Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 43, 44) Chuyên đề Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tri thức tổng quát (trang 43, 44) Chuyên đề Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 10.

1 628 04/07/2023


Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 43, 44)

1. Sân khấu hoá tác phẩm văn học

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học là một hoạt động phổ biến trong cả không gian của nghệ thuật chuyên nghiệp lẫn không gian học đường.

- Văn học được coi là nghệ thuật ngôn từ. Mặc dù có những khả năng biểu đạt rộng lớn nhưng chất liệu ngôn từ không cho phép văn học xây dựng những hình tượng trực quan.

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học, do đó, có thể được hiểu là nỗ lực khai thác ngôn ngữ và phương thức biểu hiện của các loại hình sân khấu nhằm chuyền tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu để trình diễn.

- Theo cách hiểu chặt chẽ nhất, sân khấu hoá tác phẩm văn học là hoạt động chuyên thể một tác phẩm văn học để đem biểu diễn dưới hình thức một vở kịch, vở chèo, vở cải lương, vở tuồng hay một tiết mục thuộc các loại hình nghệ thuật khác như múa, múa rối, nhạc kịch,...

- Theo nghĩa rộng, sân khấu hoá tác phẩm văn học còn bao gồm các hoạt động trình diễn như ngâm thơ, biểu diễn ca khúc hay vũ đạo lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học. Hiện nay, tác phẩm văn học được sân khấu hoá còn có thể có đời sống trên những nền tảng đa phương tiện như clip video, webdrama (tiểu phẩm công chiếu trên mạng),...

- Hiểu theo nghĩa linh hoạt, sân khấu còn là không gian tạm thời, được thiết lập tùy thời điểm ở một vị trí thích hợp nào đó, phục vụ cho nhu cầu thường thức nghệ thuật của nhóm khán giả nhất định.

2. Các hình thức sân khấu hoá tác phẩm văn học

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học có thể được xem như một hình thức đặc biệt của tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học là hoạt động chủ động, tích cực từ người đọc để chiếm lĩnh tác phẩm văn học. Người đọc phát huy trí tưởng tượng, cảm xúc, vốn sống, Vốn đọc của mình để làm sống dậy thế giới hình tượng trên trang sách, thể hiện phản ứng, sự đánh giá đối với nhân vật, câu chuyện, tư tưởng của tác phẩm, đưa ra cách cắt nghĩa, kiến giải riêng về tác phẩm.

-Về cơ bản, có thể chia ra hai hưởng sân khấu hoá tác phẩm văn học:

+ Sân khấu hoá để minh hoạ tác phẩm văn học: Đây là cách dùng ngôn ngữ sân khấu để trực quan hoá các tác phẩm văn học. Các yếu tố của ngôn ngữ sân khấu cần được huy động để sân khấu hoá tác phẩm văn học bao gồm: bối cảnh, âm thanh, ánh sáng, diễn xuất.

+ Sân khấu hoá để phóng tác tác phẩm văn học: Việc dùng ngôn ngữ sân khấu không chỉ nhằm minh hoạ cốt truyện, nhân vật của tác phẩm văn học mà có thể xem là cách diễn giải tác phẩm văn học. Nói rộng hơn, sân khấu hoá là cơ hội để những người làm công việc này, trong tư cách độc giả, có thể đối thoại, tranh luận, nghĩ khác và nghĩ tiếp với tác phẩm văn học.

3. Ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học chính là hoạt động mở rộng đời sống của tác phẩm văn học, làm cho tác phẩm văn học được sống trong hình thức một loại hình nghệ thuật khác, có thể hiện hữu trong một không gian – thời gian khác.

- Hoạt động sân khấu hoá tác phẩm vừa tích cực hoá việc nhận thức, cảm thụ tác phẩm văn học, vừa làm giàu có hiểu biết của người học về các loại hình nghệ thuật sân khấu.

- Phát huy năng lực sáng tạo và rèn luyện khả năng làm việc tập thể, tạo ra những hình thức học tập gắn liền với vui chơi, nơi tích luỹ tri thức, hình thành kĩ năng và rèn luyện phẩm chất ở học sinh thống nhất với nhau.

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 45)

Soạn bài Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 60)

Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 67, 68, 69)

Soạn bài Đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết (trang 70)

Soạn bài Viết bài về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết (trang 75)

1 628 04/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: