- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đăng kiểm (41)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Hóa đơn (24)
Người thân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp nào? Cách tính trợ cấp tuất 1 lần khi có người thân đang hưởng lương hưu chết được quy định như thế nào?
1. Người thân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp nào?
1.1. Đối với người đóng BHXH bắt buộc
Theo quy định tại Điều 69, Luật bảo hiểm xã hội 2014 các đối tượng hưởng trợ cấp tuất một lần gồm những người quy định tại Khoản 1, và Khoản 3, Điều 66 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
- Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội 2014;
- Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội 2014;
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Khoản 2, Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
1.2. Đối với người đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 81, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đối tượng được trợ cấp tuất trong trường hợp bị mất là người:
- Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội;
- Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang hưởng lương hưu.
- Những đối tượng trên khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
2. Cách tính trợ cấp tuất 1 lần khi có người thân đang hưởng lương hưu chết được quy định như thế nào?
2.1. Đối với người đóng BHXH bắt buộc
- Căn cứ Điều 70, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần như sau:
- Đối với người đang hưởng lương hưu
Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu
-
- Đối với các trường hợp còn lại
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Ttrước2014 + 2 x Mbqtl x T2014
-
- Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH
- Ttrước2014 : Thời gian tham gia BHXH từ trước năm 2014
- T2014: Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014
- Các số tháng lẻ trước năm 2014 chuyển sang thời gian năm 2014 và làm tròn theo nguyên tắc từ 1- 6 tháng là nửa năm, từ 7 - 12 tháng làm tròn 1 năm).
- Lưu ý: Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần và mai táng phí là mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết.
2.2. Đối với người đóng BHXH tự nguyện
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi
- Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;
- Trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu như sau:
- Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
- Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
3. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất theo quy định mới nhất bao gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tử tuất như sau:
- Đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.
- Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Đối với người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng:
- Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
4. Thủ tục hưởng chế độ tử tuất
Theo quy định Điểm 1.1.2, Khoản 1 Điều 7, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH thủ tục hưởng chế độ tử tuất mới nhất được thực hiện gồm các bước sau:
4.1. Nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định để hưởng chế độ tử tuất.
- Truy cập vào Hệ thống, cập nhật thông tin, đối chiếu với dữ liệu để xét duyệt và trình lãnh đạo phê duyệt các quyết định, bản quá trình đóng BHXH (nếu có) theo mẫu số 04-HSB tương ứng với mục hưởng chế độ tử tuất.
- In 02 bản các quyết định hưởng, bản quá trình đóng BHXH tương ứng với từng chế độ theo mẫu (tại phụ lục đính kèm) trình lãnh đạo ký phát hành; chuyển Bộ phận TN - Trả KQ.
- Đối với thanh toán phí GĐYK: Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ BHXH, kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, xác định đối tượng, điều kiện và mức phí, cập nhật mức phí thanh toán vào quyết định hưởng BHXH; trường hợp không thanh toán thì có văn bản trả lời người hưởng nêu rõ lý do.
- Không thanh toán phí GĐYK đối với trường hợp người lao động đã GĐYK mà kết luận mức suy giảm KNLĐ được sử dụng để hưởng các chính sách khác trước đó.
- Trình tự nộp hồ sơ và tiếp nhận giải quyết hưởng chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH bắt buộc:
- Bước 1: Văn phòng ( xử lý trong 0,5 ngày làm việc).
- Bước 2: Phòng quản lý thu (xử lý trong 01 ngày làm việc)
- Bước 3: Phòng cấp sổ, thẻ (xử lý trong 01 ngày làm việc)
- Bước 4: Phòng chế độ BHXH (xử lý trong 05 ngày làm việc)
- Bước 5: Văn phòng, Phòng/ bộ phận KHTC (xử lý trong 0,5 ngày làm việc).
- Bước 6: Bưu điện
- Trình tự nộp hồ sơ và tiếp nhận giải quyết chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH, thân nhân của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng:
- Bước 1: Bộ phận TN-TKQ (0,5 ngày làm việc).
- Bước 2: Bộ phận chế độ BHXH; Thu; Cấp sổ, thẻ (07 ngày làm việc).
- Bộ phận chế độ BHXH (0,5 ngày làm việc).
- Bộ phận Thu (01 ngày làm việc).
- Bộ phận Cấp sổ, thẻ (01 ngày làm việc).
- Bộ phận chế độ BHXH (4,5 ngày làm việc).
- Bước 3: Bộ phận TN-TKQ, KHTC, Văn thư (0,5 ngày làm việc)
- Bước 4: Bưu điện
4.2. Chờ giải quyết
Tối đa trong vòng 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định sẽ được giải quyết hưởng chế độ tử tuất. Nếu không sẽ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.3. Nhận chi trả từ cơ quan BHXH
Thân nhân nhận quyết định chi trả chế độ tử tuất từ cơ quan BHXH.
Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng và thân nhân hưởng trợ cấp tuất không cùng một người thì:
- Giải quyết trợ cấp mai táng cho thân nhân lo mai táng.
- Giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được cử đại diện nhận trợ cấp hoặc giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với các thân nhân đủ điều kiện hưởng không phân biệt nơi cư trú cùng địa bàn hay khác địa bàn, trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng.
5. Chế độ trợ cấp mai táng đối với người đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện mới nhất năm 2025
5.1. Đối với người đóng BHXH bắt buộc
5.1.1. Đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng
Theo quy định tại Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khi tham gia bảo hiểm bắt buộc những đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
“a) Người lao động quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.”
5.1.2. Mức hưởng trợ cấp mai táng
Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại Khoản 1, Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chết. Ngoài ra, thân nhân người lao động bị chết được xét đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng hoặc tuất 1 lần.
5.2. Đối với người đóng BHXH tự nguyện
5.2.1. Đối tượng trợ cấp mai táng
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 80, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
- Người đang hưởng lương hưu.
5.2.2. Mức hưởng trợ cấp mai táng
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 80, Luật bảo hiểm xã hội 2014 trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại Khoản 1, Điều 80, Luật bảo hiểm xã hội 2014 chết.
6. Trợ cấp tuất hàng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc mới nhất năm 2025
6.1. Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 những người quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng:
- Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Đang hưởng lương hưu;
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
- Thân nhân người mất được quy định tại Khoản 2, Điều 67, Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
6.2. Mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao động bị chết
Căn cứ Điều 68, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao động bị chết được tính như sau:
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 67 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 68, Luật bảo hiểm xã hội 2014.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 66 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
7. Chế độ tử tuất là gì?
Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm chế độ tử tuất. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu chế độ tử tuất là một chế độ dành cho người lao động nhằm bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân của họ hoặc các chi phí phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết. Chế độ tử tuất là một trong những chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 66, 67, 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ tử tuất hiện nay bao gồm các trợ cấp:
- Trợ cấp mai tang (mai táng phí);
- Trợ cấp tuất hàng tháng;
- Trợ cấp tuất một lần.
8. Các câu hỏi thường gặp
8.1. Ai được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Theo quy định của pháp luật BHXH, khi người đang hưởng lương hưu chết thì vợ từ đủ 55 tuổi trở lên; hoặc vợ dưới 55 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
8.2. Người lao động bị chết thì được hưởng chế độ gì?
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
8.3. Người đang hưởng lương hưu chết được hưởng chế độ gì?
Theo quy định thì sau khi chết thì thân nhân của người đang hưởng lương hưu sẽ nhận được trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần. Về trợ cấp mai táng, mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết.
8.4. Đang tham gia BHXH mà chết thì phải làm sao?
Khi một người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) qua đời, thân nhân của họ sẽ không thể rút tiền BHXH một lần nhưng sẽ được hưởng các chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Chế độ tử tuất thân nhân người mất được hưởng các khoản trợ cấp gồm: mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.
8.5. Đóng bảo hiểm 20 năm rút được bao nhiêu tiền?
Theo quy định hiện hành, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường, đóng đủ 20 năm BHXH trở lên được hưởng lương hưu. Mức hưởng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng.