TOP 22 mẫu Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (2024) mới nhất

Với Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh môn Ngữ văn lớp 9 gồm 21 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh từ đó học tốt môn Văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 5,005 19/06/2024
Tải về


Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh - Ngữ văn 9

Bài giảng Ngữ Văn 11 Phong cách Hồ Chí Minh

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 1)

“Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990. Cuộc đời của Bác đã đi qua nhiều nước trên thế giới. Ở mỗi đất nước khác nhau, Bác lại học hỏi và tiếp thu các nền văn hóa ấy một cách có chọn lọc. Chính vì vậy, vốn kiến thức của Người vô cùng phong phú. Người cũng biết đọc và viết thành thạo rất nhiều thứ tiếng. Bác còn có một lối sống vô cùng giản dị từ cách ăn, cách mặc, cách sinh hoạt hàng ngày.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 2)

Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói được mà còn viết được (Pháp, Anh, Hoa, Nga…). Bác cũng hiểu biết văn hóa, nghệ thuật các nước, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bảnBác sống giản dị, thanh cao không phải để khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần và quan niệm về lối sống đẹp.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 3)

Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vừa giản dị vừa thanh cao. Suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi đến nhiều nơi và được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, cả phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy, Người am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới như, văn hóa thế giới sâu sắc.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 4)

Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói được mà còn viết được (Pháp, Anh, Hoa, Nga…). Bác cũng hiểu biết văn hóa, nghệ thuật các nước, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Dù chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, tiếp thu cái hay cái đẹp nhưng Bác vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng là một vị chủ tịch nước có lối sống giản dị. Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 5)

Phong cách của Hồ Chí Minh được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, tư trang ít ỏi. Tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 6)

Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người vừa giản dị vừa thanh cao. Suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi đến nhiều nơi và được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, cả phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy, Người am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới như, văn hóa thế giới sâu sắc.

Dù chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, tiếp thu cái hay cái đẹp nhưng Bác vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng là một vị chủ tịch nước có lối sống giản dị. Điều ấy được thể hiện qua ngôi nhà sàn đơn sơ nơi Bác ở, hay trang phục, bữa ăn hằng ngày của Bác. Nhưng chớ có hiểu lầm rằng cách sống của Bác là khác người, là muốn thần thánh hóa bản thân. Mà đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần mà Người đã lựa chọn.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 7)

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa và hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 8)

Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói được mà còn viết được (Pháp, Anh, Hoa, Nga…). Bác cũng hiểu biết văn hóa, nghệ thuật các nước, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Dù tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.

Lối sống ấy vô cùng giản dị. Bác “lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình”. Trang phục cũng hết sức giản dị với “bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ”. Bữa ăn hàng ngày “đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Nếp sống ấy giống như của các vị danh nho như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm – được tác giả cho rằng là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn”.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 9)

Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.

Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.

Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình.

Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.

Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt.

Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 10)

Cuộc đời Hồ Chí Minh đầy truân chuyên. Người đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới và thành thạo nhiều ngôn ngữ. Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước. Tuy là một người uyên bác nhưng Người có một phóng cách sống vô cùng giản dị từ nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc, đến cách sống thanh cao và có văn hóa.

Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bác sống giản dị, thanh cao không phải để khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần và quan niệm về lối sống đẹp.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 11)

Ca ngợi vốn trí thức văn hóa nhân loại hết sức sâu rộng của Bác Hồ. Đó là quá trình Bác tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên Thế giới từ Đông sang Tây, từ các nước Châu phi, châu Á, châu Mĩ,…Hơn thế nữa, Bác Hồ còn nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng Ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hoa, Nga,… Không những vậy, Bác còn thử sức mình ở nhiều lĩnh vực, nhiều công việc khác nhau.

Để tích lũy cho mình vốn tri thức sâu rộng như vậy, Bác Hồ đã không ngừng cố gắng để học hỏi, tìm tòi để am hiểu về văn hóa của các dân tộc, cũng như các nước Bác đã từng đặt chân đến. Không chỉ là tiếp xúc, mà Bác luôn có sự chọn lọc trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Bác tiếp thu những giá trị văn hóa hay, đẹp và tích cực phê phán những điều tiêu cực của văn hóa tư bản.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 12)

Cuộc đời của Bác trải qua đầy truân chuyên Bác đã đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Người đã tiếp nhận văn hóa nhân loại một cách chọn lọc, tiếp thu những cái tốt đồng thời phê phán những cái xấu xa của chủ nghĩa tư bản. Chính vì thế vốn kiến thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng và uyên bác. Tác giả còn đưa đến cho người đọc phong cách sống giản dị của Bác. Giản dị từ phong cách sinh hoạt nhà ở, trang phục và đến chuyện ăn uống.

Bác ở một ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ rất đơn sơ mộc mạc những món ăn uống rất đạm bạc. Đó là một phong cách sống không phải để khác người, khác đời mà là để nuôi dưỡng tinh thần và quan niệm về lối sống đẹp.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 13)

Phong cách Hồ Chí Minh đề cập đến lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, làm nhiều nghề khác nhau. Có thể nói Người am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không có gì lay chuyển được ở Người, trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống bình dị, rất Việt Nam, phương đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Nơi ở và nơi làm việc rất giản dị, chiếc nhà sàn nhỏ bằng fỗ bên cạnh chiếc ao. Trang phục của người cũng hết sức gản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Hằng ngày việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, không chút cầu kì, với những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém. Tư trang của người cũng ít ỏi với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Lối sống thanh cao của người là một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 14)

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực.

Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”.

“Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc…” “tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…”. Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc… tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo. Từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chăm sóc và yêu thương như người thân trong gia đình. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được. Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 15)

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người “đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người “đã ghé lại” nhiều hải cảng, “đã thăm” các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người “đã sống dài ngày” ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh…

Người “nói và viết thạo” nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga… Không phải là lắm tiền đi du lịch… mà trái lại cuộc đời Người “đầy truân chuyên”, Người “đã làm nhiều nghề”, và đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.

Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và “đã nhào nặn” tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái “cung điện” của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc “rất mộc mạc, đơn sơ”.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền…, rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”.

Lê Anh Trà “bất giác nghĩ đến”, liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là “tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là “lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tác giả Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca “Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người”. Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 16)

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990). Bài văn khẳng định nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị.

Phần đầu của văn bản nói về vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.

Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga., và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.

Phần thứ hai của văn bản nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh. Tác giả đã giới thiệu lối sống ấy một cách cụ thể bằng những chi tiết tiêu biểu, từ ngôi nhà cho đến trang phục và cách ăn uống. Mở đầu là một lời bình luận đầy ấn tượng: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi.

Khép lại đoạn văn kể về lối sống của Bác cũng là một lời bình luận đầy thuyết phục: “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ nào, một vị tổng thông hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống giản dị và tiết chế đến mức như vậy”. “Tiết chế” là hạn chế, là giữ không cho vượt qua mức. Tuy nhiên, không nên hiểu “tiết chế” là lối sống khắc khổ theo kiểu tu hành; cũng không nên hiểu là tự hạn chế mình để trở thành khác đời, hơn đời.

Sống giản dị, đó không chỉ là một lối sống, thể hiện một quan niệm sống, mà còn gắn với một quan niệm thẩm Mỹ, quan niệm về cái đẹp: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. Cho nên, sống giản dị mà thanh cao chính là ở đó cái đẹp, cái thanh cao nằm ngay trong cái giản dị. Tác giả đối chiếu lối sống của Bác với lối sống của “các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức”.

Bằng một lối viết giàu sức thuyết phục, tác giả Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn có ý nghĩa bồi đắp tình cảm tự hào và kính yêu lãnh tụ.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 17)

Đến với tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã vẽ cho người đọc thấy được hình ảnh vị lãnh tụ của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vừa giản dị lại vừa thanh cao. Suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đặt chân đến nhiều nói, nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa khắp nơi, kết hợp học hỏi từ thực tiễn và lao động. Vì vậy, Người vốn tri thức văn hóa nhân loại rất sâu rộng. Là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới và am hiểu văn hóa thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hóa các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Dù chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa nhưng Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp một cách có chọn lọc, phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản và trên nền tảng văn hóa dân tộc và sự ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn nên một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông nhưng vẫn rất hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có lối sống rất giản dị. Những điều ấy được thể hiện qua ngôi nhà sàn đơn sơ nơi Bác ở, hay trang phục, những bữa ăn hằng ngày của Bác. Không phải là tự thần thánh hóa, tự làm cho bản thân khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên trong nhân cách chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 18)

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 19)

Cuộc đời của Hồ Chí Minh đầy khó khăn. Ông đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới và đã thành công trong việc sử dụng nhiều ngôn ngữ. Động lực để Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước. Tuy là chú ruột nhưng ông có lối sống vô cùng giản dị phóng khoáng từ nơi ở, nơi làm việc giản dị, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc cho đến nếp sống thanh cao, có văn hóa. Viết về nhân sinh quan của Bác, tác giả nghĩ đến thân thế của các bậc trí giả ngày xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bác sống giản dị, thanh cao, không sống khác đời, hơn đời. Đó là lối sống cao thượng, là lối bồi dưỡng tinh thần và là quan niệm về lối sống đẹp.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 20)

Trong cuộc đời gian khổ của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và say sưa với nhiều ngôn ngữ khác nhau: Pháp, Anh, Trung, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế đó vẫn không phát huy tác dụng. ảnh hưởng đến nhân cách con người Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hàng ngày đến cách làm việc. Lối sống giản dị, tao nhã giống như các bậc danh nhân ngày xưa, hoàn toàn không phải là lối sống tự cao tự đại, làm cho mình khác người. Đó là một lối sống cao thượng, một cách nuôi dưỡng tinh thần của Bác.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 21)

Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cho độc giả thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh – một kẻ lừa đảo vừa lạ lùng vừa cao cả. Trong suốt những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, cả phương Đông và phương Tây. Do đó, ông hiểu rất nhiều về con người và con người trên thế giới, chẳng hạn như văn hóa thế giới một cách sâu sắc. Dù chịu ảnh hưởng của mọi nền văn hóa, tiếp thu những điều tốt đẹp nhưng Bác vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một vị chủ tịch có lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện qua ngôi nhà sàn giản dị nơi Bác ở, hay bộ quần áo, bữa ăn hàng ngày của Bác. Nhưng có điều chắc chắn là cách sống của Bác có khác, là muốn thần thánh hóa mình. Đó là một lối sống cao thượng, một con đường thiêng liêng mà Bác đã chọn.

Tóm tắt Phong cách Hồ Chí Minh (mẫu 22)

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống giản dị mà cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã tiếp xúc với nền văn hóa của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể nói Người là người am hiểu về các dân tộc và các dân tộc trên thế giới, đã tiếp thu hết cái hay cái đẹp đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã hòa quyện với cội nguồn văn hóa dân tộc bền vững của ông, trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống bình dị, rất Việt Nam. , đậm chất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. Nơi ở và làm việc rất đơn sơ, một ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao. Trang phục của anh ta cũng rất dã man, với bộ quần áo bà ba màu nâu, chiếc áo sơ mi thủ công và đôi dép đi săn thô sơ. Hàng ngày, công việc ăn uống của người dân cũng rất thanh đạm, không cầu kỳ với những món ăn đậm chất dân tộc như cá kho tộ, rau má, dưa muối. Đồ dùng cá nhân cũng ít đá với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm. Lối sống cao thượng của con người là một lối nuôi dưỡng tinh thần, một quan niệm sống thấm thía, có khả năng trả lại hạnh phúc cao thượng cho tâm hồn và thể xác.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Tóm tắt Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

Tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

1 5,005 19/06/2024
Tải về