SBT Giáo dục công dân 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Giữ chữ tín

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 7 Bài 4.

1 2,952 07/08/2023
Tải về


Giải Sách bài tập GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 17

Bài tập 1 trang 17 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy khoanh tròn vào các đáp án đúng (có thể chọn nhiều đáp án). 

Câu 1. Chữ tín là:

A. sự tự tin vào bản thân mình. 

B. sự kì vọng vào người khác. 

C. sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.

D. sự tin tưởng giữa người với người. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2. Giữ chữ tín là:

A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình. 

B. tôn trọng mọi người.

C. yêu thương, tôn trọng mọi người.

D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Biểu hiện của giữ chữ tín là:

A. giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình. 

B. biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,... 

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:

A. nhận được sự tin tưởng của người khác. 

B. dễ dàng hợp tác với nhau trong công việc. 

C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Một người không giữ chữ tín:

A. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng. 

B. làm việc gì cũng khó. 

C. chịu nhiều thiệt thòi.

D. không nhận được sự tin tưởng của người khác. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 6. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải:

A. phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín. 

B. tôn trọng mọi người. 

C. chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.

D. phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 7. Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta phải biết giữ chữ tín?

A. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. 

B. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 

C. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

D. Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 18

Bài tập 2 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy tìm thêm những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín.

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín:

+ Chữ tín quý hơn vàng mười.

+ Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

+ Lời nói như đinh đóng cột.

+ Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

+ Nói lời phải giữ lấy lời/ đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

+ Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc (Khổng Tử).

+ Đừng bao giờ hứa nhiều hơn những gì bạn có thể thực hiện được (Publilius Syrus)

+…

Bài tập 3 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7: Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

Trường hợp 1. Buổi sáng, mẹ đi làm. M nói mẹ cứ yên tâm, M sẽ trông em, dọn nhà và nấu cơm. Nhưng mẹ vừa đi thì M mời các bạn đến chơi. Mải vui chơi, đến khi mẹ về, M mới cuống cuồng đi nấu Cơm.

Trường hợp 2. H mượn truyện của N, hẹn Chủ nhật sẽ trả. Nhưng, đúng hôm đó thì H bị ốm. H nhờ em trai mang sang trả bạn.

Trường hợp 3. S thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp. Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm nhưng thỉnh thoảng vẫn đến muộn.

Trường hợp 4. N học khá nhất nhóm. Các bạn tin tưởng, giao cho N tổng hợp các ý kiến của nhóm và trình bày ở buổi thảo luận trong tiết học tuần sau. Nhưng vì chủ quan, N đã không tổng hợp trước. Vì thế, phần trình bày của nhóm không đạt yêu cầu.

Trường hợp 5. Để thu được lợi nhuận cao, bà C thường trộn lẫn hàng giả vào hàng thật để bán.

Trường hợp 6. Là chủ của một xưởng gỗ, ông T thường chậm trả lương cho Công nhân theo đúng hợp đồng lao động.

Trường hợp 7. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông H vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn.

Trường hợp 8. Bà B mở cửa hàng thịt lợn sạch. Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán.

Trường hợp 9. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trường hợp 10. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. N buồn lắm vì nghĩ bố không giữ lời hứa.

Trường hợp 11. K hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ H học toán. Vì thế, những bài tập nào H không làm được, Kđều làm hộ và đưa cho H chép.

Trường hợp 12. Ông V là giám đốc một công ty. Vì thế, nhiều người tìm đến nhờ ông giúp đỡ. Những lúc ấy, ông thường động viên, an ủi và hứa sẽ giúp họ. Mặc dù, ông biết chắc không thể làm được việc đó.

Trả lời:

- Trường hợp 1. Bạn M không giữ chữ tín, vì: bạn đã không thực hiện đúng những gì đã hứa với mẹ.

- Trường hợp 2. Bạn H đã giữ chữ tín, vì: H dù bị ốm nhưng vẫn nhờ em trai mang truyện sang trả N, giữ đúng lời hứa với N.

- Trường hợp 3. Bạn S không giữ chữ tín, vì: S đã không thực hiện đúng lời hứa với cô giáo chủ nhiệm.

- Trường hợp 4. Bạn N không giữ chữ tín, vì: N đã không hoàn thành công việc được phân công.

- Trường hợp 5. Bà C không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì: bà đã trộn hàng giả vào hàng thật để bán kiếm lời. Hành động này của bà C vừa thất tín với đối tác kinh doanh (đơn vị sản xuất hàng hóa thật); vừa thất tín với khách hàng, mặt khác, còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của khách hàng.

- Trường hợp 6. Ông T không giữ chữ tín, vì: ông đã không thực hiện đúng giao kết của mình (chủ xí nghiệp) với công ngân (người lao động) như đã ghi trong hợp đồng lao động.

- Trường hợp 7. Ông H là người biết giữ chữ tín, vì: ông đã giữ đúng hạn trả lương cho công nhân

- Trường hợp 8. Bà B không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì: bà đã lấy lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán dưới danh nghĩa thịt lợn sạch. Hành động của bà B đã thất tín với khách hàng, mặt khác, còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của khách hàng.

- Trường hợp 9. 

+ Chị C không giữ chữ tín trong kinh doanh, vì chị có ý định nhập sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bán nhằm thu lợi bất chính.

+ Chị P là người giữ chữ tín trong kinh doanh, vì chị kiên quyết bán hàng hóa có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Trường hợp 10. Bố tuy không giữ lời hứa đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng hai anh em N cũng nên thông cảm cho bố, vì bố phải đi công tác đột xuất.

- Trường hợp 11. K muốn giữ chữ tín với cô giáo nhưng bạn đã làm sai cách. Hành động của K khi đưa bài của mình cho H chép không phải là giúp H vì điều này sẽ khiến H ngày càng ỷ lại, thụ động trong học tập.

- Trường hợp 12. Ông V không giữ chữ tín vì: ông đã hứa giúp đỡ mọi người nhưng không thực hiện lời hứa đó.

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 21

Bài tập 4 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể vài ví dụ về biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Trả lời:

- Ví dụ về việc giữ chữ tín: Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nên nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà X nhất quyết không làm theo.

- Ví dụ về việc không giữ chữ tín: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau 1 tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.

Bài tập 5 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. S và M hứa sẽ giúp K bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, S phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của K mà do bạn ấy lấy của mẹ. Vì thế, Sbàn với M không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng M nói: “Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm!”. Nếu là S, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 2. Tối nay là sinh nhật M, N đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. N phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về. N vùng vằng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với M thì không thể không đến sớm. Em có nhận xét gì về cách cư xử của N? Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3. T thường xuyên không làm bài tập về nhà. Khi cô giáo nhắc nhở, T hứa với cô sẽ thay đổi. Thấy vậy, H - bạn thân của T - nói: “Cậu đã hứa với cô thì phải làm đấy nhé!”. T trả lời:“Tớ hứa vậy thôi chứ bài tập nhiều vậy không làm hết được đâu”. Em có nhận xét gì về câu nói của T? Nếu là H, em sẽ nói gì với T?

Tình huống 4. K và A cùng học lớp 7G. A bỏ quên quyển truyện nên bác bảo vệ nhờ K mang gửi lại cho A. K hứa sẽ đưa cho bạn nhưng thấy đó là quyển truyện mà mình đang muốn mua nên K có ý định giữ lại nó. Nếu là K, em sẽ làm gì?

Tình huống 5. Vào sinh nhật này, bố mẹ hứa với T sẽ tặng bạn chiếc xe đạp mới. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Công việc của bố mẹ không thuận lợi, thu nhập gia đình bị giảm, bố mẹ không mua xe đạp mới như đã hứa, T buồn và cho rằng bố mẹ không giữ lời hứa. Nếu là T, em sẽ làm gì?

Tình huống 6. Nhà M có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông. Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, M thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán nhãn hiệu nhà M vào để bán. Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ?

Tình huống 7. Dịch bệnh Covid-19 làm cho mặt hàng khẩu trang được bán rất chạy. Chị B là chủ một hiệu thuốc, định nhập khẩu trang giá rẻ. Biết đó là khẩu trang kém chất lượng, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao nên chị B đang rất băn khoăn. Nếu là chị B, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Xử lí tình huống 1: Nếu là S, trong tình huống trên, em sẽ:

+ Phân tích cho M hiểu: “tuy chúng ta đã hứa bán chiếc điện thoại này giúp K, tuy nhiên, đây không phải là tài sản của bản thân K mà đây là tài sản do K lấy trộm của mẹ. Nếu chúng ta giúp K bán chiếc điện thoại này, chính chúng ta sẽ tiếp tay cho hành động sai trái của K”.

+ Trả lại chiếc điện thoại cho K và yêu cầu bạn ấy trả điện thoại lại cho mẹ.

- Xử lí tình huống 2: 

+ Nhận xét: cách cư xử của N là không đúng, vì việc bà bị ốm, bố mẹ sang thăm bà là trường hợp đột xuất, ngoài ý muốn.

+ Nếu là N, em sẽ: ngay lập tức gọi điện cho M để: giải thích rõ cho M hiểu tình huống mà gia đình mình đang gặp phải và xin lỗi M, mong M thông cảm!

- Xử lí tình huống 3:

+ Nhận xét: câu nói của T cho thấy T chưa biết giữ chữ tín, chưa thể hiện trách nhiệm với lời hứa của chính bản thân mình.

+ Nếu là H, em sẽ nói với T rằng: “Nếu đã hứa với cô rồi, cậu nên cố gắng thực hiện lời hứa ấy. Việc thực hiện đúng lời hứa, vừa giúp cậu giữ chữ tín và nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của mọi người; vừa giúp kết quả học tập của cậu tiến bộ, tốt hơn!”

- Xử lí tình huống 4: Nếu là K, em sẽ:

+ Thực hiện đúng lời hứa với bác bảo vệ là: gửi lại quyển truyện cho A.

+ Khi mang quyển truyện tới cho A, em sẽ hỏi xem A đã đọc quyển truyện đó chưa? Và ngỏ ý mượn A quyển truyện này để đọc. 

- Xử lí tình huống 5: Nếu là T, em sẽ: thông cảm và không trách bố mẹ, vì: trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, bố mẹ gặp khó khăn trong công việc.

- Xử lí tình huống 6: Nếu là M, em sẽ khuyên bố mẹ không nên nhập bánh của hãng khác về bán, vì: hành động đó là không giữ chữ tín trong kinh doanh. Để khắc phục tình trạng quá tải đơn hàng, bố mẹ có thể lựa chọn giải pháp như: thuê thêm thợ phụ làm bánh…

- Xử lí tình huống 7: Nếu là chị B, em sẽ: không nhập loại khẩu trang giá rẻ, kém chất lượng về bán, vì đó là hành động: không giữ chữ tín trong kinh doanh; mặt khác cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 23

Bài tập 6 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể về việc giữ chữ tín, không giữ chữ tín của bản thân hoặc của người khác. Mọi người đã đánh giá như thế nào về việc làm ấy?

Trả lời:

- Việc giữ chữ tín của bản thân: Em hứa sẽ giúp bạn D cải thiện kết quả học tập môn tiếng Toán. Hằng ngày, em sắp xếp thời gian để tới nhà D, học cùng và hướng dẫn bạn D cách giải những dạng bài toán khó. Chỉ sau một thời gian ngắn, kết quả học tập môn Toán của bạn D đã được cải thiện.

- Việc không giữ chữ tín của bản thân: Em hứa đi xem phim cùng với bạn K. Tuy nhiên, do gia đình có việc đột xuất, nên đã không đi chơi với K được. Em đã gọi điện xin lỗi và K và hẹn hôm khác sẽ đi.

Bài tập 7 trang 23 SBT Giáo dục công dân 7: Em và các bạn hãy tìm hiểu hoặc tự xây dựng một tình huống về biểu hiện việc giữ chữ tín, sau đó sắm vai để giải quyết tình huống đó.

Trả lời:

(*) Gợi ý tình huống: T thường xuyên đi học muộn, khiến kết quả thi đua của lớp bị giảm. Khi cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở, T hứa với cô sẽ thay đổi. Thấy vậy, H - bạn thân của T - nói: “Cậu đã hứa với cô thì phải làm đấy nhé!”. T trả lời:“Tớ hứa vậy thôi chứ nhà tớ cách trường xa như thế, mùa đông lại rét mướt thế này, tớ không đi học đúng giờ được đâu”.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 9: Quản lý tiền

1 2,952 07/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: