SBT Ngữ văn 7 Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

1 2,190 08/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 7 Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển - Cánh diều

 (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những đặc điểm nào trong văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” cho thấy đó là văn bản nghị luận văn học?

Trả lời:

- “Hai vạn dặm dưới đáy biển” tập trung nói và thuyết phục người đọc về những nhân vật, những đặc sắc và lý tưởng của tác giả Véc-nơ trong truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển.

- Tác giả đưa ra các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh giá trị truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc –nơ.

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 - 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần theo mẫu sau:

Phần (1)

Mẫu: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm?

Phần (2)

 

Phần (3)

 

Phần (4)

 

Phần (5)

 

Trả lời:

Phần 1

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về

Phần 2

Tại sao những sự kiện và nhân vật ấy lại trở nên hấp dẫn trong mắt người đọc?

Phần 3

Người viết có nhận xét gì về tác giả Véc-nơ?

Phần 4

Tính nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ là gì?

Phần 5

Các tác phẩm của Véc-nơ đem lại giá trị gì?

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Theo tác giả bài nghị luận, "những giá trị nhân văn" trong tác phẩm của Véc-nơ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

“Giá trị nhân văn” được tác giả nêu lên trong bài thể hiện ở một số phương diện như: cuốn sách đã nêu lên khát vọng chinh phục biển cả của con người; ca ngợi sự dũng cảm, lòng can đảm, sự quả quyết của con người qua hình tượng nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Truyện “lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người”. Đặc biệt là ở phần (4), tác giả bài viết nhấn mạnh truyện của Véc-nơ đề cao sức mạnh tinh thần của con người, dù nhỏ bé nhưng “chứa trong tâm can “một đại dương””.

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tài No-ti-lớt sinh ra từ nỗi đau khổ của thế giới loài người, nhà văn Pháp Vec-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật lầ dữ dội, bởi con người chứa trong tama can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hòa đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Vec-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

a. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?

b. Nội dung đoạn trích trên liên quan đến nhan đề Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” như thế nào?

c. Em hiểu câu “… nhà văn Pháp Véc-now đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.” Muốn nói điều gì?

Trả lời:

a) Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên và phân tích giá trị nhân văn của tác phẩm. Câu văn nêu được ý chính của nội dung đó là câu cuối: “Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?”.

b) Có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung đoạn trích với nhan đề Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Tác giả khẳng định sức hấp dẫn của truyện ở câu cuối: “… người ta đã và sẽ còn tìm đọc Vec-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?”.

c) Câu “… nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.” muốn nói tới sức mạnh tinh thần và sự bí ẩn trong tâm hồn con người. Con người dù bé nhỏ trước đại dương, nhưng trong mỗi con người là cả một đại dương.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Bài tập tiếng Việt trang 33

Bài tập viết trang 34

1 2,190 08/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: