Chương II Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BXD-BNV: Khu vực phát triển đô thị
Số hiệu: | 20/2013/TTLT-BXD-BNV | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng | Người ký: | Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 21/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 05/01/2014 |
Ngày công báo: | 11/12/2013 | Số công báo: | Từ số 893 đến số 894 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/11/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đối với khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị;
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị để quản lý chung các khu vực phát triển đô thị hoặc quản lý một số khu vực phát triển đô thị và sẽ giao quản lý thêm khu vực phát triển đô thị dự kiến thành lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ban này tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị.
2. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đối với khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên:
a) Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2013/NĐ-CP);
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp cung cấp thông tin, lập kế hoạch thực hiện phần khu vực phát triển đô thị thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp đưa vào kế hoạch thực hiện trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị để trình phê duyệt theo quy định.
3. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Trường hợp khu vực phát triển đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP;
b) Trường hợp khu vực phát triển đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1. Thời gian lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giao tổ chức lập hồ sơ.
2. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị không vượt quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định hợp lệ được quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này.
1. Hồ sơ trình thẩm định khu vực phát triển đô thị bao gồm:
a) Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị được quy định tại Điều 10 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ;
b) Các văn bản pháp lý, bao gồm: bản chụp các quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến chủ trương thành lập khu vực phát triển đô thị (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ trình thẩm định khu vực phát triển đô thị: 10 bộ.
3. Nội dung Tờ trình được thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1, 3 của Thông tư liên tịch này; nội dung Quyết định phê duyệt được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 11/2013/NĐ-CP .
Các bản vẽ trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP bao gồm các bản vẽ sau đây:
1. Bản vẽ vị trí khu vực phát triển đô thị:
a) Bản vẽ vị trí khu vực phát triển đô thị được thể hiện trên cơ sở Sơ đồ định hướng phát triển không gian của đồ án quy hoạch chung đô thị (hoặc đồ án quy hoạch chung khu chức năng chuyên biệt) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tỉ lệ của bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt. Trong trường hợp bản vẽ này khi in đúng tỷ lệ sẽ vượt quá 01 tờ giấy A0: có thể thu nhỏ Sơ đồ này để đảm bảo bản vẽ khi in ra không vượt quá 01 tờ giấy A0;
b) Bản vẽ vị trí khu vực phát triển đô thị cần thể hiện đủ các nội dung: dự kiến phân bố các khu vực phát triển toàn đô thị (quy mô diện tích, kèm theo ký hiệu màu sắc thể hiện thời hạn thực hiện của từng khu); vị trí khu vực phát triển đô thị được đề xuất; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến khu vực phát triển đô thị đề xuất được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung (trong trường hợp đô thị không cần lập quy hoạch phân khu hoặc khu vực có chức năng chuyên biệt).
2. Bản vẽ ranh giới khu vực phát triển đô thị và phân đợt đầu tư
a) Bản vẽ ranh giới khu vực phát triển đô thị và phân đợt đầu tư được thể hiện trên cơ sở: bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của đồ án quy hoạch phân khu hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của đồ án quy hoạch chung (đối với các đô thị không cần lập quy hoạch phân khu và các khu vực phát triển đô thị có chức năng chuyên biệt) theo đúng tỷ lệ của bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Bản vẽ ranh giới khu vực phát triển đô thị và phân đợt đầu tư cần thể hiện đủ các nội dung sau: các mốc giới xác định giới hạn, phạm vi khu vực phát triển đô thị (có tọa độ kèm theo); vị trí và ranh giới dự kiến các dự án trong khu vực phát triển đô thị; phân đợt đầu tư được xác định theo kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị (được thể hiện bằng các ký hiệu màu sắc); bảng tổng hợp danh mục dự án cùng với quy mô diện tích dự kiến của từng dự án.
1. Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị là một nội dung của Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị được quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị (quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này) hoặc giao chủ trì phối hợp trong việc lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị (quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này) sẽ chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị để đưa vào nội dung của Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị để trình phê duyệt theo quy định.
2. Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị được lập căn cứ theo: thời hạn thực hiện của quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt; dự báo nhu cầu về nhà ở và dịch vụ đô thị (gắn liền với tốc độ gia tăng dân số dự kiến) và khả năng huy động các nguồn lực cho công tác đầu tư xây dựng.
3. Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị phải thể hiện cụ thể phân đợt thực hiện đầu tư theo các giai đoạn 5 năm với danh mục các dự án được thực hiện trong từng phân đợt.
4. Phân đợt đầu tư trong kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị (với danh mục các dự án đang được thực hiện trong từng phân đợt) phải được cụ thể hóa tại bản vẽ ranh giới khu vực và phân đợt đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư liên tịch này và phải được thể hiện trong Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị.
1. Khu vực phát triển đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện đầu tư xây dựng để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và dự báo nhu cầu về phát triển đô thị. Thời hạn rà soát định kỳ là 05 năm kể từ ngày khu vực phát triển đô thị được phê duyệt.
2. Sở Xây dựng chủ trì rà soát định kỳ việc thực hiện các khu vực phát triển đô thị đã được phê duyệt của địa phương. Kết quả rà soát phải được báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khu vực phát triển đô thị và Bộ Xây dựng.
3. Căn cứ báo cáo kết quả rà soát quy định tại Khoản 2 điều này, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và sự xuất hiện các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đô thị tại địa phương, nếu thấy cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị (theo các quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này) tổ chức lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị.
4. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan rà soát định kỳ việc thực hiện các khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên đã được phê duyệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định điều chỉnh nếu cần thiết.
5. Việc thẩm định hồ sơ đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị thực hiện theo các quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.
6. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP sẽ quyết định phê duyệt đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị.
7. Hồ sơ đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị bao gồm:
a) Tờ trình về việc điều chỉnh khu vực phát triển đô thị (nêu rõ sự cần thiết và các cơ sở pháp lý của việc điều chỉnh);
b) Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và các bản vẽ quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch này (các tài liệu này phải thể hiện rõ các nội dung không điều chỉnh và các nội dung điều chỉnh);
c) Báo cáo kết quả rà soát việc thực hiện khu vực phát triển đô thị và các văn bản pháp lý có liên quan.
1. Tùy theo nhu cầu phát triển đô thị, khả năng huy động các nguồn lực, đề xuất của chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân (hộ gia đình, cá nhân) tự xây dựng nhà ở, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
2. Các khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở có thể bao gồm: một khu vực gồm nhiều dự án; một dự án hoặc một phần trong dự án.
3. Việc xem xét quy định các khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc của khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội và nhu cầu về nhà ở của địa phương;
b) Khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất phải được đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, bao gồm: các công trình dịch vụ và các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân khi đến ở;
c) Các lô đất được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất để người dân tự xây dựng nhà ở không thuộc các vị trí sau: nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; nằm tại mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị;
d) Hộ gia đình, cá nhân được chuyển quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
4. Trình tự thực hiện việc lấy ý kiến:
a) Trên cơ sở xem xét nhu cầu phát triển đô thị, khả năng huy động các nguồn lực và đề xuất của chủ đầu tư (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan đề xuất các khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở (bao gồm: khu vực gồm nhiều dự án, dự án hoặc từng phần diện tích trong dự án đầu tư phát triển đô thị) và chuẩn bị hồ sơ (theo quy định tại Khoản 5 điều này) để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;
b) Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến, Bộ Xây dựng có trách nhiệm có văn bản trả lời;
c) Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định về các khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở.
5. Hồ sơ gửi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng bao gồm: Công văn đề nghị cho ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trình bày rõ sự cần thiết và các căn cứ pháp lý của việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tự xây dựng nhà ở) và các hồ sơ tài liệu có liên quan như sau:
a) Đối với trường hợp đề xuất khu vực (gồm nhiều dự án), các hồ sơ tài liệu có liên quan bao gồm:
Hồ sơ thuyết minh và bản vẽ thu nhỏ của đồ án quy hoạch chung (đối với trường hợp không cần lập quy hoạch phân khu) hoặc đồ án quy hoạch phân khu liên quan, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc của khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (có các văn bản phê duyệt kèm theo); Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực dự kiến thực hiện chuyển quyền sử dụng đất (thể hiện trên bản vẽ của hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư liên tịch này); Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị của cấp có thẩm quyền. (Tất cả các hồ sơ tài liệu nói trên là bản chụp có đóng dấu xác nhận của cơ quan đề nghị cho ý kiến).
b) Đối với trường hợp các dự án đầu tư phát triển đô thị được chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP , hồ sơ tài liệu có liên quan bao gồm:
Thuyết minh tóm tắt dự án; Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết của dự án (có kèm theo thiết kế đô thị), Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc của khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (có các văn bản phê duyệt kèm theo); các quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị có liên quan. (Tất cả các hồ sơ tài liệu nói trên là bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ đầu tư).
c) Đối với trường hợp các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở đã được chấp thuận đầu tư trước ngày Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, hồ sơ tài liệu có liên quan bao gồm:
Thuyết minh tóm tắt dự án; Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết dự án tỷ lệ 1/500 (có kèm theo thiết kế đô thị), Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch (có các văn bản phê duyệt kèm theo); các quyết định phê duyệt dự án, quyết định chấp thuận đầu tư. (Tất cả các hồ sơ tài liệu nói trên là bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ đầu tư).
6. Đề xuất về các khu vực (bao gồm nhiều dự án), dự án hoặc một phần của dự án dự kiến được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở có thể được lồng ghép vào nội dung của hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, hoặc hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu tư dự án để Bộ Xây dựng kết hợp cho ý kiến trong quá trình thẩm định hoặc cho ý kiến thống nhất.
7. Trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở: Cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về xây dựng, tài nguyên môi trường ở địa phương, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị (nếu có) và Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm giám sát, kiểm tra đảm bảo việc xây dựng nhà ở của người dân tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị của dự án đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, bao gồm việc đề xuất danh mục, loại nguồn vốn và lộ trình thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị.
3. Lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị để trình thẩm định nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
4. Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị.
5. Tổ chức quản lý hoặc thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với các dự án trong khu vực phát triển đô thị có sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
6. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị.
8. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng và Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị được giao quản lý.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị trong phạm vi khu vực phát triển đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật.
1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị gồm có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Trường hợp đặc biệt phải có ý kiến thống nhất của cơ quan có thẩm quyền.
b) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Tùy theo quy mô và tính chất của khu vực phát triển đô thị phải quản lý có thể thêm phòng quản lý theo khu vực nhưng phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Xây dựng, thẩm định của Sở Nội vụ theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định của pháp luật.
3. Trưởng ban quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các viên chức của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị theo phân cấp và trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, tuyển dụng, sử dụng viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Tiêu chuẩn chức danh Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị ngoài các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật, cần phải đảm bảo: tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch, đô thị, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế (các ngành có liên quan đến xây dựng, hạ tầng đô thị); có kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị từ 5 năm trở lên.
5. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được bảo đảm một phần từ ngân sách, một phần từ chi phí quản lý các dự án được giao, một phần từ nguồn thu dịch vụ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
6. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quản lý viên chức và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoạt động theo Quy chế hoạt động của Ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
1. Các khu vực phát triển đô thị phải có Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị gồm:
a) Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên, đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và các quy hoạch chung khác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khu vực phát triển đô thị mới; khu vực bảo tồn đô thị; khu vực tái thiết đô thị; khu vực có chức năng chuyên biệt quy định tại các Khoản 2,5,6,7 Điều 2 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
2. Đối với các khu vực phát triển đô thị được quy định tại Khoản 1 điều này, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thành lập mới hoặc thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ban Quản lý phát triển đô thị, Ban Quản lý phát triển hạ tầng, Ban Quản lý khu đô thị mới trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiện có trên địa bàn nhưng phải đảm bảo tinh gọn, hiệu quả tổ chức bộ máy của địa phương.
3. Đối với các khu vực phát triển đô thị còn lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu phát triển đô thị tại địa phương có thể quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Khoản 2 điều này.
4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Sở Xây dựng là cơ quan đề nghị thành lập, tổ chức lại và giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
1. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương; có trách nhiệm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với Sở Xây dựng về tình hình thực hiện khu vực phát triển đô thị, tình hình triển khai các dự án đầu tư được giao quản lý; báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các Sở quản lý chuyên ngành về các lĩnh vực hoạt động của Ban thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
2. Sở Xây dựng, các Sở chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Ban quản lý khu vực phát triển đô thị trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong khu vực phát triển đô thị phối hợp theo cơ chế giữa cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực công tác: đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, bàn giao các công trình hạ tầng đô thị; quản lý hành chính, an ninh trật tự trong phạm vi khu vực phát triển đô thị.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cơ chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị với các Sở chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong quá trình thực hiện khu vực phát triển đô thị.
1. Sau khi có quyết định phê duyệt Khu vực phát triển đô thị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoặc giao cho Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị đã được thành lập trước đó để thực hiện quản lý tại khu vực phát triển đô thị trong phạm vi địa giới hành chính được giao quản lý.
2. Các Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng đảm bảo kết nối đồng bộ, tiến độ, chất lượng và hiệu quả công tác đầu tư tại các khu vực được giao quản lý.
3. Các Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị của khu vực phát triển đô thị nằm trên địa giới hành chính của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có trách nhiệm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về Ban Điều phối khu vực phát triển đô thị, Ủy ban nhân cấp tỉnh và Sở Xây dựng về tình hình đầu tư phát triển đô thị trong phạm vi địa bàn được giao quản lý và các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong triển khai đầu tư xây dựng hoặc kết nối hạ tầng kỹ thuật để có giải pháp xử lý, tháo gỡ.
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan thành lập Ban Điều phối khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Ban Điều phối khu vực phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thành lập, gồm đại diện của Bộ Xây dựng, đại diện của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và một số Bộ, ngành có liên quan. Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Điều phối khu vực phát triển đô thị. Các thành viên Ban Điều phối và đơn vị giúp việc đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Điều phối có chức năng chỉ đạo, hỗ trợ các Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị của địa phương thực hiện đồng bộ quá trình thực hiện khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xem xét, xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Đối với các khu vực phát triển đô thị không thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, chỉ đạo việc triển khai kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nhiệm vụ khác của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch này.
2. Đối với các khu vực phát triển đô thị là các khu kinh tế (theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP), việc thành lập các Ban Quản lý được thực hiện theo các quy định của pháp luật về khu kinh tế.
Article 3. Responsibilities of formulation, appraisal of dossier of proposal of urban development area
1. Responsibilities of formulation of dossier of proposal of urban development area for urban development areas belonging to administrative geographical areas of 01 province or central-affiliated city:
a) The provincial People’s Committees shall assign the Service of Construction to act as agency in charge of organization to formulate dossier of proposal for urban development area;
b) In case where a provincial People’s Committee has established the management board of urban development area for general management of urban development areas or management of some urban development areas and will assign for additional management of tentative urban development areas established, provincial People’s Committee may assign this board to organize formulation of dossier of proposal for urban development areas.
2. Responsibilities of formulation of dossier of proposal of urban development area for urban development areas belonging to administrative geographical areas of 02 or more provinces or central-affiliated cities:
a) the Ministry of Construction shall be agencies assuming the prime responsibility for, and coordinating with concerned People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in formulating dossier of proposal of urban development area and submitting it to the Prime Minister for decision on approval as prescribed in Article 9 of Decree No. 11/2013/ND-CP dated January 14, 2013 (hereinafter abbreviated to Decree No. 11/2013/ND-CP);
b) The concerned People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall assign Services of construction in assuming the prime responsibility for, and coordinating with each other in providing information, formulating plans to perform part of urban development area under their management and report them to the Ministry of Construction for summing up and including in plan to perform in dossier of proposal of urban development area in order to submit for approval as prescribed.
3. Responsibilities of appraisal of dossier of proposal of urban development area:
a) If urban development area under the competence for approval of the Prime Minister: The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned Ministries and sectors in appraising and submitting it to the Prime Minister approval as prescribed in Article 9 of Decree No. 11/2013/ND-CP;
b) If urban development area under the competence for approval of the provincial People’s Committees: The Services of Construction shall be agencies assuming the prime responsibility for, and coordinating with concerned agencies in appraising and submitting it to the provincial People’s Committees for approval.
Article 4. Duration of formulation, appraisal of dossier of proposal of urban development area
1. Duration of formulation of dossier of proposal of urban development area does not exceed 12 months from the day of assigning formulation of dossier.
2. Duration of appraisal of dossier of proposal of urban development area does not exceed 30 working days after receiving a valid dossier submitted for appraisal specified in Article 5 of this Joint Circular.
Article 5. Dossier of submission for appraisal of urban development area
1. Dossier of submission for appraisal of urban development area includes:
a) Dossier of proposal of urban development area as defined in Article 10 of Decree No. 11/2013/ND-CP;
b) Legal papers include:
Copies of decisions on approving the master plan on economic-social development, land use planning, urban development program, regional, provincial construction planning, general planning, subdivision planning and other legal documents involving guidelines on establishment of urban development area (if any).
2. Quantity of dossier of submission for appraisal of urban development area: 10 sets.
3. Report content is made according to form defined in Annexes 1, 3 of this Joint Circular, content of decision on approving is made according to form defined in Annex promulgated together with Decree No. 11/2013/ND-CP.
Article 6. Drawings of dossier of proposal of urban development area
Drawings in dossier of proposal of urban development area as defined at point b Clause 2 Article 10 of Decree No. 11/2013/ND-CP include the following drawings:
1. Position drawing of urban development area:
a) Position drawing of urban development area is presented on the basis of space development orientation diagram of urban general planning scheme (or general planning scheme of specialized functional zones) already been approved by competent authorities at the rate of the approved planning map. In case of this drawing, it will exceed 01 paper sheet A0 upon it is printed in proper rate: may zoom out this diagram to ensure drawing does not exceed 01 paper sheet A0 upon printing;
b) Position drawing of urban development area need to be shown full contents: Tentative allocation of urban development areas (area scale, enclosed with symbol of presented colors, performance duration of each zone); position of urban development area as proposed; economic-technical norms involving the proposed urban development area determined in schemes on subdivision planning or general planning (on case urban area is not required to make subdivision planning or zones with specialized function).
2. Boundary drawing of urban development area and division of investment stages
a) Boundary drawing of urban development area and division of investment stages are shown on the basis: Planning map of total land use ground of schemes on subdivision planning or planning map of land use and division of functional zones in scheme on general planning (for urban areas not required to make subdivision planning and urban development zones with specialized function) in accordance with proper rate of the approved planning map;
b) Boundary drawing of urban development area and division of investment stages need present full following contents: Boundary marks to define limitation, scope of urban development area (with enclosed coordinates); tentative positions and boundaries of projects in urban development area; division of investment stage is defined under plan on performance of urban development area (presented by color symbol); the summed table of list of projects and the tentative area scale of each project.
Article 7. Implementation plan of urban development area
1. Implementation plan of urban development area is a content of dossier of proposal of urban development area defined in point g Clause 2 Article 10 of Decree No. 11/2013/ND-CP. Agencies which are assigned by the provincial People’s Committees for organizing formulation of dossier of proposal of urban development area (specified at Clause 1 Article 3 of this Joint Circular) or assigned for assuming the prime responsibility for, and coordinating in formulation of dossier of proposal of urban development area (specified at point b Clause 2 Article 3 of this Joint Circular) shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned provincial Departments and sectors in formulating implementation plan of urban development area in order to include content of dossier of proposal of urban development area in submission for approval as prescribed.
2. Implementation plan of urban development area is made and bases on: Duration of performing urban planning and urban development program already been approved; tentative needs of housing and urban services (in association with the tentative population growth) and ability of mobilizing resources for the work of construction investment.
3. Implementation plan of urban development area must specify division of investment stages under 5-year stages with list of projects performed in each stage.
4. Division of investment stage in implementation plan of urban development area (with list of projects which are being performed in each stage) must be concretized at zone boundary drawing and division of investment stages specified at Clause 2 Article 6 of this Joint Circular and must be presented in Decision on approving the urban development area.
Article 8. Competence of approval of urban development area
Competence of approval of urban development area shall comply with Article 9 of Decree No. 11/2013/ND-CP.
Article 9. Adjustment of urban development area
1. Urban development area must periodically be considered, reviewed, assessed on course of implementation of construction investment in order to timely adjust to be consistent with situation of socio-economic development and tentative need of urban development. Duration of periodical review will be 05 years from the date the urban development area is approved.
2. The Services of Construction shall preside over the periodical review of implementation of the approved urban development area. The review results must be report in writing to the provincial People’s Committees, agencies competent to approve the urban development area and the Ministry of Construction.
3. Based on reports on review result specified at Clause 2 this Article, need of socio-economic development and the appearance of elements impacting to course of urban development in localities, if consider it is necessary, the provincial People’s Committees shall assign the Services of Construction or the management board of urban development area (under provisions at Clause 1 Article 3 of this Joint Circular) to organize formulation of dossier of proposal to adjust the urban development area.
4. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned provincial People’s Committees in conducting periodical review of implementation of urban development area in administrative geographical areas of 02 or more provinces or central-affiliated cities already been approved, and report to the Prime Minister for decision on adjustment as necessary.
5. The appraisal of dossier of proposal to adjust urban development area shall comply with Clause 3 Article 3 of this Joint Circular.
6. Agencies competent to decision on approval of urban development area as prescribed in Article 9 of Decree No. 11/2013/ND-CP shall decide on approval of proposal for adjustment of urban development area.
7. Dossier of proposal to adjust urban development area includes:
a) Report on adjustment of urban development area (clarifying the necessity and legal basis of adjustment);
b) Summary report on tentative adjusted urban development area as prescribed at Clause 2 Article 10 of Decree No. 11/2013/ND-CP and drawings defined in Article 6 of this Joint Circular (these documents must clarify contents not adjusted and contents adjusted);
c) Report on review result of implementation of urban development area and concerned legal documents.
Article 10. Announcement on urban development area after adjustment
After dossier of proposal to adjust urban development area has been approved by competent authorities, the announcement of urban development area after adjustment shall comply with Article 12 of Decree No. 11/2013/ND-CP.
Article 11. Transfer of land use right which has been invested in infrastructure construction for people (households and individuals) to self build dwelling houses:
1. Depending on need of urban development, ability of mobilizing resources, proposals of investors, the provincial People’s Committees shall provide for zones permitted to transfer land use right which has been invested in infrastructure construction for people (households and individuals) to self build dwelling houses, after having unified opinion in writing of the Ministry of Construction under Clause 7 Article 4 of Decree No. 11/2013/ND-CP.
2. Zones permitted to transfer land use right which has been invested in infrastructure construction for people to self build dwelling houses may include: a zone with many projects; a project or a part in project.
3. The consideration to provide for zones permitted to transfer land use right which has been invested in infrastructure construction for people to self build dwelling houses must ensure the following basic principles:
a) Complying with legislation on urban planning (subdivision planning, detailed planning) and regulations on managing architecture planning of zone already been approved by competent authorities satisfying requirements of economic development, social welfare and housing needs of localities;
b) Zones permitted to transfer land use right must be invested in essential infrastructure construction including: Service works and technical infrastructure constructions (roads, electricity cable routes, lighting system, information and telecommunication, water supply and drainage) under the approved detailed planning; ensuring connection with the general infrastructure system of zone before transferring land use right for people to self build dwelling houses; ensuring supply of essential services to people when they arrive for accommodation.
c) Land lots which are transferred land use right for people to self build houses, shall not lay in the following positions: geographical areas in urban districts of the special urban areas, or areas with high requirement on architecture and landscape, central areas and areas surrounding the works which are architecture prominent spots in urban areas; laying at the front face of routes at zone level or higher level, and routes being main landscape in urban area;
d) Households and individuals who are transferred land use right to self build houses must build houses in accordance with construction permit; abide by the detailed planning and urban design already been approved.
4. Process of consulting:
a) On the basis of consideration of urban development need, ability of mobilizing resources, and proposals of investors (if any), the provincial People's Committees shall assign Services of Construction to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned management agencies in proposing zones permitted to transfer land use right which has been invested in infrastructure construction for people to self build dwelling houses (including: Zone with many projects, project or each area part on project on urban development investment) and preparing dossier (as prescribed at Clause 5 this Article) to the provincial People’s Committee for consideration and sending to consult the Ministry of Construction for unified opinion;
b) Within 30 working days, after receiving 01 valid set of dossier send by the provincial for consulting, the Ministry of Construction shall reply in writing;
c) After reaching unified opinion of the Ministry of Construction, the provincial People’s Committees shall issue a decision to provide for zones permitted to transfer land use right which has been invested in infrastructure construction for people to self build dwelling houses.
5. Dossier to send for consulting the Ministry of Construction includes: official dispatch to request for consulting made by the provincial People’s Committees (clearly presenting the necessity and legal grounds of transfer of land use right which has been invested in infrastructure construction for people to self build dwelling houses) and concerned dossiers and documents as follows:
a) For case of proposing zone (with many projects), the concerned dossiers and documents include:
Dossier of illustration and drawing zoomed out of scheme on general planning (for case not required to make subdivision planning) or related scheme on subdivision planning, management regulation under planning scheme, regulations on managing the architecture planning of zone already been approved by competent authorities (enclosed with written approvals); position and boundary diagram of tentative zone permitted to transfer land use right (presented on drawing of dossier of proposal of urban development area specified at Clause 2 Article 6 of this Joint Circular); decision on approving the urban development area made by competent authorities. (All dossiers and documents mentioned above are copies with a seal for confirmation of agencies asking for opinion).
b) For case of projects on urban development investment already accepted for investment as prescribed in Decree No. 11/2013/ND-CP, concerned dossiers and documents include:
Summary illustration of project; dossier of scheme on detailed planning of project (enclosed with urban design), management regulation under the approved planning scheme, regulations on managing the architecture planning of zone already been approved by competent authorities (enclosed with written approvals); concerned decisions on approving the urban development area. (All dossiers and documents mentioned above are copies with a seal for confirmation of investor).
c) For case of projects on new urban centers, projects on housing development already accepted for investment before the effective day of Decree No. 11/2013/ND-CP, concerned dossiers and documents include:
Summary illustration of project; dossier of scheme on detailed planning of project at rate 1/500 (enclosed with urban design), management regulation under the planning scheme (enclosed with written approvals); decisions on approving project, decisions on approving investment. (All dossiers and documents mentioned above are copies with a seal for confirmation of investor).
6. Proposal of tentative zones (including many projects), project or a part of project permitted to transfer land use right which have been invested in infrastructure construction for people to self build houses may be included in content of dossier of proposal of urban development area, or dossier of proposal of acceptance for investment in project for the Ministry of Construction in combining to give opinion during appraisal or give unified opinion.
7. Responsibilities in supervision, check of transfer of land use right which has been invested in infrastructure construction for people to self build dwelling houses: Specialized agencies of state management on construction and natural resources and environment at localities, the management board of urban development area (if any) and investors of projects shall be responsible for supervision, check to ensure observance of people with the approved detailed planning, urban design of project and concerned law upon building houses.
Article 12. Position and function of the management board of urban development area
Position and function of the management board of urban development area shall comply with Clause 1 Article 13 of Decree No. 11/2013/ND-CP.
Article 13. Tasks and powers of the management board of urban development area
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in formulating 5-year, annual plans to implement the urban development area, including the proposal of lists, types of capital sources and roadmap to perform projects on urban development investment in the urban development area, submitting to the provincial People’s Committees for approval and organization of implementation.
2. To organize activities to promote investment in the urban development area; research and propose incentive policies, typical mechanisms applicable to activities of construction investment in urban development area.
3. To make dossier of proposal of urban development area in order to submit for appraisal as assigned by the provincial People’s Committees
4. To make plan to select investor of project on urban development investment, submit it to the provincial People’s Committees for decision; guide, support for investors during preparation of investment and performance of project on urban development investment.
5. To organize management or execute function of investor for projects in urban development area financed from state budget as assigned by the provincial People’s Committees.
6. To monitor, supervise implementation of projects on urban development investment to ensure in accordance with planning, plan, progress under contents of the approved projects; sum up, propose and coordinate with functional agencies to handle problems arising during investment.
7. To assume the prime responsibility for, and coordinate with functional agencies, service providers, investors, ensure the synchronous connection and management of frame technical infrastructure system, connection of technical infrastructure among projects in stage of construction investment until finishing the handing over to the urban government.
8. To formulate a database system, supply information of urban development area; sum up and report to the provincial People’s Committee, Services of Construction and the Ministry of Construction biannually, annually or irregularly about situation of implementation of investment projects and plans on implementation of urban development area which it is assigned to manage.
9. To perform other tasks and powers about management of construction investment, urban development within urban development area as assigned by the provincial People's Committees or authorized as prescribed by law.
Article 14. Organizational structure and operation of the management board of urban development area
1. Organizational structure of the management board of urban development area:
a) The management board of urban development area includes head of board and not more than 03 deputy heads of board. In special case, it must consult competent agencies for unified opinion.
b) The management board of urban development area has professional departments. Depending on scale and nature of urban development area which is subject to its management, it may have a zone management division which must be realistic and effective.
2. Chairpersons of the provincial People’s Committees shall appoint, relieve of duty head of board, deputy heads of board on the basis of proposals of Directors of Construction Services, appraisal of Services of Home Affairs according to decentralization of the provincial People’s Committees and law.
3. Head of board shall decide on recruitment, appointment, relieving from duty of officers of the management board of urban development area under decentralization and on the basis of observance with law on management, recruitment and use of officers and employees in public non-business units.
4. Standard of position of head of management board of urban development area, in addition to general standards under law, need ensure: To graduate from university or higher in one of specialized branches: architecture, planning, urban area, construction, technical infrastructure, economy (branches involving construction and urban infrastructure); have experiences in the management work of construction investment, urban development for 5 years or more.
5. Operational funding of the management board of urban development area shall be financed partly from budget, management cost of the assigned projects, service revenues and other revenues as prescribed by law.
6. The management board of urban development area shall perform the mechanism on autonomy, self-responsibility in executing the tasks, organization of apparatus, management of officers and finance as prescribed by law.
7. The management board of urban development area operates under its operational regulations promulgated by chairpersons of provincial People’s Committees.
Article 15. Establishment, dissolution of the management board of urban development area
1. The urban development areas which must have a management board of urban development area include:
a) Urban development areas in urban areas which have scheme on general planning under competence of approval of the Prime Minister include: general planning of central-affiliated cities, general planning of province-affiliated cities being rank-I urban areas, general planning of new urban areas with forecast population scale equivalent to rank-III urban area or higher, new urban areas with planning scope involving administrative geographical areas of 2 or more provinces and central-affiliated cities, other general planning under competence of approval of the Prime Minister;
b) New urban development areas; urban preservation areas; urban reconstruction areas; areas with specialized function specified at Clauses 2,5,6,7 Article 2 of Decree No. 11/2013/ND-CP.
2. For urban development areas specified in Clause 1 this Article, the management board of urban development area is established newly or established on the basis of organization and re-arrangement of the management board of construction investment projects, the management board of urban development; the management board of infrastructure development, the management board of new urban centers affiliated the provincial People’s Committees which exist in localities but it must ensure streamlined and effective organization of apparatus in localities.
3. For the remaining urban development areas, chairpersons of the provincial People’s Committee shall based on need of urban development in localities may decide on establishment of the management board of urban development area as prescribed at Clause 2 this Article.
4. The process of and procedures for establishment and dissolution of the management board of urban development area shall comply with Government’s Decree No. 55/2012/ND-CP dated June 28, 2012, on establishment, reorganization and dissolution of public non-business units.
5. Services of Construction are agencies suggesting the establishment, reorganization and dissolution of the management board of urban development area as prescribed at Clause 2 Article 13 of Decree No. 11/2013/ND-CP.
Article 16. The coordinative mechanism between the management board of urban development area and Services of Construction, Specialized Services, agencies of state administrative management in localities
1. The management board of urban development area shall be directed, guided on professional operations of Construction Services and Departments of line management in localities; be responsible for periodically and irregularly reporting to the Construction Services about situation of implementation of urban development area, situation of investment projects which it is assigned for management; periodically and irregularly reporting to the Departments of line management regarding operational field of board under state management scope of Departments.
2. Construction Services and specialized Departments shall direct, guide professional operations and inspect, check activities of the management board of urban development area within state management fields of Departments as prescribed by law.
3. The management board of urban development area and the district-level People’s Committee in urban development area shall coordinate under mechanism between agencies affiliated the provincial People’s Committees and local state administrative agencies in fields: compensation, ground clearance and resettlement; perform projects on construction investment; manage, hand over urban infrastructural constructions; management of administration, security and order within urban development area.
4. Chairpersons of provincial People’s Committees shall promulgate a coordinative mechanism between the management board of urban development area and specialized Services, the district-level People’s Committees during the course of implementation of urban development area.
Article 17. Responsibilities of management of urban development area belonging to administrative geographical areas of 02 or more provinces and central-affiliated cities
1. After the Prime Minister issued decision on approving urban development area, People’s Committees in relevant provinces and central-affiliated cities shall decide on establishment of the management board of urban development area or assign the management board of urban development area already established previously to perform management of urban development area within administrative geographical areas which they are assigned for management.
2. The management board of urban development area of each relevant province, central-affiliated city shall coordinate with each other during management of construction investment ensuring the synchronous connection, progress, quality and effectiveness of the investment work in zones where it is assigned for management.
3. The management board of urban development area of urban development area locating in administrative geographical area of 02 or more provinces and central-affiliated cities shall periodically and irregularly report to the Coordinate Board of urban development area, provincial People’s Committees and Construction Services about situation of urban development investment within geographical areas which it is assigned for management and problems arising in construction investment or technical infrastructure connection in order to have solutions for handling and unfastening.
Article 18. Coordinate board of urban development area
1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant provincial People’s Committees in establishing the Coordinate Board of urban development area as prescribed at point d Clause 2 Article 13 of Decree No. 11/2013/ND-CP. The Minister of Construction shall decide on establishment of the Coordinate Board of urban development area including representatives of the Ministry of Construction, representatives of the provincial People’s Committees and some relevant Ministries and sectors. The urban development agency - the Ministry of Construction is standing agency assisting for the Coordinate board of urban development area. Members of Coordinate board and the assistant unit work under the part-time regime.
2. The coordinate board has function of directing and supporting the management board of urban development area of localities to perform synchronously progress of urban development area locating in administrative geographical area of 02 or more provinces and central-affiliated cities; coordinate with the relevant provincial People’s Committees in considering and handling problems arising during implementation of urban development area under its competence or report to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 19. The responsibilities of management of urban development areas which do not establish a management board of urban development area
1. For urban development areas which do not establish a management board of urban development area, Construction Services shall manage, supervise, direct plans on implementing urban development area already approved by competent authorities and other tasks of the management board of urban development area specified in Article 14 of this Joint Circular.
2. For urban development areas being economic zones (as prescribed Article Clause 7 Article 2 of Decree No. 11/2013/ND-CP), establishment of the management boards shall comply with law on economic zones.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực