TOP 10 câu Trắc nghiệm Ba định luật Newton về chuyển động (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Vật lí 10

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10.

1 537 03/01/2024


TOP 10 câu Trắc nghiệm Ba định luật Newton về chuyển động (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Vật lí 10

Câu 1: Quán tính là:

A. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của nó.

B. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn lực tác dụng lên vật.

C. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn tốc độ chuyển động của nó.

D. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn gia tốc của chuyển động.

Đáp án đúng là: A.

Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của nó. Tức là bảo toàn cả về hướng và độ lớn.

Câu 2: Hai lực cân bằng có đặc điểm

A. tác dụng vào cùng một vật.

B. có độ lớn bằng nhau.

C. cùng phương, ngược chiều.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng là: D.

Hai lực cân bằng có đặc điểm:

- tác dụng vào cùng một vật.

- có độ lớn bằng nhau.

- cùng phương, ngược chiều.

Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. trọng lượng.

B. khối lượng.

C. vận tốc.

D. lực.

Đáp án đúng là: B.

B - đúng vì khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn và ngược lại.

Câu 4: Tác dụng của lực là:

A. làm vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.

B. nguyên nhân của chuyển động.

C. chỉ có tác dụng làm thay đổi chuyển động của vật.

D. không có lực vật không chuyển động được.

Đáp án đúng là: A.

Tác dụng của lực là làm vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi chuyển động của vật.

Câu 5: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:

A. 4 N.

B. 1 N.

C. 2 N.

D. 100 N.

Đáp án đúng là: C.

Gia tốc của vật là:

d=ν0.t+12.a.t2200.102=0.2+12a.22a=1m/s2

Áp dụng định luật II Newton ta có độ lớn hợp lực tác dụng vào vật là:

Fhl=m.a=2.1=2N

Câu 6: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

A. 4 m/s và -80 N.

B. 4 m/s và 80 N.

C. 2 m/s và -80 N.

D. 2 m/s và 80 N.

Đáp án đúng là: A.

Ta có: νν0=a.td=ν0.t+12.a.t2ν0=5.a10=ν0.5+12.a.52ν0=4m/sa=0,8m/s2

Trường hợp này lực hãm là lực gây gia tốc cho xe nên Fh=m.a=100.(0.8)=80N

Câu 7: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?

A. Bên trái.

B. Bên phải.

C. Chúi đầu về phía trước.

D. Ngả người về phía sau.

Đáp án đúng là: A.

A -đúng vì theo định luật quán tính, người có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có, do ngồi trên xe đang chuyển động thẳng nên người có vận tốc bằng với vận tốc của xe khi đó. Khi xe đột ngột rẽ phải thì người có xu hướng nghiêng về bên phải.

Câu 8: Một lực tác dụng vào xe trong khoảng thời gian 0,6 s thì vận tốc của xe giảm từ 8m/s đến 5 m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa xe dừng hẳn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

A. 0,5 s.

B. 1 s.

C. 2 s.

D. 4 s.

Đáp án đúng là: A.

Đặt ν0=8m/s;ν1=5m/s;ν2=0

+ Khi lực F1tác dụng thì gia tốc a1=580,6=5m/s2

+ Theo bài ra F2=2.F1

Theo định luật II Newton ta lại có F1F2=a1a2

a2=2.a1=10m/s2

ν2=ν1+a2.t20=510.t2t2=0,5s

Câu 9: Một quả bóng, khối lượng 500 g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược lại với tốc độ 15 m/s. Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều bóng đập vào tường.

A. 875 N.

B. 500 N.

C. 1000 N.

D. 200 N.

Đáp án đúng là: A.

Sau va chạm quả bóng thu gia tốc là: a=15200,02=1750m/s2

Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn là F=m.a=0,5.1750=875N

Câu 10: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

A. 8 m.

B. 2 m.

C. 1 m.

D. 4 m.

Đáp án đúng là: B.

Gia tốc của vật là: a=Fm=22=1m/s2

Đoạn đường mà vật đó đi được là s=d=ν0.t+12.a.t2=0.2+12.1.22=2m

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động ném

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp lực – Phân tích lực

1 537 03/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: