Sách bài tập Địa lí 10 Bài 2 (Cánh diều): Sử dụng bản đồ

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 2.

1 1307 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều

Giải SBT Địa lí 10 trang 4

Câu 1 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện vị trí của các đối tượng địa lí phân bố theo điểm, người ta sử dụng phương pháp

A. khoanh vùng.

B. kí hiệu.

C. chấm điểm.

D. đường chuyển động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, người ta sử dụng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. khoanh vùng.

D. đường chuyển động.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian, người ta sử dụng phương pháp

A. kí hiệu.

B. chấm điểm.

C. khoanh vùng.

D. bản đồ - biểu đồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 4 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố tập trung hoặc phổ biến trên một không gian lãnh thổ nhất định, người ta sử dụng phương pháp

A. chấm điểm.

B. kí hiệu.

C. khoanh vùng.

D. bản đồ - biểu đồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 4 SBT Địa lí 10: Cho các kí hiệu sau:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

Hãy sắp xếp các kí hiệu trên vào bảng theo mẫu sau sao cho đúng với các dạng kí hiệu.

Dạng chữ

Dạng tượng hình

Dạng hình học

 

 

 

Trả lời:

Dạng chữ

Dạng tượng hình

Dạng hình học

B. Thủy ngân

C. A-pa-tít

I. U-ra-ni-um

L. Ni-ken

A. Trâu

E. Đóng tàu

G. Cơ khí

M. Sản xuất ô tô

N. Điện tử

D. Than

H. Đồng

K. Dầu mỏ

Giải SBT Địa lí 10 trang 5

Câu 6 trang 5 SBT Địa lí 10: Quan sát hình sau:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ - Cánh diều (ảnh 1)

a) Phương pháp biểu hiện bản đồ nào được sử dụng trên hình 2.1? Cho ví dụ.

b) Dạng kí hiệu nào được sử dụng trong bản đồ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Phương pháp kí hiệu được sử dụng trên hình 2.1

- Ví dụ: trung tâm công nghiệp; sân bay; hải cảng…

Yêu cầu b)

- Kí hiệu dạng tượng hình. Ví dụ: cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử…

- Kí hiệu dạng chữ. Ví dụ: Khai thác U-ra-ni-um, ni-ken, bô-xít…

- Kí hiệu dạng hình học. Ví dụ: khai thác khí đốt, dầu mỏ, than…

Câu 7 trang 5 SBT Địa lí 10: Để biểu hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước trên thế giới lên bản đồ, sử dụng phương pháp biểu hiện nào là tốt nhất? Hãy mô tả cách biểu hiện.

Trả lời:

- Để biểu hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một số nước trên thế giới lên bản đồ, nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Cách biểu hiện: vẽ biểu đồ hình tròn về cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các nước rồi đặt vào vị trí của nước đố trên bản đồ.

Câu 8 trang 5 SBT Địa lí 10: Sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với các bước sử dụng bản đồ trong học tập.

A. Lựa chọn nội dung bản đồ.

B. Đọc nội dung bản đồ.

C. Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

Trả lời:

- Thứ tự sắp xếp đúng là: A => C => B

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 2: Sử dụng bản đồ

Trắc nghiệm Bài 2: Sử dụng bản đồ

1 1307 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: