SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 33 - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài tập tiếng Việt trang 33 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

1 478 08/08/2022
Tải về


Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 33 - Cánh diều

Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a. Tôi cũng cảm thấy mình đã khôn lớn. (Theo Tô Hoài)

b. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ. (Đinh Trọng lạc)

c. … Nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. (Lê Phương Liên)

Trả lời:

Câu

Động từ trung tâm

Thành phần phụ là cụm chủ vị

a

Cảm thấy

mình đã khôn lớn.

b

Làm

cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ

c

Đã khiến

người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.

Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm. (Ngô Tất Tố)

b) Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía... (Đoàn Giỏi)

Trả lời:

a. nét mặt/ hầm hầm.

b. tay/ cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía.

Câu 3 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)

b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

a. trời/ mưa to.

b. Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi/ hình như có một sức mạnh thần bí.

Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm từ Hán Việt trong các cụm từ dưới đây. Xác định nghĩa của các từ Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

màu sắc huyền thoại, chuyện người đời truyền tụng, sức mạnh vô song.

Trả lời:

- Từ Hán việt là từ: huyền thoại, truyền tụng, vô song.

- Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó:

+ huyền thoại: câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ

=> yếu tố cấu tạo: huyền: không có thật, thoại: câu chuyện), …

+ truyền tụng: Sự việc được truyền rộng xưng tụng và ca gợi

= > yếu tố cấu tạo: truyền: lan tỏa, tụng: ca gợi.

+ vô song: không có tới hai, ý nói chỉ có một.

= > yếu tố cấu tạo: vô: không, song: hai.

Câu 5 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau (trích văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” của Bùi Hồng):

a. Đấy là những chuyện người đời truyền tụng, thật ra, chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ … Tuy nhiên “danh bất hư truyền”, bởi nó còn đâu đó trên gương mặt …

b. Bởi phương Nam mới khai phá, đất hoang, rừng rậm, chim trời cá nước mênh mông, làm sao người nông dân lại chịu cảnh như anh Pha, chị Dậu, …

Trả lời:

a. danh bất hư truyền: Tiếng tăm, danh tiếng truyền đi đúng với sự thực, không hề sai lệch.

b. “chim trời cá nước”: Cuộc sống tự do, phóng khoáng, không bị bó buộc.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Bài tập viết trang 34

1 478 08/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: