản ứng:

C(S) + 2H2 (g) ⇌ CH4(g)?

A. KC = [CH4][H2].

B. KC = [CH4][C][H2]2.

C. KC = [CH4][C][H2].

D. KC = [CH4][H2]2.

Câu 18. Cho các cân bằng hoá học:

(1) N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)

(2) H2(g) + I2(g) 2HI(g)

(3) 2SO2(g) + O2(g) xt,to 2SO3(g)

(4) 2NO2(g) N2O4(g)

Khi thay đổi áp suất số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g); ΔrH298o < 0.

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.

Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

A. (1), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 20. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?

A. HBR → H+ + Br.

B. HCOOH HCOO + H+.

C. Na2SO4 → Na+ + SO42.

D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43.

Câu 21. Đối với dung dịch acid yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10 M.

B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] > [CH3COO-].

D. [H+] < 0,10 M.

Câu 22. Cho phương trình: NH3 + H2O NH4+ + OH

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?

A. NH3.

B. H2O.

C. NH4+

D. OH.

Câu 23. Khí nitrogen trơ về mặt hoá học ở điều kiện thường là do

A. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết lớn.

B. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết nhỏ.

C. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết lớn.

D. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết nhỏ.

Câu 24. Ở nhiệt độ cao, khí nitrogen phản ứng với khí hydrogen và khí oxygen theo hai phương trình hoá học sau:

N2 + 3H2 to,xt,p 2NH3 (1);

N2 + O2 to,xt,p 2NO (2)

Trong các phản ứng (1) và (2), vai trò của N2 lần lượt là

A. chất oxi hoá; chất khử.

B. chất khử; chất khử.

C. chất oxi hoá; chất oxi hoá.

D. chất khử; chất oxi hoá.

Câu 25. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong không khí, N2 chiếm khoảng 78% về thể tích.

(b) Phân tử N2 có chứa liên kết ba bền vững nên N2 trơ về mặt hóa học ngay cả khi đun nóng.

(c) Trong phản ứng giữa N2 và H2 thì N2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

(d) N2 lỏng có nhiệt độ thấp nên thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm.

(e) Phần lớn N2 được sử dụng để tổng hợp NH3 từ đó sản xuất nitric acid, phân bón, ...

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 26. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là

A. NH3.

B. H2.

C. NO2

D. NO.

Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. NH4NH3 to NH3 + HNO3.

B. NH4Cl to NH3 + HCl.

C. (NH4)2CO3 to 2NH3 + CO2 + H2O.

D. NH4HCO3 to NH3 + CO2 + H2O.

Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng là

A. 55.

B. 20.

C. 25.

D. 50.

Phần II. Tự luận (3 điểm)

* Mức độ vận dụng – vận dụng cao

Câu 29 (1 điểm). Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

(1) C(s)    +    H2O(g)  CO(g)    +   H2(g)                     ΔrH298o=131  kJ

(2) CO(g)    +    H2O(g)  CO2(g)    +   H2(g)               ΔrH298o=41  kJ

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào (chiều thuận, chiều nghịch, không chuyển dịch) khi biến đổi các điều kiện sau:

Yếu tố biến đổi

Cân bằng (1)

Cân bằng (2)

Tăng nhiệt độ

Thêm một lượng hơi nước

Thêm khí H2

Tăng áp suất chung của hệ

Dùng chất xúc tác

Câu 30 (1 điểm). Một loại sữa tắm có nồng độ ion OH105,17mol/L

(a) Tính nồng độ ion H+, pH của loại sữa tắm nói trên.

(b) Môi trường của loại sữa tắm trên là acid, base hay trung tính?

Câu 31 (1 điểm). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen có giá trị âm nhưng vì sao quá trình Haber lại chọn nhiệt độ phản ứng khá cao, vào khoảng 400 – 600 oC.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần I. Trắc nghiệm

1 - D

2 - D

3 - D

4 - A

5 - A

6 - B

7 - C

8 - A

9 - A

10 - D

11 - A

12 - C

13 - B

14 - B

15 - D

16 - C

17 - D

18 - C

19 - B

20 - C

21 - D

22 - D

23 - A

24 - A

25 - A

26 - A

27 - A

28 - A

Phần II. Tự luận

Câu 29.

Yếu tố biến đổi

Cân bằng (1)

Cân bằng (2)

Tăng nhiệt độ

Chiều thuận

Chiều nghịch

Thêm một lượng hơi nước

Chiều thuận

Chiều thuận

Thêm khí H2

Chiều nghịch

Chiều nghịch

Tăng áp suất chung của hệ

Chiều nghịch

Không chuyển dịch

Dùng chất xúc tác

Không chuyển dịch

Không chuyển dịch

Câu 30.

(a) Ở 25oC tích số kW = [H+].[OH-] = 10-14

=> [H+]=1014[OH-]=1014105,17 = 1,48.10-9(mol/L)

=> pH=log[H+]=log(1,48.109) = 8,83

(b) Vì có pH > 7 nên môi trường của loại sữa tắm trên là môi trường base.

Câu 31. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2ΔrH298o < 0 là phản ứng tỏa nhiệt => để phản ứng đạt hiệu suất cao thì ta cần giảm nhiệt độ. Tuy nhiên nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ phản ứng nhỏ - phản ứng xảy ra chậm bởi vậy người ta thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phù hợp khoảng 400 – 600oC.

1 512 16/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: