Lưới tiktok mua phải hàng giả, bị lừa đối thì báo cáo như thế nào ?

Lưới tiktok mua phải hàng giả, bị lừa đối thì báo cáo như thế nào ?

Cùng với sự phát triển không ngừng của các trang mạng xã hội. Facebook, Tiktok, … xu hướng mua hàng online của người tiêu dùng cũng ngày một tăng lên. Tuy nhiên, với sự ồ ạt gia nhập thị trường và đăng bán của các cá nhân,doanh nghiệp thì rất khó để người tiêu dùng có thể xác định được liệu sản phẩm mà mình đặt hàng có phải là hàng giả hàng nhái hay không, người bán hàng đó có uy tín hay không ? vậy trong trường hợp lướt tiktok mua phải hàngb giả, bị lừa dối thì báo cáo thế nào ? Pháp luật quy định thế nào đối với các hành vi này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Lưới tiktok mua phải hàng giả, bị lừa đối thì báo cáo như thế nào ?

1. Hàng giả, hàng nhái là gì ?

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là những sản phẩm được sản xuất hoặc buôn bán trái phép, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

- Hàng giả là sản phẩm được làm giả nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng, chất lượng của hàng hóa chính hãng. Hàng giả thường có giá thành thấp hơn hàng chính hãng, nhưng chất lượng kém, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- Hàng nhái là sản phẩm được làm giống hoặc tương tự hàng chính hãng, nhưng không có nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không được phép sử dụng. Hàng nhái thường có chất lượng thấp hơn hàng chính hãng, nhưng giá thành cũng thấp hơn.

- Hàng kém chất lượng là sản phẩm được sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hàng kém chất lượng thường có giá thành thấp hơn hàng chính hãng, nhưng chất lượng rất kém, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Ngoài ra, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như:

- Gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.

- Gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chính hãng.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

- Gây ô nhiễm môi trường.

2. Mua phải hàng giả trên tiktok thì phải làm gì ?

Nếu chẳng may bạn bị mua phải hàng giả trên tiktokshop, bạn cần giữ nguyên hiện trạng của sản phẩm bị lỗi cùng các giấy tờ có liên quan đến sản phẩm như hoá đơn, chứng tử, phiếu bảo hành. Trường hợp bạn đã lỡ sử dụng sản phẩm và sản phẩm có lỗi khiến gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng hoặc làm hư hỏng đến các tài sản khác thì người tiêu dùng cần giữ lại các tài liệu chứng minh đã có các thiệt hại. Chẳng hạn như giấy khám của bệnh viện, biên lai thu tiền, hoá đơn sửa chữa,.. để có căn cứ khiếu nại và yêu cầu bên bán bồi thường.

Dưới đây là một số cách giải quyết bạn có thể áp dụng:

Thương lượng, hòa giải

Bạn có thể thương lượng với bên bán để yêu cầu đổi trả/hoàn lại tiền và đòi bồi thường thiệt hại. Trường hợp không thể thương lượng được với bên bán, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền.

Khiếu nại với cơ quan chức năng, phản ánh tới cơ quan báo chí

Qua quá trình thương lượng, hòa giải, nếu hai bên không thể thỏa thuận được với nhau, bạn có thể gửi đơn khiếu nại kèm theo các hồ sơ, tài liệu đã thu thập được tới một trong những cơ quan sau:

- Chi cục quản lý thị trường của địa phương

- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương

- Thanh tra cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

- Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngoài ra, bạn có thể gửi phản ánh tới các cơ quan Báo chí, truyền thông để có phương pháp xử lý, răn đe.

Khởi kiện tại Tòa án

Trường hợp khởi kiện tại Tòa án, bạn cần nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh do hàng giả, hàng kém chất lượng đã gây thiệt hại cho bản thân.

Trên thực tế, nếu bạn mua hàng mà không có thông tin về người bán mà chỉ cso thông tin của đơn vị vận chuyển thì bạn cần làm việc với đơn vị vận chuyển để có thể phối hợp giải quyết vấn đề này.

Trường hợp người mua không nhận được sự hợp tác thì có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng như quản lý thị trường hoặc công an để được xem xét giải quyết.

Trong đơn tố cáo trình bày rõ nội dung sự việc và cung cấp thông tin của đơn vị giao hàng để cơ quan chức năng có thể tìm ra người bán hoặc trách nhiệm liên đới của bên giao hàng (nếu có).

3. Bán hàng giả trên tiktok thì bị phạt bao nhiêu ?

Người buôn bán hàng giả, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 9 nghị định 98/2020/NĐ-CP, với mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất lên đến 70.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 192 Bộ luật Hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 42 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

...

Như vậy, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội sản xuất, mua bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Lưới tiktok mua phải hàng giả, bị lừa đối thì báo cáo như thế nào ?

Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 42 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho âsức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

...

Như vậy, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội sản xuất, mua bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.