Chương IV Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT: Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan
Số hiệu: | 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2016 |
Ngày công báo: | 12/02/2016 | Số công báo: | Từ số 177 đến số 178 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Y tế, Thể thao | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về quản lý chất thải y tế quy định về phân định, phân loại chất thải y tế; thu gom, lưu trữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải y tế;… được ban hành ngày 31/12/2015.
1. Quản lý chất thải y tế
Việc xử lý chất thải y tế nguy hại được Thông tư liên tịch số 58 quy định như sau:
- Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên môi trường, hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
+ Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
+ Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Theo Thông tư liên tịch số 58 năm 2015 của BYT-BTNMT, hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được UBND cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và pháp luật về BVMT.
2. Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.
- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế.
- Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
3. Chế độ báo cáo và hồ sơ quản lý chất thải y tế
Về chế độ báo cáo được Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định như sau:
- Tần suất báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được lập 01 lần/năm, tính từ 01/01 đến hết 31/12.
- Hình thức báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được gửi về cơ quan nhận báo cáo bằng văn bản giấy hoặc bản điện tử hoặc phần mềm báo cáo.
- Nội dung và trình tự báo cáo xem tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015.
Thông tư liên tịch 58 có hiệu lực từ ngày 01/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hướng dẫn Sở Y tế, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo liên tục về quản lý chất thải y tế để áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
3. Chỉ đạo các trường đào tạo y lồng ghép nội dung về quản lý chất thải y tế vào chương trình đào tạo chính quy của trường.
4. Đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho Sở Y tế, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này.
1. Hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Xem xét, phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Bố trí kinh phí đầu tư và vận hành công trình xử lý chất thải y tế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn quản lý;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện Thông tư này và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
4. Đầu mối tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
5. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Nội dung kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định chi tiết tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổng hợp, báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế, các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
4. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
1. Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan khác.
2. Phân công 01 lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở.
3. Lập và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế).
4. Khi chuyển giao chất thải y tế nguy hại không phải thực hiện trách nhiệm sử dụng chứng từ chất thải nguy hại mỗi lần chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT nhưng phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:
a) Đối với cơ sở y tế thuê đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để xử lý chất thải, định kỳ hàng tháng xuất 01 bộ chứng từ chất thải nguy hại cho lượng chất thải y tế nguy hại đã chuyển giao trong tháng theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ;
b) Đối với cơ sở xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm, sử dụng Sổ giao nhận chất chải y tế nguy hại thay thế chứng từ chất thải y tế nguy hại.
5. Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
6. Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan.
7. Hằng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng có liên quan.
8. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 23 Thông tư này, người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo nội dung trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải trên phương tiện vận chuyển theo quy định tại Điều 11 Thông tư này khi thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế từ các cơ sở y tế trong cụm về xử lý.
RESPONSIBILITIES OF RELEVANT AGENCIES AND UNITS
Section 1: RESPONSIBILITIES OF STATE COMPETENT AUTHORITIES
Article 18. Responsibilities of the Ministry of Health
1. Provide guidance to departments of health and medical establishments within its authority on the implementation of provisions in this Circular.
2. Approve continuous training programs and documents in biomedical waste management for using nationwide.
3. Direct medical training facilities to add biomedical waste management contents to their full-time training programs.
4. Educate and disseminate laws on biomedical waste management to departments of health and medical establishments within its authority.
5. Inspect the implementation of provisions in this Circular.
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Provide guidance to departments of natural resources and environment on the implementation of provisions in this Circular.
2. Coordinate with the Ministry of Health to organize the dissemination of laws on environmental protection in medical activities.
Article 20. Responsibilities of people’s committees at all levels
1. Responsibilities of the provincial people’s committee:
a) Consider and approve plans for collecting, transporting and treating hazardous biomedical waste in the territory of province in conformity with actual conditions of such province and in accordance with the law on environmental protection;
b) Grant funding for investment and operation of biomedical waste treatment works in the province as regulated by the law;
c) Take prime responsibility and coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Natural Resources and Environment to inspect the implementation of provisions in this Circular by medical establishments in the province.
2. Responsibilities of the people’s committee of district, provincial-affiliated city or town:
a) Coordinate with department of health and department of natural resources and environment to perform plans for collecting, transporting and treating hazardous biomedical waste intra vires;
b) Propagandize and disseminate laws on biomedical waste management to medical establishments and relevant objects intra vires;
c) Coordinate with relevant agencies to inspect the implementation of provisions in this Circular by medical establishments intra vires.
3. Responsibilities of people’s committee of commune/ward/townlet:
People’s committee of commune/ward/townlet shall, within its authority, inspect the implementation of this Circular and laws on environmental protection by medical establishments as regulated by the law.
Article 21. Responsibilities of departments of health
1. Provide guidance to medical establishments in the province on the implementation of provisions in this Circular.
2. Take prime responsibility and coordinate with the department of natural resources and environment to inspect the implementation of provisions in this Circular by medical establishments in the province.
3. Coordinate with the department of natural resources and environment to establish and perform plans for collecting, transporting and treating hazardous biomedical waste in the province.
4. Be in charge of training, propagandizing and disseminating laws on biomedical waste management to medical establishments in the province.
5. Submit reports on biomedical waste management results in the province as regulated in Article 16 of this Circular.
Article 22. Responsibilities of departments of natural resources and environment
1. Take prime responsibility and coordinate with the department of health to establish plans for collecting, transporting and treating hazardous biomedical waste in the province, and submit such plans to the provincial people’s committee for approval. Contents of the plan for collecting, transporting and treating hazardous biomedical waste in the province shall comply with regulations in Clause 3 Article 23 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT which is detailed in Annex No. 07 enclosed to this Circular.
2. Summarize and submit reports on hazardous waste management results as regulated in Clause 4 Article 11 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT.
3. Take prime responsibility and coordinate with the department of health to inspect the implementation of provisions in this Circular by medical establishments and hazardous biomedical waste treatment facilities in the province.
4. Cooperate with department of health to train, propagandize and disseminate laws on biomedical waste management to medical establishments in the province.
Section 2: RESPONSIBILITIES OF MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 23. Responsibilities of the head of medical establishment
1. Perform the biomedical waste management as regulated in this Circular and other relevant legislative documents.
2. Assign 01 executive officer to undertake the biomedical waste management and 01 ward/department or officer to be in charge of the biomedical waste management of the medical establishment.
3. Prepare and sufficiently record information in hazardous biomedical waste handover book by using the form stated in Annex No. 08 enclosed to this Circular (except for cases where the medical establishment itself perform the biomedical waste treatment).
4. When performing the transfer of hazardous biomedical waste, the medical establishment must not use documents of hazardous biomedical waste at each transfer of hazardous biomedical waste as regulated in Clause 4 Article 7 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT provided that the following responsibilities must be fulfilled:
a) If the medical establishment hires a unit that has obtained the license for hazardous waste treatment or the license for hazardous waste management to treat the waste generated by such medical establishment, it shall monthly make a set of documents of hazardous waste for the amount of hazardous biomedical waste transferred during the month as regulated in Annex 3 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT;
b) If the medical establishment employs the model of biomedical waste treatment for a cluster of medical establishments, the logbook of delivery of hazardous biomedical waste shall replace for documents of hazardous biomedical waste.
5. Grant funding, arrange staff or entering into contract with an external unit to perform the biomedical waste collection, transportation and treatment.
6. Propagandize and disseminate laws on biomedical waste management to all officials, contract employees and relevant individuals in the medical establishment.
7. Organize annual training courses in biomedical waste management for officials, contract employees and relevant individuals in the medical establishment.
8. Submit reports on biomedical waste management results as regulated in Article 16 of this Circular.
Article 24. Responsibilities of the head of the medical establishment in charge of performing the hazardous biomedical waste treatment for the cluster of medical establishments
Apart from regulations in Article 23 of this Circular, the head of the medical establishment in charge of performing the hazardous biomedical waste treatment for the cluster of medical establishments must comply with the following provisions:
1. Perform the hazardous biomedical waste collection, transportation and treatment according to contents of the plan for hazardous biomedical waste collection, transportation and treatment approved by the provincial people’s committee.
2. Ensure technical requirements on means of transportation and waste storage equipment in such means of transportation as regulated in Article 11 of this Circular when collecting and transporting biomedical waste from medical establishments in the cluster.