Sách bài tập GDCD 6 Bài 10 (Cánh diều): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 6 Bài 10.

1 397 17/12/2023


Giải SBT GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1 trang 46 SBT Giáo dục công dân 6: Người nào dưới đây mới là công dân Việt Nam?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên

B. Người có quốc tịch Việt Nam

C. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang ở Việt Nam

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang ở nước ngoài

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

Câu 2 trang 46 SBT Giáo dục công dân 6: Người nào dưới đây là công dân hoặc không là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Đối tượng

Là công dân nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam

Không là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

A. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam

B. Người có quốc tịch Việt Nam

C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 15 tuổi

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi

E. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng phạm tội ddang bị phạt tù giam

G. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội đang bị phạt tù giam

H. Người nước ngoài nhưng đã sống ở Việt Nam 10 năm

I. Trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nma, nhưng sinh ra ở nước ngoài

K. Người có cha mẹ là công dân Việt Nam, nhưng sinh ra và lớn lên ở nước ngoài

Lời giải:

Đối tượng

Là công dân nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam

Không là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

A. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam

X

B. Người có quốc tịch Việt Nam

X

C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 15 tuổi

X

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi

X

E. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng phạm tội đang bị phạt tù giam

X

G. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội đang bị phạt tù giam

X

H. Người nước ngoài nhưng đã sống ở Việt Nam 10 năm

X

I. Trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nam, nhưng sinh ra ở nước ngoài

X

K. Người có cha mẹ là công dân Việt Nam, nhưng sinh ra và lớn lên ở nước ngoài

X

Câu 3 trang 47 SBT Giáo dục công dân 6: Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi (ảnh 1)

a. Vì sao những người ở thông tin và các hình ảnh 1, 2, 3 không phải là công dân Việt Nam?

b. Vì sao ở thông tin 4, chị Lan Anh là công dân Việt Nam?

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Hình 1: Anh Mun không phải là công dân Việt Nam vì anh đã nhập quốc tịch Mỹ.

- Hình 2: Chị Na-ta-sa không phải công dân Việt Nam vì chị mang quốc tịch Nga.

- Hình 3: Chị Si-vam không phải công dân Việt Nam vì chị mang quốc tịch Ấn Độ 9cha mẹ chị đều là người Ấn Độ).

Yêu cầu b) Ở hình 4, chị Lan Anh là công dân Việt Nam vì chị mang quốc tịch Việt Nam (cả bố và mẹ của chị Lan Anh đều là công dân Việt Nam).

Câu 4 trang 48 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Em có cho rằng, Tiểu Vy là tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu hay không? Giải thích vì sao.

b. Em học tập được điều gì từ Tiểu Vy?

Lời giải:

Yêu cầu a) Theo em, Tiểu Vy chính là một tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu. Vì:

- Vy là người mang quốc tịch Việt Nam => là công dân Việt Nam.

- Mặc dù có hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng Tiểu Vy đã không ngừng nỗ lực và cố gắng. Bạn không chỉ học giỏi mà còn tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.

- Sự nỗ lực của Tiểu Vy là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Yêu cầu b) Từ câu chuyện của Tiểu Vy, em học tập được:

- Sự lạc quan, nỗ lực không ngừng để vượt qua hoàn cảnh.

- Sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ và ham học hỏi.

Câu 5 trang 49 SBT Giáo dục công dân 6: Nga sinh ra và lớn lên tại Hung-ga-ri. Cả bố và mẹ của Nga đều là công dân Việt Nam. Nga nói với các bạn mình mang quốc tịch Việt Nam nên là công dân Việt Nam. Nhưng một số bạn lại nói Nga là công dân Hung-ga-ri, vì bạn sinh ra và lớn lên hoàn toàn ở Hung-ga-ri, hơn nữa Nga lại nói tiếng Hung-ga-ri rất tốt.

Em đồng ý với ý kiến của Nga hay của các bạn khác? Vì sao?

Lời giải:

- Em đồng ý với ý kiến của Nga. Vì theo Luật quốc tịch Việt Nam, trẻ em có cả cha và mè là công dân Việt Nam thì được xác định là công dân Việt Nam. Vận dụng vào trường hợp của Nga, Nga tuy sống ở Hung-ga-ri nhưng cả bố và mẹ Nga là công dân Việt Nam, do đó, Nga cũng là công dân Việt Nam

Câu 6 trang 49 SBT Giáo dục công dân 6: Long sinh ra ở Hàn Quốc, có bố là người Việt Nam, mẹ là người Hàn Quốc. Khi Long sinh ra, bố mẹ không thỏa thuận được việc chọn quốc tịch cho Long. Long cùng bố mẹ đã sinh sống ở Việt Nam được gần 10 năm.

Theo em, Long có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc? Vì sao?

Lời giải:

- Long không mang quốc tịch Việt Nam, vì: theo luật quốc tịch Việt Nam: Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

- Áp dụng vào trường hợp của Long, đề bài cung cấp thông tin:

+ Long sinh ra ở Hàn Quốc

+ Khi Long sinh ra, bố mẹ không thỏa thuận được việc chọn quốc tịch cho Long.

Câu 7 trang 49 SBT Giáo dục công dân 6: Hà có bố là người Hàn Quốc, mẹ bạn là người Việt Nam. Khi bạn mới sinh, bố mẹ bạn làm giấy khai sinh và thỏa thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.

Theo em, Hà có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc? Vì sao?

Lời giải:

- Hà có quốc tịch Việt Nam.

- Vì mẹ của Hà là người Việt Nam và bố mẹ đã cùng thỏa thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.

Câu 8 trang 49 SBT Giáo dục công dân 6: Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước. Muốn biết một người nào đó có phải là công dân của một nước hay không, cần tìm hiểu xem người đó có quốc tịch nước đó hay không.

Theo em, nhận định trên đúng hay sai?

Lời giải:

- Nhận định trên là đúng.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Bài 9: Tiết kiệm

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bài 12: Quyền trẻ em

1 397 17/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: