TOP 10 mẫu Tóm tắt Tôi và chúng ta (2024) mới nhất

Với Tóm tắt Tôi và chúng ta môn Ngữ văn lớp 9 gồm 21 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Tôi và chúng ta từ đó học tốt môn Văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,026 20/12/2023
Tải về


Tóm tắt Tôi và chúng ta - Ngữ văn 9

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 1)

Vấn đề mới mẻ, xung đột dữ dội, tình huống kịch căng thẳng, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo... là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ. Vở kịch Tôi và chúng ta có chín cảnh, đoạn trích này là cảnh ba, phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 2)

Lưu Quang Vũ đã viết nên vở kịch Tôi và chúng ta, một tác phẩm có tính thời sự, phản ánh một khía cạnh của quá trình sản xuất của xã hội đương thời. Khi mà đất nước đang nằm giữa làn ranh "tranh tối tranh sáng", mọi suy nghĩ đổi mới đều sẽ trở thành ý tưởng điên rồ, táo bạo và vấp phải sự phản đối của những kẻ có tư duy lạc hậu, bo bo giữ mình đặc biệt là những con người có "hậu thuẫn" luôn nghênh ngang đắc chí.

Tóm tắt Tôi và chúng ta hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 3)

Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch thiên tài của Việt Nam. Ông đã để lại biết bao nhiêu sáng tác giàu ý nghĩa. Bên cạnh vở kịch mang đậm tính triết lý nhân sinh là Hồn Trương Ba da hàng thịt thì vở kịch Tôi và chúng ta cũng là một trong những vở đặc sắc. Đặc biệt cảnh 3 của vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn xung đột nhất, đáng xem nhất của toàn vở kịch này. Tình huống kịch là sự mâu thuân giữa một bên là giám đốc Hoàng Việt và một bên là phó giám đốc Nguyễn Chính. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ. Hoàng Việt nhận thấy được những khó khăn mà công nhân và xí nghiệp đang phải đối mặt cho nên anh đã đưa ra một quyết định táo bạo về sự thay đổi trong cách thức hoạt động sản xuất của xí nghiệp.

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 4)

Vở kịch là những vấn đề của đất nước trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước đã được đề cập một cách khá cụ thể, có ý nghĩa khái quát trong vở kịch Tôi và chúng ta của tác giả. Vở kịch đã tạo nên một tiếng vang, gợi lên những suy ngẫm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái bảo thủ lạc hậu và tư tưởng đổi mới táo bạo, khuyến khích cổ vũ cho những con người bằng khả năng và nhiệt tình quyết tâm thay đổi lề lối làm việc và tư duy cũ, để góp công sức cùng mọi người đưa đất nước đi lên.

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 5)

Đoạn trích Tôi và chúng ta là cảnh thứ ba trong vở kịch lớn cùng tên, đánh dấu cuộc xung đột quan điểm đầu tiên về việc thay đổi lề lối, phương thức hoạt động giữa hai tư tưởng trong một xí nghiệp nhà nước tên là Thắng Lợi. Một bên là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu cứ khư khư ôm lấy những giáo điều, quy chế đề ra từ cấp trên, mà chẳng cần phải suy nghĩ vận động xem quy chế ấy có còn phù hợp hay không. Một bên còn lại là những đại diện cho tư tưởng cải tổ đổi mới toàn diện, bởi họ phát hiện ra những lỗ hổng, những quy định cứng nhắc đang kiềm cặp sự phát triển của doanh nghiệp, bức ép cuộc sống của những người công nhân, đấy là nguyên nhân của nhiều tiêu cực trong xí nghiệp, và đại diện phải kể đến Hoàng Việt (giám đốc), Lê Sơn (Kỹ sư), Thanh (kíp trưởng phân xưởng 1) và đông đảo các anh chị em công nhân khác.

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 6)

Trong cuộc họp của xí nghiệp, giám đốc Hoàng Việt yêu cầu Lê Sơn trình bày kế hoạch để mở rộng sản xuất và nêu phương án làm ăn mới trước các thành viên để nâng cao chất lượng và đời sống công nhân cũng như khắc phục sự trì trệ của xí nghiệp. Sau khi trình bày, tuy kế hoạch bị một số thành phần theo lề lối cũ phản đối, tiêu biểu là phó giám đốc Nguyễn Chính, song được các công nhân và các kỹ sư có quan niệm tiến bộ ủng hộ.

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 7)

Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

Tóm tắt Tôi và chúng ta (mẫu 8)

Sau thời gian làm giám đốc công ty Thắng Lợi, Hoàng Việt hiểu rằng công ty sớm muộn đến lúc phá sản, những công việc trong công ty trước nay đều là không có thật, mọi người không toàn tâm toàn ý vì công ty. Chỉ một vài người nhận ra sự thiếu sót của công việc cần làm. Thấy sự cấp bách, giám đốc Việt quyết tâm thay đổi bộ máy , xây dựng lại công ty. Nhưng lại gặp phải những người thiếu hiểu biết như Nguyễn Chánh. Từ đó, mâu thuẫn xung đột kịch ngày càng lên cao.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Những ngôi sao xa xôi

Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Tóm tắt Bố của Xi-mông

Tóm tắt Con chó Bấc

Tóm tắt Bắc Sơn

1 1,026 20/12/2023
Tải về