Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 6 (Cánh diều): Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 11 Bài 6.

1 1,287 21/09/2023


Giải SBT Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu 1 trang 20 SBT Lịch Sử 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về phong trào đấu tranh của nhân dân In-đô-nê-xi-a chống lại sự xâm lược của thực dân Hà Lan?

A. Chủ trương bất bạo động, bất hợp tác.

B. Thực hiện cải cách dân chủ.

C. Tiến hành kháng chiến dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.

D. Kết hợp kháng chiến và cải cách.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tại In-đô-nê-xi-a phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.

Câu 2 trang 20 SBT Lịch Sử 11: Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại thực dân Pháp xâm lược là

A. khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và A-cha Xoa.

B. khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Nô-rô-đôm.

C. khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Hô-xê Ri-đan.

D. khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và Đi-pô-nê-gô-rô.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại thực dân Pháp xâm lược là khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha và A-cha Xoa.

Câu 3 trang 20 SBT Lịch Sử 11: Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX diễn ra sớm nhất ở những nước nào?

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Lào.

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX diễn ra sớm nhất ở: Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

Câu 4 trang 21 SBT Lịch Sử 11: Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX là

A. theo khuynh hướng tư sản.

B. theo khuynh hướng vô sản.

C. theo khuynh hướng phong kiến.

D. từng bước giành được thắng lợi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX là theo khuynh hướng phong kiến.

Câu 5 trang 21 SBT Lịch Sử 11: Ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc?

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Lào.

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào.

D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Lào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ngay sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945, các quốc gia: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào đã tiến hành cách mạng giành lại được độc lập dân tộc

Câu 6 trang 21 SBT Lịch Sử 11: Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1975 là

A. tất cả các quốc gia giành lại được độc lập dân tộc từ các nước thực dân phương Tây.

B. diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương.

C. tất cả các nước bắt tay vào xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hoà bình.

D. tất cả các nước tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1975 là diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 7 trang 21 SBT Lịch Sử 11: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm là

A. phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

B. khuynh hướng tư sản phát triển và giành được thắng lợi ở các nước.

C. khuynh hướng vô sản phát triển và giành được thắng lợi ở các nước.

D. đấu tranh bằng phương pháp hoà bình đòi các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm là phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

Câu 8 trang 21 SBT Lịch Sử 11: Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.

B. Tranh chấp biên giới.

C. Tranh chấp lãnh thổ.

D. Gắn kết khu vực với thế giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.

Câu 9 trang 22 SBT Lịch Sử 11: Chính sách của thực dân phương Tây có một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc

A. du nhập nền sản xuất công nghiệp.

B. gắn kết khu vực với thế giới.

C. xây dựng một số cơ sở hạ tầng.

D. đưa các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chính sách của thực dân phương Tây có một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc đưa các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 10 trang 22 SBT Lịch Sử 11: Các nước tham gia sáng lập ASEAN là

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

C. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.

D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Lào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các nước tham gia sáng lập ASEAN là: In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.

Câu 11 trang 22 SBT Lịch Sử 11: Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước tham gia sáng lập ASEAN phát triển kinh tế hướng nội với mục tiêu

A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

B. nhanh chóng phát triển công nghiệp nặng, hội nhập với thế giới.

C. phát triển công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu.

D. phát triển công nghiệp, lấy thị trường bên ngoài làm chỗ dựa để phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước tham gia sáng lập ASEAN phát triển kinh tế hướng nội với mục tiêu: nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Câu 12 trang 22 SBT Lịch Sử 11: Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia bắt đầu

A. đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

C. thực hiện chính sách công nghiệp hướng ngoại, hướng tới xuất khẩu.

D. thay thế chiến lược phát triển hướng nội sang chiến lược phát triển hướng ngoại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Câu 13 trang 22 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện quá trình tái thiết đất nước ở một số quốc gia Đông Nam Á sau khi giành lại được độc lập.

Tên quốc gia

Nội dung

Phi-lip-pin

 

Việt Nam

 

In-đô-nê-xi-a

 

Lời giải:

Tên quốc gia

Nội dung

Phi-lip-pin

- Từ những năm 60 của thế kỉ XX, triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

- Những năm 70 của thế kỉ XX, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu.

Việt Nam

- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

In-đô-nê-xi-a

- Từ những năm 60 của thế kỉ XX, triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

- Những năm 70 của thế kỉ XX, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu.

Câu 14 trang 23 SBT Lịch Sử 11: Ghép các thông tin về các đảng phái và tổ chức chính trị lãnh đạo nhân dân ở Đông Nam Á chống thực dân phương Tây ở cột B với tên quốc gia ở cột A sao cho phù hợp.

Ghép các thông tin về các đảng phái và tổ chức chính trị lãnh đạo nhân dân

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-C, E; 2-G; 3 - A, C, D; 4-C; 5-B, C.

Câu 15 trang 23 SBT Lịch Sử 11: Chọn các câu cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ để thể hiện các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975:

A. Diễn ra phong trào đấu tranh của các quốc gia Đông Nam Á yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.

B. Nhiều đảng phải tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang.

C. Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma,...

Chọn các câu cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trên sơ đồ

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau: (1) - A; (2) - B; (3) - C.

Câu 16 trang 24 SBT Lịch Sử 11: Chọn các cụm từ cho sẵn sau đặt vào vị trí đánh số trong đoạn tư liệu để thể hiện sự phát triển của Xin-ga-po: A. trật tự, kỉ cương xã hội, B. mẫu mực; C. chính trị, xã hội; D. Xin-ga-po.

"... (l) trở thành quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, một quốc gia ... (2) về nhiều mặt, trong đó nổi bật là ... (3), luật pháp nghiêm minh. Tất cả mọi quy định ngặt nghèo về luật pháp, kỉ cương xã hội đều nhằm đảm bảo sự ổn định về (4)

Lời giải:

Xin-ga-po trở thành quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự, kỉ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh. Tất cả mọi quy định ngặt nghèo về luật pháp, kỉ cương xã hội đều nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị, xã hội

Câu 17 trang 24 SBT Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu về một anh hùng dân tộc ở Đông Nam Á trong sự nghiệp lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, giới thiệu nhân vật đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp quê ở làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc (nay là xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, ông nội từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong phong trào Cần vương.

- Ngày 22/12/1944, theo lệnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 chiến sĩ đầu tiên. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Trong kháng chiến chống Trong thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra những quyết sách đúng đắn, sáng tạo, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Tên tuổi của ông gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), góp phần tạo nên kì tích quân sự của Việt Nam ở thế kỉ XX.

- Trong cuộc đời hoạt động của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu như: Đội quân giải phóng, Từ nhân dân mà ra, Điện Biên Phủ, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây....

- Tư tưởng quân sự xuyên suốt của ông là chiến tranh n dân, chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

 

1 1,287 21/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: