Chương V Thông tư 98/2020/TT-BTC : Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký, đại lý phân phối
Số hiệu: | 98/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/03/2021 | Số công báo: | Từ số 439 đến số 440 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Ngân hàng giám sát do công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán.
2. Ngân hàng giám sát phải hoàn toàn độc lập và tách biệt với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát.
3. Nếu phát sinh các trường hợp khiến cho ngân hàng giám sát không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 117 Luật Chứng khoán và khoản 1, khoản 2 Điều này, trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát sinh, ngân hàng giám sát phải thông báo cho công ty quản lý quỹ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Để giám sát hoạt động của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát phải có tối thiểu 02 nhân viên có các chứng chỉ sau:
a) Chứng chỉ chuyên môn về pháp luật chứng khoán;
b) Chứng chỉ chuyên môn cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoặc đã có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán hoặc đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư chứng khoán CFA từ bậc 1 trở lên (Chartered Financial Analyst level 1), CIIA từ bậc 1 trở lên (Certified International Investment Analyst level 1); hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD);
c) Chứng chỉ kế toán, hoặc kiểm toán; hoặc chứng chỉ kế toán trưởng hoặc đã có các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants) hoặc bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán;
d) Thẻ thẩm định viên về giá; hoặc đã thi đạt các môn trong kỳ thi thẩm định viên về giá: Nguyên lý hình thành giá cả thị trường; nguyên lý căn bản về thẩm định giá; thẩm định giá bất động sản và thẩm định giá trị doanh nghiệp (đối với nhân viên thực hiện giám sát quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản).
1. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát được lựa chọn tổ chức tài chính ở nước ngoài có chức năng lưu ký tài sản làm tổ chức lưu ký phụ để lưu ký các tài sản ở nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật. Hoạt động ủy quyền lưu ký phải tuân thủ các quy định sau:
a) Tổ chức lưu ký phụ phải là thành viên lưu ký theo quy định của pháp luật nước ngoài;
b) Hoạt động ủy quyền phải được quy định tại Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
c) Hoạt động ủy quyền lưu ký phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Hợp đồng phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Tổ chức lưu ký phụ chỉ thực hiện theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát;
d) Tài sản lưu ký phải được xác định rõ là tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ;
đ) Ngân hàng lưu ký ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức lưu ký phụ cũng như chịu mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc ủy quyền thực hiện các hoạt động giám sát, lưu ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
e) Tổ chức lưu ký phụ ở nước ngoài có quyền tái lưu ký tài sản tại tổ chức lưu ký chứng khoán mà họ là thành viên, theo quy định của nước sở tại. Tài sản của quỹ phải được tổ chức lưu ký phụ đăng ký quyền sở hữu thuộc về quỹ theo quy định của pháp luật liên quan;
g) Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải có đầy đủ thông tin về tất cả tài sản thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bao gồm loại, khối lượng, nơi lưu ký, lưu kho tài sản và các tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản của quỹ. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có trách nhiệm giám sát bảo đảm tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán phải được đăng ký sở hữu thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; lưu ký để luôn có thể nhận diện, xác nhận là tài sản thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán.
2. Trách nhiệm của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát trong hoạt động Lưu ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán:
a) Yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc đăng ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán dưới tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong thời gian sớm nhất theo các điều khoản hợp đồng kinh tế giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (thông qua công ty quản lý quỹ) và đối tác và theo các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm toàn bộ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán phát sinh trên lãnh thổ việt Nam phải được đăng ký sở hữu thuộc quỹ và lưu ký đầy đủ tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Trường hợp tài sản có đăng ký sở hữu, thì đăng ký, ghi nhận dưới tên chủ sở hữu là quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trừ trường hợp tài sản phải đăng ký, ghi nhận dưới tên của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức lưu ký phụ hoặc công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời, lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản phải được lưu ký và gửi kho quỹ đầy đủ tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, trừ trường hợp là chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tập trung. Trường hợp tài sản là bất động sản, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải bảo đảm có đầy đủ tài liệu pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định. Trường hợp là chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ, hoặc việc chuyển quyền sở hữu cho quỹ chưa hoàn tất, bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch phải được lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát;
Trường hợp tài sản không được đăng ký sở hữu, hoặc chưa được kịp thời chuyên quyền sở hữu cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong thời hạn quy định tại các thỏa thuận phát hành, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng đầu tư hoặc các hợp đồng kinh tế tương đương, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận rõ về tình trạng lưu ký và đăng ký tài sản này tại các báo cáo định kỳ được lập theo quy định có liên quan tại khoản 2 Điều 79, khoản 1 Điều 80 Thông tư này, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản cho Ban đại diện quỹ;
- Trường hợp là loại tài sản không phải đăng ký sở hữu thì bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch phải được lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát.
- Trường hợp là tiền gửi ngân hàng, hợp đồng tiền gửi, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có quyền và trách nhiệm yêu cầu công ty quản lý quỹ cung cấp đầy đủ thông tin về các hợp đồng tiền gửi, các tài khoản tiền gửi của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Ngân hàng lưu ký; ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát số dư tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi với các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
- Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát với tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông hoặc các tổ chức tương đương khác về khối lượng, giá trị tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bảo đảm việc lưu ký tài sản tuân thủ quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;
b) Quản lý và lưu ký tách biệt tài sản của từng quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; tách biệt tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với tài sản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tách biệt với các tài sản của các khách hàng khác của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Mỗi quỹ, công ty đầu tư chứng khoán được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán riêng biệt, tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của các cá nhân, tổ chức khác, kể cả là của công ty quản lý quỹ;
c) Công ty quản lý quỹ là đại diện được ủy quyền thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Việc chuyển giao tài sản của quỹ trong hoạt động đầu tư, thoái vốn đầu tư chỉ được thực hiện theo chỉ thị bằng văn bản của công ty quản lý quỹ theo đúng quy định tại hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát;
d) Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải tuân thủ các nguyên tắc giao dịch chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các giao dịch tài sản khác thì phải thực hiện theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan. Mọi giao dịch chuyển khoản, thanh toán tiền, chuyển giao tài sản đều phải thực hiện đúng đến các đối tác giao dịch của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các tài khoản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Giá trị thanh toán phải phù hợp với khối lượng tài sản, giá giao dịch và đúng với số tiền ghi trong các chứng từ thanh toán;
đ) Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời, theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ; thực thi đầy đủ, kịp thời các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của quỹ, kể cả các thủ tục thanh, quyết toán thuế đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
e) Xác nhận các báo cáo về tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ lập, bảo đảm khối lượng tài sản trong báo cáo là đúng, đầy đủ, chính xác với thực trạng tài sản lưu ký tại ngân hàng;
g) Tham gia và cung cấp đầy đủ các thông tin tại các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, các cuộc họp Ban đại diện quỹ, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán nhưng không có quyền biểu quyết.
3. Tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, đăng ký sở hữu dưới tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hoặc không dưới tên quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (trong trường hợp tài sản không đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật), được lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ (nếu có), là tài sản thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không phải là tài sản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba, kể cả cho công ty quản lý quỹ.
4. Các giao dịch cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trên tài khoản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, kể cả các hoạt động nhận tiền, thanh toán giao dịch, nhận cổ tức, lãi trái phiếu và các khoản thu nhập khác, phải được xác định rõ là thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp giao dịch trên tài khoản hoặc đứng danh của tổ chức lưu ký phụ theo pháp luật có liên quan, các giao dịch này và tài sản trong giao dịch phải được xác định rõ là thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán thông qua ngân hàng giám sát.
5. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải có hệ thống kỹ thuật phù hợp để tự động tiếp nhận, theo dõi, thực hiện và hạch toán các giao dịch liên quan tới tài sản trên tài khoản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán ngoại trừ trường hợp có những chỉ thị cụ thể khác bằng văn bản của công ty quản lý quỹ. Hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng các nội dung cơ bản sau:
a) Ghi nhận toàn bộ, đầy đủ, chính xác, kịp thời tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các thay đổi liên quan tới tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
b) Thu, chi, hạch toán cổ tức, lãi trái phiếu, lãi vốn và các khoản thu nhập;
c) Hạch toán chứng khoán, chứng chỉ quỹ trong các giao dịch mua lại, phát hành thêm hoặc chuyển đổi.
6. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp làm thất thoát tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đã lưu ký và gửi kho quỹ tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp do lỗi hoặc hành vi lừa đảo của nhân viên của ngân hàng, hoặc do sự không cẩn thận của ngân hàng.
7. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp tổ chức lưu ký phụ làm thất thoát tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trừ trường hợp:
a) Thuộc các trường hợp bất khả kháng, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát mà đã được quy định rõ về việc miễn trừ trách nhiệm đối với ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát theo các điều khoản liên quan tại hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát;
b) Tổ chức lưu ký phụ có trách nhiệm bồi thường cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và hợp đồng lưu ký phụ có điều khoản cho phép công ty quản lý quỹ thay mặt cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán yêu cầu tổ chức lưu ký phụ phải bồi thường theo hợp đồng;
c) Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm thẩm định và các hoạt động liên quan tới việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.
8. Trường hợp ngân hàng lưu ký cung cấp dịch vụ giám sát cho quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ thì ngân hàng lưu ký chỉ thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho thành viên góp vốn theo quy định tại hợp đồng giám sát, không cần thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các hoạt động giám sát quy định tại Điều 75 Thông tư này.
1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan tới quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát.
2. Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát đầu tư của công ty quản lý quỹ đối với tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán:
a) Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ;
b) Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ;
Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời các hậu quả phát sinh trong thời hạn theo quy định;
c) Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ;
đ) Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo đúng quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan tại Thông tư này, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và tại Điều lệ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
e) Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ lập.
3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ quy định pháp luật của công ty quản lý quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.
5. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, có liên quan; thông tin về tổ chức phát hành mà quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ.
6. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử khách hàng, đối với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng phải có nhân viên có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants) hoặc bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán.
7. Trường hợp công ty quản lý quỹ không tiến hành thực hiện các hoạt động nhằm khôi phục vị thế quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 24, khoản 6 Điều 35, khoản 6 Điều 45, khoản 6, 7 Điều 51, khoản 2 Điều 67 Thông tư này, ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ngân hàng giám sát gửi thông báo cho công ty quản lý quỹ. Trong trường hợp này, ngân hàng giám sát có quyền chỉ thực hiện các lệnh, chỉ thị giao dịch hợp pháp của công ty quản lý quỹ mà không dẫn tới cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán vi phạm các quy định của pháp luật và các quy định khác tại Điều lệ quỹ.
8. Trường hợp công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư, cổ đông theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan, ngân hàng giám sát phải phối hợp với công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ cho nhà đầu tư, cổ đông theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát liên đới cùng với công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp các thiệt hại phát sinh do ngân hàng giám sát không thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các hoạt động giám sát khác đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo các quy định của pháp luật. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng ký kết hoặc thỏa thuận giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
9. Cơ chế phối hợp giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ trong việc rà soát hoạt động của đại lý chuyển nhượng thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bảo đảm trách nhiệm của công ty quản lý quỹ tuân thủ theo quy định của pháp luật.
10. Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Chứng khoán;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát;
c) Quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hết thời gian hoạt động; bị giải thể, bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
d) Theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán.
11. Trường hợp thay đổi ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thông qua công ty quản lý quỹ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán. Quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán của ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký chỉ chấm dứt tại thời điểm khi đã hoàn tất việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký thay thế. Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký thay thế phải lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biên bản bàn giao giữa hai ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký có xác nhận của công ty quản lý quỹ và Ban đại diện quỹ hoặc Hội đồng quân trị công ty đầu tư chứng khoán.
12. Trường hợp ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chuyển đổi tư cách pháp nhân, ngân hàng mới kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ đối với tài sản được lưu ký, giám sát tại ngân hàng cũ.
1. Đại lý phân phối của quỹ đóng, quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức kinh tế khác đã có Giấy chứng nhân đăng ký hoạt đặng phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, ký hợp đồng phân phối chứng chỉ quỹ đóng, quỹ mở, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng với công ty quản lý quỹ.
2. Đại lý phân phối của quỹ ETF là các công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán đã có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng ký hợp đồng phân phối chứng chỉ quỹ ETF với công ty quản lý quỹ và thành viên lập quỹ.
3. Đại lý phân phối không phải là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại không được:
a) Làm đại lý ký danh;
b) Đồng thời làm đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ khác nếu không được chấp thuận của công ty quản lý quỹ mà mình đang làm đại lý phân phối.
4. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thẩm định cơ sở vật chất trước khi lựa chọn đại lý phân phối và địa điểm phân phối để cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư. Báo cáo thẩm định cơ sở vật chất của đại lý, địa điểm phân phối được lưu tại trụ sở công ty quản lý quỹ và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu. Công ty quản lý quỹ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động của đại lý phân phối là phù hợp với quy định của pháp luật và các điều khoản tại hợp đồng phân phối.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đại lý phân phối, công ty quản lý quỹ phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo các tài liệu sau:
a) Thông báo về việc thay đổi đại lý phân phối chứng chỉ quỹ, địa điểm phân phối;
b) Trường hợp bổ sung đại lý phân phối kèm theo các tài liệu: Hợp đồng đại lý phân phối ký với công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ; Báo cáo thẩm định cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự tại các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ xác nhận (trừ trường hợp đại lý phân phối đang là đại lý phân phối của quỹ khác do công ty quản lý).
6. Trường hợp đại lý phân phối bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối hoặc hợp đồng phân phối hết hiệu lực, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo trước cho nhà đầu tư đồng thời chỉ định đại lý phân phối thay thế (nếu có).
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bổ sung địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, đại lý phân phối phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo các tài liệu về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự liên quan đến địa điểm phân phối.
8. Địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ chấm dứt hoạt động phân phối trong trường hợp sau:
a) Theo quyết định của đại lý phân phối;
b) Đại lý phân phối chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện;
c) Địa điểm phân phối không duy trì được được các điều kiện đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định;
d) Hợp đồng phân phối hết hiệu lực.
9. Trường hợp địa điểm phân phối chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 8 Điều này, đại lý phân phối có trách nhiệm thông báo trước cho công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư, đồng thời chỉ định địa điểm phân phối thay thế.
10. Công ty quản lý quỹ được phân phối chứng chỉ quỹ mở do mình quản lý. Trong trường hợp này, công ty phải bảo đảm các nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ không được kiêm nhiệm, làm việc tại các bộ phận quản lý tài sản, phân tích đầu tư, kiểm soát nội bộ.
1. Hoạt động của đại lý phân phối bao gồm:
a) Tổng hợp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư và người được hưởng lợi theo quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;
b) Nhận và chuyển lệnh giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đại lý phân phối không được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch, không được trực tiếp nhận tiền và thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin tại sổ chính, xác nhận quyền sở hữu đơn vị quỹ của nhà đầu tư, chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Điều 15 Thông tư này;
d) Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi thông tin và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán; thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư; cung cấp cho nhà đầu tư Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, các thông tin khác; thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ;
đ) Hỗ trợ công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư; nhận ủy quyền tham dự và thực hiện quyền biểu quyết theo chỉ thị bằng văn bản của nhà đầu tư;
e) Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu tư. Cung cấp các thông tin này cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các tổ chức này.
2. Hoạt động của đại lý ký danh bao gồm:
a) Thực hiện chức năng đại lý phân phối quy định tại khoản 1 Điều này đối với nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản của nhà đầu tư;
b) Lập và quản lý sổ phụ đối với nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản ký danh; lập và quản lý hệ thống tiểu khoản; cập nhật và cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư, bao gồm cả thông tin về sở hữu, thông tin về giao dịch cho công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;
c) Thực hiện lệnh giao dịch cho tài khoản ký danh trên cơ sở tổng hợp các lệnh giao dịch từ nhà đầu tư, bảo đảm lệnh mua được thực hiện đầy đủ, lệnh bán được phân bổ một cách công bằng và việc thanh toán được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của đại lý phân phối quy định tại Thông tư này.
3. Chức năng của đại lý ký danh phải được nêu đầy đủ tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt Đại lý ký danh phải tuân thủ quy định sau:
a) Tài sản trên tài khoản ký danh không thuộc sở hữu của đại lý ký danh, mà thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư tại sổ phụ. Các nhà đầu tư này được thừa hưởng mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tương ứng với số đơn vị quỹ đang nắm giữ có trên tài khoản ký danh. Nhà đầu tư có quyền yêu cầu đại lý ký danh thực hiện việc chuyển quyền sở hữu số đơn vị quỹ có trên tài khoản ký danh sang tài khoản của nhà đầu tư (nếu có);
b) Đại lý ký danh phải quản lý tách biệt tiền, tài sản của từng nhà đầu tư; quản lý tách biệt tiền và tài sản của nhà đầu tư với tiền, tài sản của chính mình. Đại lý ký danh muốn giao dịch chứng chỉ quỹ cho chính mình thì phải mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ độc lập với tài khoản ký danh;
c) Đại lý ký danh không được sử dụng tiền, tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức; không được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản ký danh; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa các tiểu khoản của các nhà đầu tư. Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo yêu cầu của nhà đầu tư;
d) Đại lý ký danh phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ tại ngân hàng giám sát để nhận và thanh toán tiền cho các giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Đại lý ký danh chỉ được sử dụng tài khoản này để thanh toán cho các giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư hoặc trả lại tiền cho đúng nhà đầu tư đã chuyển tiền nếu có yêu cầu.
4. Ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan, công ty quản lý quỹ, đại lý ký danh phải xây dựng hệ thống hoặc có cơ chế phối hợp để thường xuyên kiểm tra, đối soát các hoạt động của tài khoản ký danh, bảo đảm:
a) Theo dõi được chính xác tại mọi thời điểm số dư tiền (nếu có) của từng nhà đầu tư trên tài khoản này và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác về số dư tiền (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Tiền (nếu có) của nhà đầu tư không bị lạm dụng hoặc bị sử dụng mà chưa được ủy quyền của nhà đầu tư bằng văn bản. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định này, ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 24 giờ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các khoản thanh toán từ quỹ hoặc từ nhà đầu tư tham gia vào quỹ, đại lý ký danh phải hoàn tất việc thanh toán cho nhà đầu tư theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc thanh toán cho quỹ theo chỉ thị của nhà đầu tư.
1. Đại lý phân phối, nhân viên phân phối phải tự nguyện, công bằng, trung thực đối với nhà đầu tư, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin chính xác để nhà đầu tư tự đưa ra quyết định đầu tư. Các thông tin, dữ liệu, dự báo kinh tế cung cấp cho nhà đầu tư phải dựa trên những sự kiện có thực và kèm theo các tài liệu dẫn chiếu do các tổ chức kinh tế tài chính chuyên nghiệp phát hành và đã được công bố công khai. Nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ không được cung cấp các thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn, thông tin sai lệch cho nhà đầu tư.
2. Nhân viên phân phối chỉ chào bán chứng chỉ quỹ sau khi nhà đầu tư đã được cung cấp đầy đủ Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, hoạt động của quỹ. Nhân viên phân phối phải giải thích cho nhà đầu tư hiểu được các nội dung tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch đặc biệt là mục tiêu và chính sách đầu tư của quỹ, chiến lược đầu tư của quỹ để đạt được mục tiêu đầu tư, đặc tính về lợi nhuận và rủi ro, chính sách phân phối lợi nhuận, thuế, giá dịch vụ và các chi phí khác; cơ chế giao dịch chứng chỉ quỹ.
3. Nhân viên phân phối phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời cho nhà đầu tư mọi thông tin về kết quả hoạt động của quỹ với hàm ý các kết quả hoạt động trước đó chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào tình hình thị trường.
4. Nhân viên phân phối không được cung cấp thông tin sai sự thật, khuếch đại sự thật, dễ gây hiểu nhầm, cung cấp không đầy đủ thông tin, đưa ra các dự báo để dụ dỗ hay mời chào nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, không gây hiểu nhầm về các đặc tính lợi nhuận và rủi ro của chứng chỉ quỹ đó. Khi so sánh với các sản phẩm quỹ khác, phải chỉ rõ những khác biệt giữa các quỹ để nhà đầu tư lựa chọn. Không được trực tiếp, gián tiếp thực hiện các hành vi nhằm lôi kéo, xúi giục nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ có mức độ rủi ro cao trong trường hợp nhà đầu tư chưa hiểu hết về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào quỹ, hoặc các quỹ đó không phù hợp với mục tiêu đầu tư và năng lực tài chính của nhà đầu tư.
5. Đại lý phân phối, nhân viên phân phối có trách nhiệm bảo mật các thông tin về nhà đầu tư, thông tin về giao dịch của nhà đầu tư, không được sử dụng các thông tin đó với bất kỳ mục đích gì, trừ trường hợp được nhà đầu tư đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Đại lý phân phối không được chiết khấu, giảm giá giao dịch chứng chỉ quỹ dưới bất kỳ hình thức nào; không được tặng quà, sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để mời chào, dụ dỗ nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ; không được yêu cầu, đòi hỏi hoặc tiếp nhận dưới danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, từ công ty quản lý quỹ bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận, lợi ích nào để mời chào nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, ngoài các mức giá dịch vụ đã được công bố tại các Bản cáo bạch và tại các hợp đồng phân phối ký với công ty quản lý quỹ.
7. Đại lý phân phối không được phân phối chứng chỉ quỹ tại các địa điểm phân phối chưa đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đại lý phân phối phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ khi phân phối chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư.
8. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hằng năm phải tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ. Thông tin về hoạt động đào tạo trong năm của công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối phải được gửi kèm trong báo cáo hoạt động hàng năm của công ty quản lý quỹ.
SUPERVISORY BANKS, CUSTODIAN BANKS AND DISTRIBUTION AGENTS
Article 73. General provisions on supervisory banks
1. Supervisory banks selected by fund management companies must satisfy all requirements in Article 116 of the Law on Securities.
2. A supervisory bank must be independent and separate from the fund management company to which its supervision services are provided.
3. If a supervisory bank fails to meet the requirements in Clause 1 Article 117 of the Law on securities and Clauses 1, 2 of this Article due to any events, it must notify the event to the fund management company and SSC within 24 hours from the occurrence of that event.
4. For supervising operations of funds and securities investment funds and companies, a supervisory bank must have at least 02 employees that possess the following qualifications:
a) Professional certificate in securities law;
b) Fundamental certificates in securities and the securities market; or securities professional certificate, or international qualifications in securities such as CFA (Chartered Financial Analyst) level 1 or higher, CIIA (Certified International Investment Analyst) level 1 or higher; or practice certificates in securities issued in the member States of the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD);
c) Auditor’s certificate, accountant’s certificate; or certificate of chief accountant, or international accounting certificate such as ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), or ACA (Associate Chartered Accountants), or bachelor’s degree, or higher, in accounting or auditing;
d) Valuer certificate; or having passed the following subjects in the valuation examination, including: Principles of market prices; fundamentals of valuation; real estate valuation and business valuation (for employees in charge of supervising real estate investment funds or real estate securities investment companies).
Article 74. Depository services of custodian bank and supervisory bank
1. The custodian bank/supervisory bank is allowed to select overseas financial institutions licensed to provide depository services as secondary depository institutions that shall keep overseas assets of securities investment funds and securities investment companies in conformity with regulations of law. The authorization to provide depository services must comply with the following provisions:
a) The secondary depository institution must be a depository member in accordance with the law of the foreign country;
b) Such authorization must be prescribed in the charter of the securities investment fund or securities investment company and conformable with relevant laws;
c) The authorization to provide depository services shall be carried out according to the authorization contract signed between the custodian bank/supervisory bank and the secondary depository institution. The authorization contract must clearly indicate rights, obligations and responsibilities of the custodian bank/supervisory bank and the secondary depository institution. The secondary depository institution shall only implement lawful orders or directions of the custodian bank/supervisory bank;
d) Deposited assets must be clearly determined to be assets of the fund or securities investment company that uses services rendered by the custodian bank/supervisory bank;
dd) The custodian bank/supervisory bank shall inspect and supervise operations of the secondary depository institution and incur all costs arising from the authorization to supervise and deposit assets of the fund or securities investment company;
e) The secondary depository institution in the foreign country may deposit assets at the securities depository institution of which it is a member in accordance with the law of the host country. The secondary depository institution shall follow procedures for registration of the fund’s ownership of its assets in accordance with regulations of relevant laws;
g) The custodian bank/supervisory bank must have adequate information about all assets under the ownership of the fund or securities investment company, including type, volume, depository institution and other documents certifying the fund’s ownership of assets. The custodian bank/supervisory bank shall supervise and ensure that assets of the fund or securities investment company must be registered under the ownership of that fund or securities investment company; deposit assets in a manner that facilitates the identification and certification of assets of the fund or securities investment company.
2. Responsibility of the custodian bank/supervisory bank for depositing assets of the fund or securities investment company:
a) Request the fund management company to register assets of the fund or securities investment company in the name of that fund or securities investment company as soon as possible under terms and conditions of the economic contracts signed between the fund or securities investment company (through the fund management company) and its partners and in accordance with relevant laws; ensure that all assets acquired by the fund or securities investment company in the territory of Vietnam must be registered under the fund’s ownership and deposited at the custodian bank/supervisory bank, and comply with the following rules:
- With regard to assets of which the ownership must be registered, assets shall be registered in the name of the securities investment fund or company, unless they must be registered in the name of the custodian bank/supervisory bank or secondary depository institution or fund management company as prescribed by relevant laws, and shall be deposited at the custodian bank/supervisory bank. The originals of legal documents certifying the ownership of assets must be deposited and kept at the custodian bank/supervisory bank, except securities which have been registered and deposited. If assets are real estate, the custodian bank/supervisory bank must ensure adequate legal documents about the ownership and use rights of assets as prescribed. In case of securities issued in the book-entry form, or of which the transfer of ownership to the fund is not yet completed, the originals or valid copies of transaction contracts and transaction documents must be deposited at the custodian bank/supervisory bank;
If the ownership of assets is not registered or is not yet transferred to the fund or securities investment company within the time limit specified in issuance agreements, transfer contracts, investment contracts or other similar economic contracts, the custodian bank/supervisory bank shall include certification of depositing and registration of these assets in periodic reports which are made according to Clause 2 Article 79, Clause 1 Article 80 hereof, and send notification thereof to the fund’s representative board;
- With regard to assets of which the registration of ownership is not required, the originals or valid copies of transaction contracts and transaction documents shall be deposited at the custodian bank/depository bank.
- With regard to bank deposits and deposit contracts, the custodian bank/depository bank is entitled and liable to request the fund management company to provide adequate information about such deposit contracts and bank deposits of the securities investment fund or company. The custodian bank/depository bank shall monthly compare and verify deposit account balances and values of deposit contracts with the banks receiving deposits of the securities investment fund or company;
- The custodian bank/depository bank shall monthly compare and verify the volume and value of assets of the fund or securities investment company with investment-receiving organizations, issuers, organizations managing shareholder registers or other similar organizations to ensure that assets are deposited in accordance with Point g Clause 1 of this Article;
b) Separately manage and deposit assets of each securities investment fund or company; assets of securities investment funds, securities investment companies, assets of the custodian bank/supervisory bank, and assets of other clients of the custodian bank/supervisory bank. Each fund or securities investment company is allowed to open a securities depository account which is separated from securities depository accounts of other entities, including that of the fund management company;
c) The fund management company is authorized to conduct asset transactions of the securities investment fund or company. The transfer of the fund’s assets in investment or divestment shall be only carried out according to written request of the fund management company as prescribed in the depository contract or supervision contract;
d) Payment for transactions in listed or registered securities must comply with the delivery versus payment principle, and other clearing and payment principles as prescribed by law. Payment for other asset transactions shall be made according to lawful orders or directions of the fund management company and other relevant laws. All bank transfers, payments and transfer of assets must be made correctly to transaction partners and accounts of the securities investment fund or company. Each payment must be conformable with the volume of assets, transaction price and the amounts specified in the payment receipt;
dd) Exactly, fully and promptly comply with lawful orders and directions of the fund management company; fully and promptly perform rights and obligations related to the fund’s ownership of assets, including procedures for declaration and payment of taxes of the securities investment fund or company;
e) Certify reports on assets of the fund or securities investment company made by the fund management company, and ensure that the reported assets are accurate and adequate and correspond to those deposited at the bank;
g) Attend and provide adequate information at meetings of the General Meeting of Investors of the securities investment fund, or the General Meeting of Shareholders of the securities investment company, meetings of the fund’s representative board or Board of Directors of the securities investment company, but not vote.
3. Assets of the securities investment fund or company, whether in tangible or intangible form, whether they are registered in the name of the fund or securities investment company or not (in case the registration of ownership of assets is not required as prescribed by law), which are deposited at the custodian bank/supervisory bank and secondary depository institutions (if any) are assets under the ownership of the securities investment fund or company, and are not considered as assets of the custodian bank/supervisory bank or the fund management company. The custodian bank/supervisory bank cannot use the fund’s assets to make payments or guarantee the payment of its debts or debts of a third party, including debts of the fund management company.
4. Transactions conducted for the fund or securities investment company on the account of the custodian bank/supervisory bank, including receipt of money, payment for transactions, receipt of dividends, bond interests and other incomes, are those of the securities investment fund or company. If transactions are conducted on the account or in the name of the secondary depository institution according to relevant laws, these transactions and assets in these transactions must be clearly certified to belong to the fund or securities investment company via the supervisory bank.
5. The custodian bank/supervisory bank must maintain a qualified technical system to receive, monitor, conduct and record transactions relating to assets on the account of the securities investment fund or company, unless other specific written directions are given by the fund management company. This system must meet the following requirements:
a) Fully, accurately and promptly record all assets of securities investment funds and companies, and any changes related to these assets;
b) Collect, pay and record dividends, bond interests, loan interests and other incomes;
c) Record securities and fund certificates in redemption, additional issuance or switching transactions.
6. The custodian bank/supervisory bank shall pay compensation to the fund or securities investment company for any damage to assets of the fund or securities investment company deposited and kept at the bank in accordance with regulations of law, even if such damage is caused by mistakes or fraudulent acts of the bank’s employees or the bank’s negligence.
7. The custodian bank/supervisory bank shall fully pay compensation to the fund or securities investment company for any damage caused by the secondary depository institution to the assets of the securities investment fund or company, except the following cases:
a) The damage is caused by force majeure events or beyond the control of the custodian bank/supervisory bank that shall not be held responsible under relevant terms and conditions of the depository contract or supervision contract;
b) The secondary depository institution is liable to pay compensation to the fund or securities investment company and the secondary depository contract contains provisions allowing the fund management company to act on behalf of the fund or securities investment company to request the secondary depository institution to make compensation according to the signed contract;
c) The custodian bank/supervisory bank has fulfilled its appraisal tasks and other activities relating to the authorization as prescribed by law.
8. If the custodian bank provides supervision services for private funds and private securities investment companies, it shall only send reports to capital contributors under the signed supervision contracts and are not required to send reports to SSC on supervision activities as prescribed in Article 75 hereof.
Article 75. Supervision of funds by supervisory banks
1. A supervisory bank shall only supervise operations of the fund management company which are relevant to the securities investment fund or securities investment company that is the bank’s client.
2. Responsibility of the supervisory bank to supervise the fund management company’s investments with assets of the securities investment fund or company:
a) Cooperate with the fund management company to periodically review internal regulations on principles and methods for determination of NAV of the securities investment fund or company; supervise the determination of NAV; inspect and ensure that the NAV per fund certificate, NAV per creation unit, and NAV per share is calculated correctly and accurately in accordance with regulations of law and the fund’s charter;
b) Supervise investments and transactions in assets of the securities investment fund or company, inspect to ensure that the invested assets and investment portfolio are conformable with regulations on investment limits, loan limits laid down in relevant laws and the charter of the securities investment fund or company; supervise asset transactions between the fund or securities investment company and the fund management company and its related persons to ensure their compliance with regulations of law and the fund’s charter;
The supervisory bank shall promptly report any detected signs of violations against the law to SSC and notify them to the fund management company within 24 hours from the detection of such violations, and request the fund management company to take remedial actions within the prescribed time limit;
c) Supervise the process and results of the merger, consolidation, dissolution, and liquidation of assets of the securities investment fund or company;
d) Supervise to ensure the legitimacy and that assets of the fund or securities investment company are used to pay costs in accordance with regulations of law and the fund’s charter;
dd) Supervise other operations of the fund management company in managing assets of the fund or securities investment company as prescribed in Article 116 of the Law on securities, relevant regulations herein, legislative documents elaborating the Law on securities and charter of the securities investment fund or company;
e) Verify reports on NAVs, investments and investment portfolio of the securities investment fund or company, which are prepared by the fund management company.
3. The supervisory bank shall prepare and retain physical and electronic documents certifying the fund management company’s compliance with regulations of law made according to the form in Appendix XXII enclosed herewith for a duration of 10 years. These documents must be provided at the written request of SSC.
4. When receiving written request from the fund management company, the supervisory bank shall promptly, adequately and accurately provide necessary information to the fund management company and accredited audit organization so that they can fully perform their rights and obligations to the fund in accordance with regulations of law and the fund’s charter or the charter of the securities investment company.
5. The supervisory bank is entitled to request the fund management company to provide necessary and relevant documents and information, and information about issuers which the fund or securities investment company invest in so that it can fully perform its rights and obligations to the fund or securities investment company as prescribed by law. The supervisory bank shall protect the confidentiality of all documents and information provided by the fund management company as prescribed by law.
6. The supervisory bank may perform the valuation of NAV of the fund or securities investment company for the fund management company. Personnel and client database of the NAV valuation department of the supervisory bank must be separate from those of the supervisory department and other business departments of the supervisory bank. The NAV valuation department must have employees possessing certificate of chief accountant, auditor’s certificate, accountant’s certificate, or international accounting certificate such as ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), or ACA (Associate Chartered Accountants), or bachelor’s degree, or higher, in accounting or auditing.
7. If the fund management company fails to perform activities to restore the position of the fund or securities investment company according to Clauses 6, 7 Article 24, Clause 6 Article 35, Clause 6 Article 45, Clauses 6, 7 Article 51, and Clause 2 Article 67 hereof, the supervisory bank shall report it to SSC within 05 working days from the date on which it sends notification to the fund management company. In this case, the supervisory bank may only implement the fund management company’s lawful trading orders and instructions which do not make the investment portfolio of the fund or securities investment company violate the law and the fund's charter.
8. If the fund management company must pay compensation to the securities investment fund or company, its investors or shareholders according to regulations herein and relevant laws, the supervisory bank shall cooperate with the fund management company to make timely and full payments to investors or shareholders according to lawful orders of the fund management company. The supervisory bank shall jointly bear responsibility with the fund management company to pay compensation to the fund or securities investment company for any damage caused by the supervisory bank’s failure to fully and promptly supervise investments, calculation of NAV and other operations of the fund or securities investment company in accordance with regulations of law. The compensation shall be determined according to terms and conditions of the signed contract or agreement between the fund management company and supervisory bank.
9. The mechanism for cooperation between the supervisory bank and the fund management company in reviewing operations of transfer agents shall be implemented according to the agreement between two parties whereby responsibilities of the fund management company must comply with regulations of law.
10. The custodian bank/supervisory bank shall terminate its provision of services to the fund or securities investment company in the following cases:
a) Its certificate of securities depository registration is revoked according to Clause 2 Article 60 of the Law on securities;
b) It unilaterally terminates the depository contract or supervision contract;
c) The fund or securities investment company has its operating duration expired; is dissolved, fully or partially divided, consolidated or merged;
d) Such termination is made according to decision of the fund’s General Meeting of Investors or the General Meeting of Shareholders of the securities investment company.
11. In case of replacement of the custodian bank/supervisory bank, the securities investment fund or securities investment company shall, through the fund management company, submit reports to SSC and apply for modification of the certificate of registration of fund establishment or the license for establishment and operation of the securities investment company. Rights and obligations of the custodian bank/supervisory bank to the fund or securities investment company shall be terminated at the time when such rights and obligations have been transferred to the substitute custodian bank/supervisory bank. The substitute custodian bank/supervisory bank shall prepare and send the record of transfer of rights and obligations between two custodian banks/supervisory banks, which bears certification of the fund management company and the fund’s representative board or Board of Directors of the securities investment company to SSC.
12. If the custodian bank/supervisory bank changes its juridical person status, the new bank shall inherit all rights and obligations towards assets deposited at and supervised by the old bank.
Article 76. Distribution agents
1. Distribution agents of closed-end funds, open-end funds and public securities investment companies are securities companies, fund management companies, custodian banks, commercial banks, insurers or other business entities that have certificate of registration for distribution of public fund certificates and shares of public securities investment companies, and have entered into contracts for distribution of fund certificates of closed-end funds or open-end funds, and shares of public securities investment companies with fund management companies.
2. Distribution agents of ETFs are securities companies that are licensed to provide securities brokerage, have certificate of registration for distribution of public fund certificates and shares of public securities investment companies, and have entered into contracts for distribution of ETF certificates with fund management companies and authorized participants.
3. A distribution agent that is not a securities company, fund management company, insurer or commercial bank shall not:
a) Act as a nominee;
b) Concurrently act as a distribution agent of another fund management company approved by the fund management company of which it is acting as a distribution agent.
4. Before selecting distribution agent and location for rendering services to investors, the fund management company shall carry out inspection of their fulfillment of infrastructural requirements. Inspection reports shall be kept by the fund management company and provided at the request of competent authorities. The fund management company shall frequently carry out inspection to ensure the distribution agent’s compliance with regulations of law, and terms and conditions of distribution contract.
5. Within 05 working days from the date of change of a distribution agent, the fund management company shall notify and provide SSC with the following documents:
a) Notification of change of fund certificate distribution agent and distribution location;
b) If a new distribution agent is selected, the notification shall be enclosed with the following documents: The distribution agent contract signed with the fund management company or authorized participant; the report on inspection of the distribution agent’s fulfillment of infrastructural and personnel requirements which bears the certification of the fund management company (except a distribution agent that is distributing fund certificates of another fund managed by the same fund management company).
6. If a distribution agent has its certificate of registration for distribution operations revoked or the distribution agent contract expires, the fund management company shall give a prior notification to investors and designate a substitute distribution agent (if any).
7. Within 05 working days from the date of addition of a new distribution location, the relevant distribution agent shall send a notification and documents proving the new distribution location's fulfillment of infrastructural and personnel requirements to SSC.
8. A distribution location will be shut down in the following cases:
a) The shutdown is decided by the distribution agent;
b) The distribution agent shuts down its branch, transaction office or representative office;
c) The distribution location fails to maintain its fulfillment of requirements for distribution of fund certificates as prescribed;
d) The distribution contract expires.
9. If a distribution location is shut down as prescribed in Clause 8 of this Article, the distribution agent shall give prior notification to the fund management company and investors, and designate a substitute distribution location.
10. The fund management company may distribute fund certificates of the open-end fund that it manages. In this case, the fund management company must ensure that its fund certificate distributors shall not concurrently work at asset management, investment analysis or internal control department.
Article 77. Operation of distribution agents
1. A distribution agent shall perform the following activities:
a) Consolidate adequate information about investors and beneficiaries in accordance with the Law on securities and regulations on anti-money laundering and counter-terrorism financing;
b) Punctually, sufficiently and accurately receive and send trading orders from each investor to the fund management company or relevant service provider. The distribution agent shall not consolidate and offset trading orders, directly receive money and make payment for fund certificate transactions for investors;
c) Assist investors in completing procedures for changing their information in the primary investor register, certifying their ownership of fund units, and transferring ownership of fund units as prescribed in Article 15 hereof;
d) Maintain uninterrupted and direct communication with investors to accurately, adequately and promptly provide information to investors and respond to their queries about products offered by the fund; consolidate and provide account statements and transaction confirmations at the request of investors; provide investors with the prospectus, summary prospectus, financial statements of the fund, documents about meetings of the General Meeting of Investors, and other information; submit reports and disclose information with authorization of the fund management company;
dd) Assist the fund management company or relevant service provider in holding the General Meeting of Investors; participate and exercise voting rights according to written directions of investors;
e) Consolidate and keep detailed information about investors and their transactions. This information shall be provided at the request of the fund management company, relevant service provider and SSC.
2. A nominee shall perform the following activities:
a) Perform functions of a distribution agent as prescribed in Clause 1 of this Article in case investors register for conducting transactions on their accounts;
b) Make and manage the subsidiary register of investors who register for trading via nominee accounts; establish and manage the sub-account system; update and provide adequate information about investors, including information about their ownership and transactions, to the fund management company or relevant service provider;
c) Execute trading orders on the nominee account by consolidating trading orders from investors, and ensuring that subscription orders are fully executed, redemption orders are fairly distributed, and all payments are made in accordance with regulations of law;
d) Perform other functions, tasks and activities of a distribution agent as prescribed herein.
3. Functions of a nominee must be clearly specified in the prospectus and summary prospectus. A nominee shall comply with the following rules:
a) Assets on the nominee account are not under the nominee’s ownership but under the ownership of investors in the subsidiary investor register. These investors are entitled to all lawful rights and interests of the owner in proportion to their holdings of fund units on the nominee account. The investors may ask the nominee to transfer their ownership of fund units on the nominee account to their accounts (if any);
b) The nominee shall separately manage money and assets of each investor; separate money and assets of investors from those of the nominee. If the nominee wishes to trade fund certificates, it must open a fund certificate trading account which is independent from the nominee account;
c) A nominee shall not use money or assets of investors in any form; shall not deposit, withdraw, transfer or conduct transactions of assets of investors on the nominee account; shall not transfer money and assets between sub-accounts of investors with their authorization. Investors’ asset transactions shall only be conducted in accordance with regulations of law and at the written request of investors;
d) The nominee must open a deposit account at the supervisory bank for receiving and making payments for fund certificate transactions for investors. The nominee shall only use this account to make payments for fund certificate transactions of investors or return money to the investor who transferred such amount money if requested.
4. The supervisory bank, relevant service provider, the fund management company and the nominee must establish a system or cooperation mechanism for frequently inspecting and verifying activities on the nominee account to ensure that:
a) The balance (if any) of each investor on this account is accurately monitored at any time, and information about this balance shall be adequately, punctually and accurately provided at the written request of the investor or competent authority;
b) Any amounts of money of investors is not misused or used without their written authorization. If any sign of violation of this provision is found, the supervisory bank, the fund management company or relevant service provider shall send a report to SSC and notify investors within 24 hours;
c) Within 03 working days from the receipt of a payment from the fund or an investor participating in the fund, the nominee has to complete payments to investors according to lawful order or direction from the fund management company or the supervisory bank, or complete the payment to the fund according to the investor's order.
Article 78. General provisions on distribution of fund certificates
1. Distribution agents and distributors must be voluntary, fair and honest with investors, and provide adequate, timely and accurate information to investors to facilitate their decision making. Any information, data and economic forecasts provided to investors must be based on actual events and accompanied by reference materials which have been issued and publicly disclosed by professional finance and economic organizations. Distributors are not allowed to provide unverified, incorrect or false information to investors.
2. Distributors shall only offer fund certificates after investors have already been provided with the fund’s charter, the prospectus or summary prospectus, and information on the fund's operation. Distributors must provide investors with explanations about the contents in the fund's charter and prospectus, especially the fund’s investment objectives and policies, and its strategies to achieve such objectives, profit and risk characteristics, profit distribution policy, taxes, service fees, and other expenses, and fund certificate trading mechanism.
3. Distributors shall provide investors with adequate, accurate and timely information on the fund’s performance, implying that previously provided information is only for reference and may be changed depending on the market developments.
4. Distributors shall not provide false, untruthful, misleading or incomplete information, provide forecasts to entice and persuade investors to purchase fund certificates, or provide information that causes misunderstanding about profits and risks of fund certificates. When making comparison with other fund products, distributors must point out difference between these funds so that investors can make their decision. Distributors are not allowed to directly or indirectly persuade or entice investors to purchase fund certificates with high risks in case investors do not yet completely understand about potential risks incurred from their investments in a fund, or that fund is not conformable with investment objectives and financial capacity of such investors.
5. Distribution agents and distributors shall protect confidentiality of information about investors and their transactions, and shall not use such information for any purposes, unless the information is provided with the investor’s approval or at the request of a competent authority.
6. Distribution agents are not allowed to discount or reduce trading prices of fund certificates in any form; offer gifts or use material benefits in any forms to induce or incite investors to purchase fund certificates; claim or receive, whether in personal name or in the name of any organization, remuneration or interests, in addition to service fees specified in the prospectus and distribution contracts signed with the fund management company, from the fund management company to induce investors to purchase fund certificates.
7. Distribution agents are not allowed to distribute fund certificates at distribution locations which are not yet registered with SSC. Distribution agents shall take the full responsibility for distribution of fund certificates to investors at their distribution locations and by distributors.
8. The fund management company and distribution agents shall annually provide training to improve knowledge and competence of distributors. The information about annual training programs provided by the fund management company and distribution agents must be included in the annual report on operations of the fund management company.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực