TOP 21 mẫu Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (2024) mới nhất

Với Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ môn Ngữ văn lớp 9 gồm 21 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ từ đó học tốt môn Văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 2,389 20/12/2023
Tải về


Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ - Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ văn 9 Tiếng nói của văn nghệ

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 1)

Tiếng nói văn nghệ đã đưa ra hệ thống luận điểm về nội dung, giá trị của văn nghệ trong đời sống. Thông qua bài viết, tác giả Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sức mạnh và vai trò không thể thiếu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 2)

Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống. Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức. Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu: Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống. Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 3)

Văn bản Tiếng nói của văn nghệ đã chỉ ra vai trò của vị trí của văn nghệ với cuộc sống qua 3 luận điểm chính:

- Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống: Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức.
- Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu: Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống.

- Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 4)

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 5)

Văn nghệ gắn với lao động sản xuất, gắn với thiên nhiên. Đối với những con người lam lũ vất vả văn nghệ đem tới cho họ ánh sáng hi vọng, lay động tình cảm, như những câu hát than thân, những câu hát về tình yêu thương cuộc sống, những câu hát về tình yêu thiên nhiên đất nước. Tất cả đều là tác phẩm của những người nông dân chân lấm tay bùn, thông qua lao động vất vả, họ tìm ra được những quy luật cuộc sống và đưa vào ca dao tục ngữ, truyền miệng từ đời này sang đời khác để làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần, thắp sáng tâm hồn.. Tiếng nói của văn nghệ trải qua hơn nửa thế kỷ đầy biến động, thế giới văn chương có phần đổi khác những những quan điểm của Nguyễn Đình Thi chưa bao giờ là cũ, mà nó luôn trường tồn với thời gian

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 6)

Văn bản phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không những thế nó cũng thể hiện được chiều sâu nhân văn khi đi sâu khai thác về thế giới tâm lí, đời sống tâm hồn của con người. Văn bản thể hiện thực tại khách quan không theo một khuân khổ nhất định mà được bàn tay người nghệ sĩ nhào lặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản thân mình thông qua văn bản.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 7)

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại – không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.

Một tác phẩm nghệ thuật không chỉ được hiểu là những lời nói suông, lý thuyết khô khan mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo. Những niềm vui và nỗi buồn, tình yêu và thù hận, những ước mơ, những bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả đều khiến người đọc cảm thấy rưng rưng, ​​ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đỗi bình thường và quen thuộc. Tiếng nói văn nghệ là một nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, đặc biệt là hình ảnh của cuộc chiến đấu và sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta ngày nay. Nghệ thuật là tiếng nói của tình yêu. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 8)

Tác phẩm nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại và người nghệ sĩ lại nói một cách đầy mới lạ, độc đáo. Nghệ thuật không chỉ là những luân lý hay một triết lý đời người, mà còn là thứ sánh sáng làm thay đổi hẳn cách ta nhìn, óc ta nghĩ. Văn nghệ nói chuyện với chúng ta bằng tâm hồn, trí tuệ, và trí thức. Nghệ thuật còn là tiếng nói của tư tưởng. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người nghệ sỹ với nguyện vọng khao khát lớn lao hun đúc bằng tâm huyết cả cuộc đời.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 9)

Mọi người vẫn thường nhớ đến Nguyễn Đình Thi là tác giả của bài thơ Đất Nước, nhưng người ta vẫn không quên rằng ông còn có tài viết văn nghị luận cũng rất xuất sắc. Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội là thành viên của Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập. Ông có hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận, phê bình.

Bài văn nghị luận xuất sắc của ông là bài tiểu luận “tiếng nói của văn nghệ”. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” ( xuất bản năm 1956). Bài tiểu luận là phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.

Nguyễn Đình Thi đã cho ta nhiều kiến thức hay và ý nghĩa trong bài viết Tiếng nói của văn nghệ. Để ta hiểu rằng văn nghệ chính là sự động viên cho nguồn cảm hứng hằng ngày trong cuộc sống con người.

Văn học được chắp cánh từ sự thực tại, đời sống thực tại trở thành vật liệu để các nghệ sĩ gửi gắm những thông điệp của mình. Vậy văn nghệ tức là hiện thực mang tính cụ thể sinh động.

Nhiều người vẫn lầm tưởng văn nghệ là tiếng nói khô khan, nhưng thật sự văn nghệ chính là đời sống tình cảm của con người. Có những chuyện không thể nói thoại trực tiếp mag người nghệ sĩ mượn văn nghệ để truyền tải nội dung câu chuyện. Đôi khi nhờ đến văn nghệ mà giúp con người thâm dần tư tưởng triết lí nhân văn. Qua đó cho thấy nội dung tiếng nói của văn nghệ chính là những tâm tư, sự gửi gắm một thông điệp ý nghĩa của người nghệ sĩ vào tác phẩm nhằm hướng đến một mục đích tốt đẹp vào cuộc sống con người.

Văn nghệ giúp chúng ta có cái nhìn phong phú hơn, đúng đắn hơn với bản thân và cuộc đời. Nhiều khi ta buồn ta cần nghe một bản nhạc vui tươi hơn, chính điều đó dần dần giúp ta có cái nhìn tích cực hơn, lạc quan hơn, và vui vẻ hơn trong cuộc sống. Mọi người có biết được rằng văn nghệ đã “truyền lại và gieo vào bóng tối” những cuộc đời lam lũ, cực nhọc một ánh sáng và lay động những tình cảm ở họ, giúp cho tâm hồn họ được sống, được hi vọng vào một tương lai tươi sáng

Bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã giúp người đọc, người nghe hiểu được nhiều hơn mà những gì văn nghệ đem lại. Nó chính là sợi dây kết nối kỳ diệu giữa người nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt sâu xa từ trái tim. Nguyễn Đình Thi đã phân tích và khẳng định điều ấy một cách rất tinh tế, chi tiết. Qua đó ta thấy rằng: trong cuộc sống chúng ta nhờ có văn nghệ mà trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều!

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 10)

Chúng ta nhắc đến Nguyễn Đình Thi không chỉ với tư cách là một nhà thơ mà còn nhắc đến ông với tư cách là một nhà văn, nhà soạn kịch, sáng tác nhạc, một nhà lí luận phê bình văn học. Ông đã có rất nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Việt Nam. Về lĩnh vực lí luận phê bình nói riêng, Nguyễn Đình Thi đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc bởi lối viết giản dị, giàu hình ảnh, tiêu biểu phải kể đến bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. Bài tiểu luận này được ông viết năm 1948 và in trong tập “Mấy vấn đề văn học” xuất bản năm 1956.

Văn học luôn được chắp cánh từ hiện thực, đời sống thực tại trở thành vật liệu để các nghệ sĩ gửi gắm những thông điệp của mình. Ông đã đưa ra hai dẫn chứng được lấy từ hai tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả vĩ đại để tăng tính thuyết phục cho luận điểm. Hai dẫn chứng đó là những câu thơ trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du và nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Lép Tôn-xtôi.

Văn nghệ phản ánh cuộc sống chân thực, những con người, số phận trong tác phẩm văn học cũng phần nào phản ánh con người ngoài thực tế. Nhưng với đặc trưng là tính sáng tạo nên ngoài việc thể hiện chân thực cuộc sống trên những trang viết, người nghệ sĩ còn làm cho những hình ảnh, hình tượng trở nên sinh động hơn.

Tác phẩm văn học không phải là những lí thuyết khô khan mà nó còn đem đến cho chúng ta những rung động, sự ngỡ ngàng trước những điều vốn rất quen thuộc. Tác giả Nguyễn Đình Thi thật xác đáng khi ông khái quát được: “Lời gửi của văn nghệ không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội”.

Thông qua văn nghệ, chúng ta biết được “bao nhiêu bộ mặt con người trước kia ta chưa nhìn thấy, bao nhiêu vẻ mới mẻ, bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa”. Qua cách nhìn của người nghệ sĩ, hiện thực được hiện lên mang tính cụ thể và sinh động. Nó không chỉ đơn thuần là những gì xảy ra trong đời sống mà còn là những rung cảm, nhận thức của người sáng tạo và tiếp nhận.

Văn nghệ đã “truyền lại và gieo vào bóng tối” những cuộc đời lam lũ, cực nhọc một ánh sáng và lay động những tình cảm ở họ, giúp cho tâm hồn họ được sống. Văn nghệ không thể tồn tại xa lìa cuộc sống. Nó phản ánh đời sống tinh thần, là tiếng nói của “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội” của con người.

“Tiếng nói của văn nghệ” đã góp phần tạo nên một phong cách phê bình, lí luận riêng của Nguyễn Đình Thi. Tác phẩm đã làm rõ vai trò, giá trị của văn nghệ đối với cuộc sống con người. Nhờ có văn nghệ mà tâm hồn con người được mở rộng, nó giúp con người có cái nhìn đa dạng, phong phú hơn về thế giới bên ngoài.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 11)

Thật đúng đắn khi nói rằng văn học là tiếng nói đầy nghệ thuật thuật của người nghệ sĩ. Chúng là những sợi dây vô hình gắn kết truyền tải cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ đến với độc giả. Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi đã lập luận một cách đầy thuyết phục và duyên dáng quan điểm trên.

Trong phần đầu của tác phẩm Nguyễn Đình Thi đi vào phân tích và làm rõ nội dung của văn nghệ. Ông cho rằng văn học là thực tại khách quan, là tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta, mượn những vật liệu từ chính cuộc sống đa màu, đa vẻ, không phải là thứ gì bay bổng, cao xa.

Không chỉ nói về nội dung cốt lõi của văn nghệ Nguyễn Đình Thi còn trình bày quan điểm của mình về sức mạnh và ý nghĩa của văn nghệ. Văn nghệ có sức mạnh như là một sợi dây kết nối thế giới bên ngoài với con người bị ngăn cách khỏi cuộc sống, tiêu biểu như những người tù chính trị, bị giam cầm cả về thể xác lẫn tinh thần, bị ngăn cách bị tra tấn trong không gian chật hẹp, tù túng, đầy ngột ngạt.

Chung quy lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, từ vui, buồn, giận dữ, hay tuyệt vọng, hăng hái,… tất cả đều có thể thông qua nghệ thuật mà bày tỏ, truyền đạt. Nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, những đốm lửa đầy nhân văn, sưởi ấm những tâm hồn lạnh giá, cô tịch nhất, giải phóng con người, giúp con người tự thoát khỏi cái gông xiềng tăm tối vô hình của bản thân. Tạo cho tâm hồn con người sự sống mãnh liệt, làm phong phú thế giới nội tâm, khiến con người biết yêu thương hơn cuộc sống này.

Tiếng nói của văn nghệ trải qua hơn nửa thế kỷ đầy biến động, thế giới văn chương có phần đổi khác những những quan điểm của Nguyễn Đình Thi chưa bao giờ là cũ, mà nó luôn trường tồn với thời gian. Điều đó cho thấy, thời nào cũng vậy văn nghệ luôn có những đặc điểm chung nhất, mà người nghệ sĩ phải nắm rõ để sáng tác ra những tác phẩm nghệ nghệ thuật chân chính, có giá trị, thế mới là người nghệ sĩ có tâm và có tầm.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 12)

Tố Hữu từng cho rằng cuộc sống là nơi khởi phát và cũng là nơi hướng đến của văn nghệ. Có thể thấy đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ của văn nghệ luôn là con người và chỉ con người. Giữa người nghệ sĩ và người đọc có sự gắn kết không thể tách rời. Nói về mối quan hệ này, Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây chuyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” (Tiếng nói văn nghệ)

Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. Tác phẩm văn nghệ không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc – mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.

Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ. Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc, khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.

Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.

Bằng cách thức đặc biệt đó văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền. Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó

Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh họa cho các tư tưởng chính trị.- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.

Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt – con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.

Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn. Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hóa to lớn.Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.

Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim. Tác phẩm văn nghệ chính là tiếng nói “của tâm hồn”, là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, là sợi dây chuyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 13)

“Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chật chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh luận điểm: Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tầm hồn. Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ sĩ không chỉ miêu tả hiện thực mà muốn nói một điều gì mới mẻ. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc “rung động với cái đẹp”. Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê “trắng điểm”, mùa xuân đã làm cho chúng ta “rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu hình ảnh đẹp để từ một ánh trăng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người, sự sống ở quanh ta, mà trước kia “ta chưa biết nhìn thấy”, bỗng làm ta “ ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn” mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lớn “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng” rất kì diệu, nó “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ “một cách sống của tâm hồn”.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ – cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát… đã làm cho những người bị giam cầm “vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài “Tiếng nói của văn nghệ” không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn cùa bài tiểu luận này.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 14)

Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” là hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống con người.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 15)

Tiếng nói của văn nghệ được tác giả Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, tác giả đã tập trung vào 3 luận điểm:

- Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống:

Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức.

- Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu:

Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống.

- Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng:

Nghệ thuật thì chắc chắn không thiếu tư tưởng. Tư tưởng văn nghệ mang tính đặc thù và thể hiện một cách tinh tế. Tư tưởng cũng chính là nơi văn nghệ hướng đến.

=> Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” là hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống con người.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 16)

Bài văn “Tiếng nói của nghệ thuật ” là một hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh và thể hiện của nghệ thuật. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh to lớn của nghệ thuật trong đời sống con người. Tiếng nói nghệ thuật rất cần thiết cho đời sống con người, đặc biệt là hình ảnh chiến đấu và sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hôm nay.

Nghệ thuật là tiếng nói của tình yêu. Nó có ma lực, sức mạnh cảm hóa lớn lao.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 17)

Nội dung chủ yếu của nghệ thuật là hiện thực cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và cảm nhận cá nhân của người nghệ sĩ.

Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những chất liệu vay mượn của hiện thực – không đơn thuần là ghi chép, sao chép hiện thực đó một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.

Một tác phẩm nghệ thuật không chỉ là những ngôn từ sáo rỗng, những lý thuyết khô khan và cứng nhắc, mà nó chứa đựng tất cả tâm hồn giàu cảm xúc của những người sáng tạo ra nó. Vui và buồn, yêu và ghét, ước mơ, khoảnh khắc thoáng qua của tuổi trẻ… Tất cả đều mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc xen lẫn bỡ ngỡ trước những điều tưởng chừng như rất đỗi bình thường và quen thuộc.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 18)

Tác phẩm nào cũng được xây dựng bằng những chất liệu vay mượn từ hiện thực và nghệ sĩ nói lên một cách mới lạ, độc đáo. Nghệ thuật không chỉ là đạo lý hay triết lý sống mà còn là ánh sáng làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của chúng ta. Nghệ thuật nói với chúng ta bằng tâm hồn, tri thức và khối óc. Nghệ thuật cũng là tiếng nói của tư tưởng. Tác phẩm là kết tinh của tâm hồn nghệ sĩ với hoài bão và niềm đam mê lớn được rèn giũa suốt cuộc đời.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 19)

Nghệ thuật phản ánh và thể hiện cuộc sống. Nghệ thuật xuất hiện từ chính cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ. Chức năng của nghệ thuật vô cùng kỳ diệu: Tiếng nói của nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói của cảm xúc. Nó mang lại khát vọng sống, khát vọng cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn của con người. Nghệ thuật đã mang đến những điều kỳ diệu cho cuộc sống. Tiếng nói của nghệ thuật cũng là tiếng nói của tư tưởng: Nghệ thuật tất nhiên không thiếu ý tưởng. Tư tưởng nghệ thuật được thể hiện cụ thể và tinh tế. Hệ tư tưởng cũng là nơi nghệ thuật hướng tới.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 20)

Nghệ thuật phản ánh và thể hiện cuộc sống. Nghệ thuật xuất hiện từ chính cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp vừa là nghĩa vụ, vừa là thiên chức. Chức năng của nghệ thuật vô cùng kỳ diệu: Tiếng nói của nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói của cảm xúc. Nó mang lại khát vọng sống, khát vọng cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn của con người. Nghệ thuật đã mang đến những điều kỳ diệu cho cuộc sống. Tiếng nói của nghệ thuật cũng là tiếng nói của tư tưởng.

Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ (mẫu 21)

Văn hóa gắn liền với lao động sản xuất và thiên nhiên. Đối với những người dân lao động vất vả, nghệ thuật mang đến cho họ ánh sáng hy vọng, những cảm xúc cảm động như những lời than thở, những bài thơ về tình đời, những bài hát về tình yêu thiên nhiên. Quốc gia. Tất cả đều là công việc của những người nông dân chân lấm tay bùn, qua lao động cần cù, họ tìm ra những quy luật của cuộc sống và đúc kết thành tục ngữ, truyền từ đời này sang đời khác để làm phong phú đời sống tinh thần, thắp sáng tâm hồn.. Tiếng nói của nghệ thuật qua nửa thế kỷ đầy sóng gió, giới văn chương có phần thay đổi. Quan điểm của Nguyễn Đình Thi không bao giờ cũ, nhưng nó luôn trường tồn với thời gian

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

Tóm tắt Con cò

Tóm tắt Mùa xuân nho nhỏ

Tóm tắt Viếng lăng bác

1 2,389 20/12/2023
Tải về