Sách bài tập Địa lí 10 Bài 15 (Cánh diều): Quy luật địa đới và phi địa đới

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 15.

1 619 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới - Cánh diều

Giải SBT Địa lí 10 trang 29

Câu 1 trang 29 SBT Địa lí 10: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ được gọi là

A. quy luật thống nhất.

B. quy luật phi địa đời.

C. quy luật địa đới.

D. quy luật đại cao.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 29 SBT Địa lí 10: Do Trái Đất hình cầu và vị trí của nó so với Mặt Trời đã làm cho

A. các cảnh quan trên bề mặt Trái Đất ít thay đổi.

B. các thành phần tự nhiên giống nhau ở khắp mọi nơi.

C. các thành phần tự nhiên và cảnh quan giống nhau ở hai bán cầu.

D. các thành phần tự nhiên và cảnh quan thay đổi có quy luật từ xích đạo về cực.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 29 SBT Địa lí 10: Quan sát các hình sau:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hãy cho biết các yếu tố tự nhiên này thể hiện tình địa đới trên hình 15.1 và 15 2.

b) Trình bày tính địa đới của các yếu tố tự nhiên đó.

Trả lời:

Yêu cầu a) Tính địa đới được thể hiện qua các yếu tố: sự phân bố các vòng đai nhiệt, các đai khí áp và gió trên Trái Đất.

Yêu cầu b)

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt: Trên bề mặt Trái Đất có vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hoà, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng tuyết vĩnh cửu.

- Các đai khí áp: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại khí áp caơ và 3 đai khí áp thấp phân bố xen kẽ nhau.

- Gió: Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, phân bố theo vĩ độ.

Câu 4 trang 29 SBT Địa lí 10: Lấy ví dụ chứng minh tỉnh địa đới thể hiện ở thành phần tự nhiên đất và sinh vật.

Trả lời:

- Đất và sinh vật phân bố trên lục địa thay đổi từ xích đạo về cực. Ví dụ: Ở vùng cực lạnh giá chủ yếu là đất hoang mạc cực, đất đồng rêu; thực vật chủ yếu là đài nguyên. Ở vùng nhiệt đới có nhiệt ẩm phong phú nên đất và thực vật cũng đa dạng như: đất vàng, đất đỏ, đất fe-ra-lit,..., rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng, thảo nguyên,...

Câu 5 trang 29 SBT Địa lí 10: Hãy cho biết đoạn thông tin sau viết về sự thay đổi của cảnh quan theo quy luật nào và giải thích.

“Trên các sườn núi hướng về loang mạc Xa-ha-ra là cảnh quan hoang mạc núi, khắp nơi chỉ thấy sườn núi đá trơ trụi, khô cằn; gần tới đỉnh, nhờ nhiệt độ giảm, mát và ẩm hơn nên xuất hiện các đồng cỏ, cây bụi nhỏ”.

Trả lời:

- Sự thay đổi của cảnh quan theo quy luật đại cao,

- Nguyên nhân: Do cảnh quan thay đổi theo độ cao, phụ thuộc vào nhiệt độ và lượng mưa.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 16: Dân số và gia tăng dân số, cơ cấu dân số

Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Trắc nghiệm Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

1 619 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: