- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Bảo hiểm xã hội (116)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (76)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (67)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Biển báo giao thông (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
Thời gian nghỉ thai sản sinh mổ mới nhất 2025
1.Thời gian nghỉ thai sản sinh mổ mới nhất 2025
1.1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai
Tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần không quá 02 ngày;
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.3. Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ngay sau khoảng thời gian hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của người mẹ chưa phục hồi thì người lao động sẽ được hưởng chế dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 07 - 10 ngày nếu sinh mổ.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh mổ mới nhất
Theo Khoản 2.2.2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ mà lao động nữ cần chuẩn bị bao gồm:
- Trường hợp mang thai bình thường:
Chuẩn bị bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:
- Trường hợp phải điều trị nội trú: Có thêm bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Trường hợp phải điều trị ngoại trú: Có thêm Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Trường hợp phải giám định y khoa: Có thêm biên bản giám định y khoa.
- Ngoài ra, có thể yêu cầu cần thêm một số giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận phẫu thuật sinh mổ (nếu chưa có trong giấy ra viện).
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao).
- Sổ bảo hiểm xã hội (nếu nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm).
3. Thủ tục nộp hồ sơ hưởng chế độ khi sinh mổ
Căn cứ Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thủ tục hưởng hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ được tiến hành theo các bước sau đây:
- Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ, người lao động nộp lại cho doanh nghiệp nơi mình đang làm việc hoặc nếu đã nghỉ việc thì chủ động nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Thời hạn nộp như sau:
-
- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp: Thời hạn nộp là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Người lao động đã thôi việc trước khi sinh con: Không có quy định về thời hạn nộp.
- Bước 2: Chờ người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH (chỉ áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp phải lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) để nộp cho cơ quan BHXH.
- Bước 3: Nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.
Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian như sau:
-
- 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thôi việc trước khi sinh con.
4. Mức hưởng bảo hiểm thai sản sinh mổ mới nhất 2025
4.1. Đối với lao động nữ
- Trợ cấp một lần khi sinh con
Theo quy định tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức trợ cấp 01 lần khi sinh con được tính như sau:
Tiền trợ cấp một lần/con = 02 x Mức lương cơ sở |
Từ 01/07/2024, mức lương cơ sở tăng từ 1.800.000 VNĐ lên 2.340.000 VNĐ. Như vậy, mức trợ cấp 01 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi như sau:
Trợ cấp 01 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi |
|
Trước 01/07/2024 |
Từ 01/7/2024 |
3,6 triệu đồng/con |
4,68 triệu đồng/con |
- Tiền hưởng chế độ thai sản:
- Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con, theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
Mức hưởng |
= |
100% |
x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
x |
6 tháng |
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
Ví dụ: Chị A có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ sinh là:
- Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ ba: 5.000.000 VNĐ
- Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu: 7.000.000 VNĐ
=> Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ việc của chị A là:
[5.000.000 x 3 (tháng) + 7.000.000 x 3 (tháng)] / 6 tháng = 6.000.000 VNĐ
=> Mức hưởng chế độ thai sản của chị A là:
100% x 6.000.000 x 6 tháng = 36.000.000 VNĐ
-
- Tiền trợ cấp trong các trường hợp khác (tính theo số ngày nghỉ):
Mức hưởng |
= |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
: |
24 |
x |
Số ngày nghỉ |
Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng BHXH của lao động nữ là 12.000.000 đồng/tháng. Nếu lao động nữ đó phải phẫu thuật để sinh thì theo quy định sẽ được nghỉ 07 ngày làm việc. Do đó, số tiền thai sản mà người lao động nữ đó được nhận là:
12.000.000 đồng : 24 x 7 = 3.500.000 đồng.
- Mức tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, công thức tính mức tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:
Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh/01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở |
Căn cứ vào mức lương cơ sở hiện nay (2,34 triệu đồng), mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là:
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh |
|
Trước 01/07/2024 |
Từ 01/7/2024 |
540.000 đồng/ngày |
702.000 đồng/ngày |
4.2. Đối với lao động nam
- Tiền chế độ thai sản của lao động nam
Căn cứ Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tiền thai sản của chồng được tính theo công thức:
Mức hưởng |
= |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
: |
24 |
x |
Số ngày nghỉ |
Ví dụ: Anh B có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi vợ sinh là 12.000.000 VNĐ. Vợ anh B sinh mổ nên anh được hưởng chế độ thai sản 07 ngày.
=> Mức hưởng chế độ thai sản của anh B:
12.000.000 / 24 x 7 = 3.500.000
- Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
Theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, nếu đủ điều kiện được hưởng, mức tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con mà lao động nam sẽ được nhận được tính theo công thức:
Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở |
Với mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng, trợ cấp 01 lần/con của lao động nam hiện nay là 2 x 2,34 = 4,68 triệu đồng.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Giấy chứng sinh lấy ở đâu?
Giấy chứng sinh được cấp tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi mẹ sinh con.
5.2. Thời hạn nộp hồ sơ thai sản là bao lâu?
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, mẹ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Nếu lao động nữ đã nghỉ việc thì theo luật không có quy định về thời hạn nộp hồ sơ.
5.3. Sinh mổ lần 2 có cần thêm giấy tờ đặc biệt không?
Không, giấy tờ cần thiết như lần đầu sinh mổ, nhưng cần lưu ý cập nhật thông tin bảo hiểm nếu đã thay đổi công ty hoặc nơi ở.
5.4. Đóng bảo hiểm như thế nào thì được hưởng chế độ thai sản?
Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định.
5.5. Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản thì có kịp hưởng không?
Lao động có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản vẫn kịp hưởng chế độ thai sản nếu thời gian đóng từ đủ 6 tháng trước khi sinh con (tức là bắt đầu đóng muộn nhất vào tháng thứ 4 của thai kì trong trường hợp mang thai đủ 9 tháng).
5.6. Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm thai sản không?
Người lao động có thai trước khi vào công ty vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh mổ mới nhất 2025
- Cách tính tiền thai sản sinh mổ chuẩn quy định 2025. Thủ tục hưởng chế độ thai sản sinh mổ thế nào?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản mới nhất 2025
- Quá hạn nộp hồ sơ thai sản có được hưởng chế độ thai sản nữa không?
- Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính ngày phép năm không?