Sách bài tập Tin học 10 Bài 1 (Cánh diều): Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin

Với giải sách bài tập Tin học 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 10 Bài 1.

1 1857 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin - Cánh diều

Giải SBT Tin học 10 trang 4

Câu A1 trang 4 SBT Tin 10: Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về thiết bị thu nhận tín hiệu từ thế giới xung quanh (thu thập dữ liệu) chuyển thành dữ liệu và ghi lại hay gửi đi.

Trả lời:

Một số thiết bị là:

1) Máy ảnh, camera, máy ghi âm, …

2) Thiết bị cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn (ô nhiễm âm thanh), ...

3) Thiết bị báo cháy, báo rò rỉ khí ga, …

Câu A2 trang 4 SBT Tin 10: Em dự lễ khai giảng năm học vừa diễn ra và muốn cho bạn biết một số thông tin về sự kiện này. Hãy nêu những cách khác nhau để chia sẻ thông tin cho bạn cùng biết.

Trả lời:

 Một số cách chia sẻ thông tin là:

1) Gửi tin nhắn, email, chat, ...

2) Gọi điện thoại hoặc ghi âm, gửi cho bạn.

3) Chụp ảnh, gửi cho bạn.

4) Chat video hoặc quay clip video, gửi cho bạn.

Câu A3 trang 4 SBT Tin 10: Trong mỗi cách chia sẻ thông tin ở bài A2 thì loại dữ liệu em gửi cho bạn là gì?

Trả lời:

Các loại dữ liệu tương ứng với mỗi cách chia sẻ thông tin ở bài A2 là:

1) Dữ liệu văn bản (chữ và số).

2) Dữ liệu âm thanh.

3) Dữ liệu hình ảnh.

4) Dữ liệu hình ảnh và âm thanh.

Câu A4 trang 4 SBT Tin 10: Tình huống: Một người X đọc đoạn chữ tiếng Việt “Ngày mai là 02/9”. Nếu được hỏi: “Theo em, X biết được gì?”, thì em trả lời như thế nào trong các trường hợp sau:

1) X là người Việt Nam.

2) X không biết tiếng Việt.

Trả lời:

Trong các trường hợp trên, X biết được:

1) X biết “Ngày mai là 02/09” hoặc “Ngày mai là Quốc khánh”.

2) X không biết dòng chữ đó có ý nghĩa gì, chỉ biết đây là dãy các kí tự: “N-g-à-y_m-a-i_l-à_0-2-/-9”.

Giải SBT Tin học 10 trang 5

Câu A5 trang 5 SBT Tin 10: Hãy nêu ví dụ minh hoạ:

1) Có thể dùng các dạng dữ liệu khác nhau để biểu diễn cùng một thông tin.

2) Có thể rút ra các thông tin khác nhau từ cùng một nguồn dữ liệu.

Trả lời:

Ví dụ

1) Thông tin mô tả Quốc kì của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh” có thể biểu diễn bằng dữ liệu văn bản; có thể nói ra bằng lời; có thể biểu diễn bằng hình vẽ.

2) Nghe một đoạn ghi âm giọng nói, ngoài thông tin nhận được từ nội dung đoạn ghi âm, có thể biết thêm một số thông tin khác như: giới tính, vùng miền, ... của người nói.

Câu A6 trang 5 SBT Tin 10: Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ cần “hiểu biết có từ trước” để rút ra thông tin từ tín hiệu hay dữ liệu thu nhận được.

Trả lời:

Ví dụ:

1) Người biết tiếng Việt thì mới hiểu văn bản tiếng Việt. Người biết tiếng Anh thì mới hiểu văn bản tiếng Anh.

2) Người biết bảng mã Morse thì mới hiểu thông tin gửi bằng tín hiệu Morse.

3) Từ dữ liệu “Chồng: Nguyễn Văn A; Vợ: Trần Thị B” còn rút ra được thông tin Nguyễn Văn A là nam; Trần Thị B là nữ.

Câu A7 trang 5 SBT Tin 10: Cho dữ liệu đầu vào là bảng nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của mỗi ngày trong một tháng mùa hè tại năm thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta. Từ bảng này có thể rút ra những thông tin gì?

Trả lời:

Từ bảng này có thể rút ra những thông tin sau:

- Nhiệt độ cao nhất trong tháng của từng thành phố (thấp nhất, trung bình).

- Nhiệt độ cao nhất trong tháng của cả năm thành phố (thấp nhất, trung bình).

- Chênh lệch nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong tháng của mỗi thành phố

Câu A8 trang 5 SBT Tin 10: Hãy nêu ví dụ minh hoạ các trường hợp khi:

1) Máy tính chỉ xuất ra thông tin con người hiểu được, không ghi lưu thành dữ liệu.

2) Máy tính không xuất ra thông tin dạng con người hiểu được, chỉ ghi lưu thành dữ liệu.

3) Máy tính vừa xuất ra thông tin con người hiểu được vừa ghi lại đầu ra thành đữ liệu lưu trữ.

Trả lời:

Ví dụ:

1) Sử dụng máy tính để nghe nhạc, xem phim từ ổ đĩa cứng.

2) Camera theo dõi, ghi âm cuộc họp bằng điện thoại.

3) Soạn thảo văn bản.

Câu A9 trang 5 SBT Tin 10: Hãy nêu ví dụ minh hoạ dữ liệu có thể chia nhỏ được còn thông tin thì có tính toàn vẹn.

Trả lời:

Toàn vẹn thông tin về địa chỉ nhà bạn Minh: số nhà 16, phố Lý Thường Kiệt, Thành phố Hà Nội. Thông tin này có thể chia thành bốn mục dữ liệu để ghi vào sổ địa chỉ các bạn trong lớp (Tỉnh/ Thành phố; Quận/ Huyện/ Phường/ Xã; Số nhà/ Thôn/ Xóm).

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 1857 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: