Chương II Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT: Quản lý chất thải y tế
Số hiệu: | 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Minh Quang |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2016 |
Ngày công báo: | 12/02/2016 | Số công báo: | Từ số 177 đến số 178 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Y tế, Thể thao | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về quản lý chất thải y tế quy định về phân định, phân loại chất thải y tế; thu gom, lưu trữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải y tế;… được ban hành ngày 31/12/2015.
1. Quản lý chất thải y tế
Việc xử lý chất thải y tế nguy hại được Thông tư liên tịch số 58 quy định như sau:
- Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên môi trường, hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
+ Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
+ Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Theo Thông tư liên tịch số 58 năm 2015 của BYT-BTNMT, hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được UBND cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và pháp luật về BVMT.
2. Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.
- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế.
- Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
3. Chế độ báo cáo và hồ sơ quản lý chất thải y tế
Về chế độ báo cáo được Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định như sau:
- Tần suất báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được lập 01 lần/năm, tính từ 01/01 đến hết 31/12.
- Hình thức báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được gửi về cơ quan nhận báo cáo bằng văn bản giấy hoặc bản điện tử hoặc phần mềm báo cáo.
- Nội dung và trình tự báo cáo xem tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015.
Thông tư liên tịch 58 có hiệu lực từ ngày 01/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).
3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
4. Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:
a) Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và Khoản 7 Điều này. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở y tế không phải thực hiện các quy định có liên quan về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
2. Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
3. Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:
a) Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
b) Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm;
c) Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường;
d) Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
4. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC.
5. Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.
6. Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.
7. Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi đã được làm sạch và để khô.
1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
a) Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế;
b) Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.
3. Phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;
c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
3. Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.
1. Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;
b) Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật;
d) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
3. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
4. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
5. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
6. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;
b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
7. Cơ sở y tế thực hiện các quy định có liên quan đến lưu giữ, khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư này và không phải thực hiện các quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.
2. Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế.
3. Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
1. Chỉ được phép tái chế chất thải y tế thông thường và chất thải quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Không được sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
3. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải y tế thông thường.
4. Ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, khi chuyển giao chất thải quy định tại Khoản 3 Điều này để phục vụ mục đích tái chế, cơ sở y tế phải thực hiện các quy định sau:
a) Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cụm phải thực hiện bằng các hình thức sau:
a) Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
b) Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm phải đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này và phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt tại kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
2. Phương tiện vận chuyển: Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm nhưng phải đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
b) Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
c) Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
4. Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.
5. Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm, khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Vận chuyển chất thải nguy hại không lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
2. Vận chuyển chất thải lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các bao bì, dụng cụ kín, bảo đảm không bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển;
b) Thùng của phương tiện chuyên dụng để vận chuyển chất thải lây nhiễm là loại thùng kín hoặc thùng được bảo ôn;
c) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhưng phải đáp ứng các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 Thông tư này và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .
3. Vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.
1. Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
c) Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
4. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Nước thải y tế phải quản lý, xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
2. Sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải y tế.
1. Thiết bị xử lý chất thải y tế phải được vận hành thường xuyên.
2. Thiết bị xử lý chất thải y tế phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Section 1: DELIMITATION, CLASSIFICATION, COLLECTION, STORAGE, MINIMIZATION AND RECYCLING OF HAZARDHOUS AND NON-HAZARDOUS BIOMEDICAL WASTE
Article 4. Biomedical waste delimitation
1. Infectious waste includes:
a) Sharp infectious waste refers to the infectious waste that may cause cuts or punctures, including: injection needles; fixed-needle syringes; sharp ends of transfusion tubes; puncture needles; acupuncture needles; scalpels; surgical nails and saws, and other sharp things;
b) Non-sharp infectious waste includes bloodstained waste or waste stained with body fluids and waste generated from isolation wards;
c) Highly infectious waste includes specimens, containers stained with specimens and waste stained with specimens, generated from level-III or higher bio-safety laboratories as regulated in the Government’s Decree No. 92/2010/ND-CP dated August 30, 2010 detailing the implementation of the Law on infectious disease prevention and control, regarding biosafety in laboratories;
d) Surgical waste includes removed human body tissues and parts, and tested animal carcasses.
2. Non-infectious hazardous waste includes:
a) Discarded chemicals that include or contain hazardous elements;
b) Discarded pharmaceuticals which are classified into cytotoxic group or issued with warning of hazard by manufacturers;
c) Broken, spoiled or used medical equipment which contains mercury and other heavy metals;
d) Discarded dental amalgams;
dd) Other hazardous waste as regulated in the Circular No. 36/2015/TT- BTNMT dated June 30, 2015 of the Minister of Natural Resources and Environment on the management of hazardous waste (referred to as the Circular No. 36/2015/TT- BTNMT).
3. Non-hazardous biomedical waste includes:
a) Daily-life solid waste which are generated from daily life activities and external environment waste in medical establishments;
b) Conventional solid waste generated from medical establishments that does not belong to the List of hazardous biomedical waste or belongs to the List of hazardous biomedical waste as regulated in Point a Clause 4 of this Article but hazardous elements of which are below the hazardous waste level;
c) Non-hazardous liquid waste.
4. The list and codes of hazardous biomedical waste include:
a) The list and codes of hazardous waste regulated in Annex 1 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT which are provided for the biomedical waste stated in Annex No. 01 (A) enclosed to this Circular;
b) The list of non-hazardous biomedical waste gathered for recycling as regulated in Annex No. 01 (B) enclosed to this Circular.
Article 5. Biomedical waste storage packing, devices and equipment
1. Packing (bags), devices (bins, boxes, cans) and equipment storing biomedical waste shall be performed in accordance with regulations in Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6 and Clause 7 of this Article. Waste storage packing, devices and equipment must contain symbols as regulated in Annex No. 02 enclosed with this Circular. Medical establishments must not comply with regulations on storage packing, devices and equipment as regulated in Clause 2 Article 7 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT.
2. Waste storage packing, devices and equipment must have leak-proof property and sizes in conformity with stored waste amount, ensuring that waste is safely stored.
3. The color of biomedical waste storage packing, devices and equipment is regulated as follows:
a) The color of packing, devices and equipment storing infectious waste is yellow;
b) The color of packing, devices and equipment storing non-infectious hazardous waste is black;
c) The color of packing, devices and equipment storing non-hazardous biomedical waste is green;
d) The color of packing, devices and equipment storing recyclable waste is white.
4. Packing and devices storing biomedical waste with employing incineration method shall not be made out of PVC resin.
5. Waste bins and boxes must have lids which are easy to open and close when using.
6. Other than provisions in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article, bins and boxes storing sharp waste must have hard walls and bottoms which cannot be punctured.
7. Waste storage bins and boxes may be re-used in accordance with storage purpose after they have been cleaned and kept dry.
Article 6. Biomedical waste classification
1. Principle of biomedical waste classification:
a) Both hazardous and non-hazardous biomedical waste must be classified at source and time of generation for management;
b) Each type of biomedical waste must be separately classified into waste storage packing, devices and equipment as regulated in Article 5 of this Circular. In case non-hazardous biomedical wastes are unable to react or interact with each other and treated by the same method, they can be classified into the same storage package, device or equipment;
c) If infectious waste is accidentally stored with other waste or vice versa, such waste mixtures must be collected, stored and treated like infectious waste.
2. Locations of waste classification packing and devices:
a) Each ward, department and section must set places for biomedical waste classification packing and devices;
b) Locations of biomedical waste classification packing and devices must have waste classification and collection instruments.
3. Biomedical waste classification:
a) Sharp infectious waste is stored in yellow bin or box;
b) Non-sharp infectious waste is stored in yellow bag or bin with bin liner;
c) Highly infectious waste is stored in yellow bag or bin with bin liner;
d) Surgical waste is stored in 2 yellow overlapping bags or yellow bin with bin liner;
dd) Solid non-infectious hazardous waste is stored in black bag or bin with bin liner;
e) Liquid non-infectious hazardous waste is stored in devices with lids;
g) Non-hazardous biomedical waste which shall not be recycled is stored in green bag or bin with bin liner;
h) Non-hazardous biomedical waste which shall be recycled is stored in white bag or bin with bin liner.
Article 7. Biomedical waste collection
1. Infectious waste collection:
a) Infectious waste must be separately collected at source and moved to the waste storage area in the medical establishment precincts;
b) Waste storage bags must be closely tied up and waste storage bins must be covered with lids, ensuring that waste shall not be dropped or leaked out during the waste collection;
c) The medical establishment shall provide for suitable routes and time of collecting infectious waste for avoiding causing influence on patients’ areas and other areas in the medical establishment;
d) Highly infectious waste must be preliminarily treated before it is collected and transported to the waste storage and treatment area in the medical establishment precincts;
dd) The infectious waste shall be collected at source and transported to the waste storage area in the medical establishment precincts at least 01 (one) per day;
e) For medical establishments where the amount of generated infectious waste is under 05 kg/day, sharp infectious waste shall be collected at source and transported to the storage area in the medical establishment precincts or moved out for treatment or destruction at least 01 (one) time per month.
2. Non-infectious hazardous waste collection:
a) Non-infectious hazardous waste must be separately collected and stored at the waste storage area in the medical establishment precincts;
b) The collection of discarded dental amalgams and broken, spoiled or used medical equipment that contains mercury: Mercury-containing waste shall be separately collected and stored in plastic boxes or boxes made out of other suitable materials, ensuring that mercury vapor cannot be leaked or emitted to surrounding environment.
3. Non-hazardous biomedical waste collection: The non-hazardous biomedical waste for recycling shall be collected separately from the non-hazardous biomedical waste that is not used for recycling.
Article 8. Biomedical waste storage
1. The medical establishment shall arrange the biomedical waste storage location in its precincts in accordance with the following requirements:
a) The medical establishment in charge of performing the treatment of hazardous biomedical waste for a cluster of medical establishments and hospitals must have a hazardous biomedical waste storage area which meets technical requirements as prescribed in Annex No. 03 (A) enclosed to this Circular;
b) The medical establishment that is not a subject governed by Point a of this Clause must have a hazardous biomedical waste storage area which meets technical requirements as prescribed in Annex No. 03 (B) enclosed to this Circular.
2. Devices and equipment storing hazardous biomedical waste at the waste storage area in the medical establishment must be uniformly performed as regulated in this Circular and satisfy the following requirements:
a) Storage devices and equipment must have strong and unbroken walls, ensuring that the waste cannot be leaked out in the course of waste storage;
b) They must contain symbols of types of stored waste as regulated in the Annex No. 02 enclosed with this Circular;
c) They must be closely covered with lids and able to prevent the intrusion of animals;
d) Chemical storage devices and equipment must be made of materials that do not react with stored waste and contain anti-corrosion property if they are used to store corrosive waste. Devices and equipment storing liquid chemical waste must be closely covered with lids for avoiding the evaporation and overflow of waste.
3. Hazardous and non-hazardous biomedical waste must be separated stored in the waste storage area in the medical establishment precincts.
4. The infectious waste must be stored separately from the non-infectious hazardous waste, except for cases where these types of waste apply the same treatment method.
5. The non-hazardous biomedical waste for recycling shall be stored separately from the non-hazardous biomedical waste that is not used for recycling.
6. Infectious waste storage period:
a) With regard to the infectious waste generated in medical establishments, period for storing infectious waste in medical establishments shall not exceed 02 days in normal conditions. If the infectious waste is stored in cold storage equipment with temperature of below 8°C, the storage period may reach 07 days. As for medical establishments where the amount of infectious waste generated is less than 05 kg/day, the storage period shall not exceed 03 days in normal conditions and waste storage packing must be closely tied up or waste storage equipment must be covered with lids;
b) The infectious waste which is transported from other medical establishments for treatment under the model of medical establishments cluster or concentrated model must be treated in day. If such waste cannot be immediately treated in day, it must be stored in temperature of below 20°C and the storage period shall not exceed 02 days.
7. Medical establishments shall comply with regulations on hazardous biomedical waste storage and storage area as regulated in this Circular and must not comply with regulations stated in Clause 2 Article 7 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT.
Article 9. Biomedical waste minimization
Medical establishments must carry out plans for minimizing the generation of biomedical waste according to the following order of priority:
1. Install and use suitable equipment, devices, drugs, chemicals and materials, ensuring the biomedical waste generation is limited.
2. Adopt new equipment and technological process in medical activities for reducing the generation of biomedical waste.
3. Manage and use materials suitably and effectively.
Article 10. Management of non-hazardous biomedical waste for recycling
1. Only non-hazardous biomedical waste and types of waste regulated in Clause 3 of this Article are recycled.
2. It is not allowed to use materials that are made of recycled biomedical waste for producing devices or bags used in the food sector.
3. Treated infectious waste that meets national technical regulations on environment shall be managed like non-hazardous biomedical waste.
4. Apart from provisions defined in Clause 1 and Clause 2 of this Article, when transferring the waste regulated in Clause 3 of this Article for recycling, medical equipments must comply with the following regulations:
a) Waste storage packing must be closely tied up and contain the recyclable waste symbol as regulated in Annex No. 02 enclosed with this Circular;
b) The waste-related information must be sufficiently recorded in the recyclable waste handover book by using the form stated in Annex No. 04 enclosed to this Circular.
Section 2: BIOMEDICAL WASTE TRANSPORTATION AND TREATMENT
Article 11: Transportation of hazardous biomedical waste for treatment under the model of medical establishment cluster
1. The transportation of hazardous biomedical waste from medical establishments in a cluster of medical establishments to the cluster's treatment facility must be performed according to the following forms:
a) The medical establishment in the cluster of medical establishments shall hire an external unit that has obtained the license for hazardous waste treatment or the license for hazardous waste management to transport waste generated in medical establishments to the cluster's waste treatment facility. If the owner of hazardous waste treatment facility or the owner of hazardous waste management facility wishes to participate in the transportation of biomedical waste in the cluster but such operation is beyond the scope of the license issued by the state competent authorities, a report must be submitted to the licensing authority before performing such operation as regulated in Clause 5 Article 23 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT;
b) The medical establishment that itself transports or hires an unit other than entities regulated in Point a of this Clause to transport hazardous biomedical waste from such medical establishment to the cluster’s waste treatment facility must satisfy all requirements in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article, and such transportation must be approved by the people’s committee of province or central-affiliated city (referred to as the provincial people’s committee) via the provincial plan for biomedical waste collection, transportation and treatment.
2. Means of transportation: Medical establishments and units contracted to transport hazardous biomedical waste may use dry van or refrigerator truck or other means of transportation for transporting hazardous biomedical waste from medical equipments to the cluster’s waste treatment facility provided that all requirements stated in Clause 3 and Clause 4 of this Article must be satisfied.
3. Hazardous biomedical waste storage devices and equipment used in means of transportation must meet the following requirements:
a) Have tight walls, bottoms and lids, strong and ruggedized structure, and are unable to be torn or broken by the weight of waste, ensuring that waste is stored safely during the transportation;
b) Contain symbols of types of stored waste as regulated in the Annex No. 02 enclosed with this Circular. Such symbols attached to waste storage equipment must have suitable sizes, distinct and clear color, and be clearly and readably printed.
c) Are fixed or removable from means of transportation provided that waste shall be not dropped or spilled during the transportation.
4. Before being transported, the infectious waste must be carefully packaged in bottles, boxes or bags, ensuring that they shall not be cracked or broken, and stored waste shall not be leaked out during the transportation.
5. During the transportation of biomedical waste from medical establishments to the cluster’s biomedical waste treatment facility, if the transported biomedical waste is overflowed, burned or exploded, or any other incidents occur, measures against environmental incidents must apply immediately as regulated by the law.
Article 12: Transportation of biomedical waste for treatment under the concentrated treatment model
1. Transportation of non-infectious hazardous waste: comply with regulations in Article 8 of the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT.
2. Transportation of infectious waste: comply with regulations in Clause 1 of this Article and the following requirements must be satisfied:
a) Before being transported, the infectious waste must be carefully packaged in bags or storage devices, ensuring that they shall not be cracked or broken, and stored waste shall not be leaked out during the transportation;
b) Special trucks used for transporting infectious waste must have dry van or refrigerator bodies;
c) For areas where special trucks for transporting hazardous biomedical waste cannot be used, other means of transportation may be employed provided that all requirements stated in Clause 3 and Clause 4 Article 11 of this Circular must be satisfied and such means of transportation must be included in the license for hazardous waste treatment issued by the competent authorities as prescribed in the Circular No. 36/2015/TT-BTNMT.
3. The transportation of non-hazardous biomedical waste shall comply with laws on non-hazardous waste management.
Article 13: Hazardous biomedical waste treatment
1. Hazardous biomedical waste must be treated in conformity with national technical regulations on environment.
2. Non-incineration and eco-friendly technologies are prioritized, and the treatment of waste must meet national technical regulations on environment promulgated by the Minister of Natural Resources and Environment.
3. Hazardous biomedical waste treatment is performed according to the following order of priority:
a) The treatment is performed at concentrated hazardous biomedical waste treatment facilities or concentrated hazardous waste treatment facilities with biomedical waste treatment items;
b) Hazardous biomedical waste is treated under the model of medical establishment cluster (biomedical waste of a cluster of medical establishment shall be collected and treated together in the treatment system and equipment of a facility in the cluster);
c) Hazardous biomedical waste is treated in the treatment facility in the medical establishment precincts.
4. If hazardous biomedical waste is treated under the model of medical establishment cluster, such treatment model must be approved by the provincial people's committee via the provincial plan for hazardous biomedical waste collection, transportation and treatment in conformity with actual conditions of such province and in accordance with the law on environmental protection.
Article 14. Medical wastewater management
1. Medical wastewater must be managed and treated according to contents of the report on environmental impact assessment, the environmental protection plan, the detailed environmental protection project or the simplified environmental protection project which has been approved or certified by the state competent authorities.
2. Liquid waste products which are discarded together with wastewater are also referred to as the medical wastewater.
Article 15: Management and operation of biomedical waste treatment equipment
1. Biomedical waste treatment equipment must be frequently operated.
2. Biomedical waste treatment equipment must be maintained on the periodical basis as instructed by manufacturers and relevant information must be sufficiently recorded in the log of operation of biomedical waste treatment equipment and systems by using the form stated in Annex No. 05 enclosed to this Circular.