Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 45) Chuyên đề Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 45) Chuyên đề Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 10.

1 991 05/07/2023


Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 45)

Câu hỏi 1 (trang 45 Chuyên đề Ngữ văn 10): Ngoài tồn tại dưới dạng văn bản ngôn từ, tác phẩm văn học còn có thể tồn tại dưới hình thức nào khác?

Trả lời:

Ngoài tồn tại dưới dạng văn bản ngôn từ, tác phẩm văn học còn có thể tồn tại dưới hình thức sân khấu hóa: được mô phỏng lại bằng một vở kịch, một video...

Câu hỏi 2 (trang 45 Chuyên đề Ngữ văn 10): Những dạng thức tồn tại khác đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của tác phẩm văn chương?

Trả lời:

Những dạng thức tồn tại khác đó có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của tác phẩm văn chương:

- Giúp cho các tác phẩm văn chương đến gần hơn với đời sống của người đọc, người nghe.

- Đa dạng hóa cách thức tiếp cận, lưu truyền của các tác phẩm văn chương đến người đọc, nghe.

- …

I. Đọc kịch bản sân khấu

Bài tham khảo

Lời nói dối cuối cùng

Câu hỏi 1 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Tìm đọc các truyện dân gian Nói dối như Cuội, Sự tích chú Cuội cung trăng và cho biết: Có những nhân vật mới nào trong kịch bản của Lưu Quang Vũ so với truyện dân gian? Các nhân vật đó đóng vai trò gì trong vở kịch?

Trả lời:

- Một số nhân vật như: Nha, Cuội, Điền, quận chúa, Lụa…

- Các nhân vật có vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung và các thông điệp từ tác phẩm đến với người đọc, người nghe.

Câu hỏi 2 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Khi xây dựng hình tượng nhân vật Cuội, tác giả đã tiếp thu và cải biên những gì ở truyện dân gian? Sự tiếp thu và cải biên đó có thuyết phục hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Khi xây dựng hình tượng nhân vật Cuội, tác giả đã tiếp thu và cải biên:

+ Cử chỉ, hành động của nhân vật.

+ Ngôn ngữ hình thể.

+…

- Sự tiếp thu và cải biến đó có thuyết phục vì: nó không chỉ giúp bộc lộ nội tâm, tính cách, số phận của nhân vật, mà còn biểu đạt những thông tin khác trong một vở kịch như thời gian, không gian và những thông điệp quan trong khác.

Câu hỏi 3 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Cuộc đối thoại giữa Lụa và Cuội thể hiện mâu thuẫn gì? Các mâu thuẫn đó được thể hiện bằng ngôn ngữ như thế nào? Ngôn ngữ đó có gì khác so với ngôn ngữ giao tiếp thông thường?

Trả lời:

- Cuộc đối thoại giữa Lụa và Cuội thể hiện mâu thuẫn: giữa ý định tốt đẹp vì người khác với hành động nói dối, lừa lọc của nhân vật Cuội, đằng sau đó là mẫu thuẫn giữa hiện thực và lí tưởng, giữa thực tế và mơ ước.

- Các mâu thuẫn đó được thể hiện bằng ngôn ngữ như sau: những trò mưu mẹo gian dối, thật lòng, thành thật, nói dối, bịp bợm, kẻ gian dối lừa lọc, người trung hậu chất phác….

- Ngôn ngữ trên sân khấu khác với ngôn ngữ thông thường vì: ngôn ngữ sân khấu phải thể hiện được ý kiến, quan điểm cá nhân, phải cho thấy được suy nghĩ, cảm xúc, tính cách của nhân vật, phải gây được ấn tượng rõ và mạnh khiến người đọc, xem chú ý và ghi nhớ.

Câu hỏi 4 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Có thể xem việc tác giả đưa vào vở kịch nhân vật Bờm (Vốn ở trong một bài ca dao không nằm trong chùm truyện dân gian về Cuội) là một phá cách, sáng tạo hay không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể xem việc tác giả đưa vào vở kịch nhân vật Bờm là một phá cách, sáng tạo vì: nhân vật Bờm thường được coi là đại diện cho tính cách thật thà, chất phác. Việc đưa nhân vât này vào vở kịch có thể tạo nên sự so sánh với nhân vật Cuội và có thể coi đó là sự phá cách, sáng tạo khi sử dụng kết hợp các nguồn tư liệu dân gian khác nhau để tạo nên tuyến nhân vật trong tác phẩm của mình.

Câu hỏi 5 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Ở đoạn kết của vở kịch, Cuội đã quyết định bay lên trời. Theo bạn, quyết định này có mâu thuẫn với các lời nói và hành động của Cuội trong các đoạn trên hay không? Vì sao?

Trả lời:

Quyết định này không có mâu thuẫn với các lời nói và hành động của Cuội trong các đoạn trên vì:

Khi đối chiếu các lời nói và hành động của Cuội trong đoạn kết với các lời nói và hành động của Cuội trong các đoạn trên ta thấy được mục đích tốt đẹp, mục đích vì người khác chính là điều nhất quán từ đầu đến cuối vở kịch.

Câu hỏi 6 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): So sánh đoạn kết của truyện dân gian Sự tích chú Cuội cung trăng với đoạn kết vở kịch Lời nói dối cuối cùng, bạn thấy có điểm gì khác nhau? Ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì?

Trả lời:

- Cùng là hành động bay lên cung trăng nhưng một bên là hành động bị động, còn một bên là hành động chủ động.

- Sự khác nhau đó cho ta thấy được mục đích nhất quán của tác phẩm là vì mục đích tốt đẹp, chống lại những lời nói dối, hành động sai trái.

Câu hỏi 7 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đề cập vấn đề gì trong đời sống đương đại?

Trả lời:

Thông qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đề cập vấn đề nói dối trong cuộc sống đương đại. Chuyện nói dối là chuyện luôn tồn tại ở mọi thời đại, thâm chí có những lúc là chuyện phổ biến. Quan điểm của tác giả ở đây là dẫu không phải không có lúc cần nói dối, thì xét cho cùng, một xã hội tốt đẹp vẫn là xã hội được xây dựng trên cơ sở niềm tin và sự trung thực.

Câu hỏi 8 (trang 53 Chuyên đề Ngữ văn 10): Nếu muốn biểu diễn vở kịch này, bạn sẽ làm gì để kịch bản của Lưu Quang Vũ gần gũi hơn với đời sống đương đại?

Trả lời:

Tôi sẽ thay đổi bối cảnh, từ không gian đồng nội trong truyện cổ tích thành không gian đô thị, không gian học đường.

+ Có thể lấy các chất liệu từ các sự kiện liên quan đến hiện tượng nói dối ở trong đời sống thường nhật, gắn với lứa tuổi học sính.

+ Có thể thay đổi ngôn ngữ sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh.

+…

II. Xem vở diễn

Vở kịch Lời nói dối cuối cùng được Lưu Quang Vũ sáng tác vào năm 1985, sau đó được công diễn trên sân khấu Nhà hát tuổi trẻ trong những năm 1986, 1987. Năm 2016, nhân kĩ niệm 28 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, vở kịch được dàn dựng lại trên sân khấu Nhà hát tuổi trẻ, do nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung làm đạo diễn.

Nếu không có điều kiện xem trực tiếp vở diễn Lời nói dối cuối cùng trên sân khấu, bạn có thể xem các video về vở diễn này trên Internet.

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Tùy điều kiện từng nơi, bạn có thể xem những vở diễn khác dựa trên kịch bản chuyển thể một tác phẩm văn học nào đó mà bạn đã quen biết. Khi xem, hãy chú ý so sánh, đời sống trên sân khấu và đời sống trong văn bản ngôn từ gốc của một tác phẩm văn học, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết về vấn đề sân khấu hoác tác phẩm văn học.

Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Đọc thông tin về ê – kíp sản xuất của vở kịch Lời nói dối cuối cùng năm 2016 và cho biết vai trò của mỗi thành phần tham gia vở kịch.

Trả lời:

Tác giả: Lưu Quang Vũ

Đạo diễn: Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung

Họa sĩ: Nghệ sĩ ưu tú Doãn Băng

Nhạc sĩ: Quốc Trung

Thiết kế ánh sáng: Xuân Khánh

Biên đọa múa: nghệ sĩ ưu túc Cao Ngọc Ánh

Trợ lí đạo diễn: Quỳnh Dương

Truyền thông: am5

Chỉ đạo thực hiện chương trình: Giám đốc Trương Nhuận

Âm thanh: Ngọc Long – Anh Tuấn

Ánh sáng: Hoài Anh

Chỉ huy buổi biểu diễn: nghệ sĩ Quỳnh Dương, nghệ sĩ Ngọc Quang

Câu hỏi 2 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Bạn nhận xét như thế nào về cách sử dụng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trên sân khấu? Ngôn ngữ hình thể ấy đóng vai trò gì trong việc thể hiện nhân vật?

Trả lời:

Nó không chỉ giúp bộc lộ nội tâm, tính cách, số phận của nhân vật, mà còn là một yếu tố ước lệ nhằm biểu đạt những thông tin khác trong một vở kịch như thời gian, không gian và những thông điệp quan trong khác.

Câu hỏi 3 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua những yếu tố nào trong các lời đối thoại trên sân khấu?

Trả lời:

Ngôn ngữ của người Việt nơi thôn quê xưa đã được thể hiện qua những yếu tố sau:

+ “Khẽ mồm chứ! Về là thế nào! Làm vua không muốn, muốn làm thằng bán bánh đa ngoài chợ.”

+ “Tôi cho ông xâu bánh đa đấy! Tôi cốc thích ở đây!! Tôi về với mẹ tôi cơ. Tôi không thích làm vua”.

+…

Câu 4 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Không gian sân khấu khác không gian đời thực ở điểm nào? Làm thế nào để có thể vừa truyền được thông điệp nghệ thuật, vừa đem lại cho người xem cảm giác sống động, tự nhiên nhất?

Trả lời:

- Không gian sân khấu là không gian ước lệ, nó vừa cố gắng mô phỏng đời sống thực, vừa cố gắng khắc phục những hạn chế của sân khấu để mở rộng tối đa khả năng biểu hiện đời sống, vừa trực quan hóa các yếu tố của kịch bản để người xem có thể hình dung ra bối cảnh, không khí của vở kịch, đồng thời tạo nên sự hấp dẫn thị giác đối với người xem. Vì thế nó vừa giống, nhưng lại vừa khác với không gian thực.

Câu 5 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Các yếu tố như ánh sáng, âm thanh, đạo cụ có tác dụng gì?

Trả lời:

Âm thanh, ánh sáng, đạo cụ có tác dụng làm nổi bật diễn xuất của diễn viên, hỗ trợ biểu đạt nội tâm của nhân vật, tạo không khí cho vở kịch, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng và góp phần làm nổi bật thông điệp.

Câu 6 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): So sánh kịch bản sân khấu và vở diễn, bạn có nhận xét gì về những cải biên của đạo diễn và diễn viên?

Trả lời:

Khi đưa một kịch bản văn học lên sân khấu, người ta có thể cải biên kịch bản gốc để truyền tải một thông điệp mới, để vở kịch gần gũi hơn với khán giả, để truyền tải một thông điệp mới, để vở kịch gần gũi hơn với khán giả, để truyền hơi thở đương đại vào trong tác phẩm văn chương. Đó là cách tiếp nhận văn học, tạo cho tác phẩm văn học một đời sống mới.

Câu 7 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Làm thế nào để một vở diễn vốn được dàn dựng dựa trên truyện cổ dân gian và được viết từ hơn hai mươi năm trước lại có thể gần gũi và hấp dẫn những người xem đương đại?

Trả lời:

Vở diễn đã đề cập những vấn đề muôn thuở của nhân loại, có ý nghĩa trong mọi thời đại, đó là vấn đề sự thật và dối trá. Các nghệ sĩ cũng lồng ghép rất nhiều vấn đề đương đại vào trong vở kịch, tạo nên sự đồng cảm nơi người xem. Đồng thời, cách bài trí sân khấu, hoá trang và diễn xuất,... cũng tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người xem.

Câu 8 (trang 54 Chuyên đề Ngữ văn 10): Việc sân khấu hóa có tác động như thế nào tới số phận của tác phẩm văn chương?

Trả lời:

Sân khấu hoá cũng là một hoạt động tiếp nhận văn học. Đó là một hoạt động tiếp nhận đặc biệt, trong đó người đọc không phải là một cá nhân mà là một tập thể đạo diễn, biên kịch, diễn viên, hoạ sĩ,... mỗi người tiếp nhận sẽ đem lại một góc nhìn, cách kiến giải riêng về tác phẩm, đồng thời cũng tạo nên một hình tượng nghệ thuật thống nhất. Mặt khác, sân khấu hoá là quá trình chuyển dịch ngôn ngữ văn học - một chất liệu phi vật thể sang ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu – một chất liệu vật thể trực quan, cảm tính. Quá trình chuyển dịch đó khiến cho hình tượng văn học bị biến đổi. Sân khấu hoá cũng là quá trình đương đại hoá tác phẩm, khiến cho các hình tượng văn học trở nên gần gũi hơn với người xem đương đại. Quá trình sân khấu hoá, vì vậy, là quá trình làm sống lại tác phẩm, tạo cho tác phẩm một sức sống mới.

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học (trang 60)

Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 67, 68, 69)

Soạn bài Đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết (trang 70)

Soạn bài Viết bài về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết (trang 75)

Soạn bài Giới thiệu dưới hình thức nói về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết (trang 94)

1 991 05/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: