Chương III Thông tư 98/2020/TT-BTC : Quỹ đại chúng
Số hiệu: | 98/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/03/2021 | Số công báo: | Từ số 439 đến số 440 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải công bố bản thông báo chào bán theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đồng thời gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản thông báo chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng của quỹ mở tại ngân hàng giám sát, toàn bộ danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và chỉ được giải tỏa sau khi Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất không kỳ hạn đang áp dụng cho thời gian phong tỏa vốn.
1. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) phải phân phối chứng chỉ quỹ một cách công bằng, công khai, bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày; thời hạn này phải được ghi trong bản thông báo chào bán.
Trường hợp số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký mua vượt quá số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán, công ty quản lý quỹ phải phân phối hết số chứng chỉ quỹ được phép chào bán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư.
2. Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp không thể hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn này, công ty quản lý quỹ được gia hạn thời gian phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Chứng khoán.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán, công ty quản lý quỹ công bố thông tin, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời chịu mọi phí tổn, nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn và hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã góp, bao gồm cả lãi suất (nếu có), khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây:
a) Không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Chứng khoán;
b) Việc phân phối chứng chỉ quỹ không hoàn tất trong thời hạn dự kiến.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc trả tiền cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này, đồng thời chịu mọi chi phí phát sinh từ việc huy động vốn.
5. Việc đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Luật Chứng khoán.
6. Trường hợp phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng để tăng vốn, trình tự, thủ tục thông báo phát hành, phân phối quyền mua thực hiện theo quy định tại Điều 13, khoản 1, 2 Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về chứng khoán áp dụng cho tổ chức niêm yết và của pháp luật về doanh nghiệp.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực, công ty quản lý quỹ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng xác nhận quyền sở hữu cho nhà đầu tư với số lượng chứng chỉ quỹ đã mua và lập sổ đăng ký nhà đầu tư với các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ; tên, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng giám sát; tên đầy đủ của quỹ; mã chứng khoán niêm yết của quỹ (nếu có);
b) Tổng số chứng chỉ quỹ được quyền chào bán, tổng số chứng chỉ quỹ, lô chứng chỉ quỹ đã bán, cơ cấu và chi tiết danh mục, tổng giá trị vốn huy động được cho quỹ;
c) Danh sách nhà đầu tư, thành viên lập quỹ (nếu có): họ tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ liên lạc (đối với cá nhân); tên đầy đủ, tên viết tắt, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức); số tài khoản lưu ký chứng khoán (nếu có); số tài khoản của nhà đầu tư hoặc số tiểu khoản kèm theo số tài khoản ký danh; số lượng chứng chỉ quỹ sở hữu; tỷ lệ sở hữu; ngày đăng ký mua và ngày thanh toán;
d) Ngày lập sổ đăng ký nhà đầu tư.
2. Đại lý ký danh được mở, quản lý sổ phụ trên cơ sở hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng. Sổ phụ bao gồm đầy đủ thông tin về nhà đầu tư với nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chi phí quản lý sổ phụ không được hạch toán vào quỹ.
3. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng phải luôn có đầy đủ thông tin về sở hữu của từng nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh. Thông tin về tài sản của nhà đầu tư trên sổ chính, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Quyền sở hữu của nhà đầu tư được xác lập kể từ thời điểm thông tin về sở hữu của nhà đầu tư được cập nhật tại sổ chính.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thực hiện việc đăng ký, lưu ký đối với chứng chỉ quỹ niêm yết theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký chứng khoán. Số lượng các lô chứng chỉ quỹ ETF được phát hành, mua lại tại ngày giao dịch tiếp theo được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tự động cập nhật, đăng ký, lưu ký vào hệ thống theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
5. Trừ trường hợp công ty quản lý quỹ đã thực hiện lấy ý kiến nhà đầu tư trong giai đoạn chào bán, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
a) Biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu và Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư;
b) Danh sách và hồ sơ cá nhân của các thành viên Ban đại diện quỹ.
1. Nhà đầu tư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 101 Luật Chứng khoán;
b) Quyền được đối xử công bằng, mỗi chứng chỉ quỹ đều tạo cho người sở hữu quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau;
c) Quyền tự do chuyển nhượng chứng chỉ quỹ, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ;
d) Quyền được tiếp cận đầy đủ các thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của quỹ;
đ) Quyền và nghĩa vụ tham gia các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư và thực hiện quyền biểu quyết dưới hình thức trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác);
e) Nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ trong thời hạn quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của quỹ trong phạm vi số tiền đã thanh toán khi mua chứng chỉ quỹ;
g) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán và Điều lệ quỹ.
2. Nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ có các quyền sau đây:
a) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Ban đại diện quỹ, báo cáo tài chính năm và báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của quỹ;
b) Yêu cầu công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư bất thường trong các trường hợp sau:
- Có căn cứ xác thực về việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của nhà đầu tư hoặc nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi Đại hội nhà đầu tư, gây tổn thất cho quỹ;
- Ban đại diện quỹ đã hết nhiệm kỳ trên 06 tháng mà chưa được bầu thay thế;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của quỹ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải trả lời nhà đầu tư;
d) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội nhà đầu tư. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ quỹ có quy định thời hạn khác;
đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
3. Nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu từ 10% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ có các quyền đề cử người vào Ban đại diện quỹ. Trình tự, thủ tục đề cử thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp áp dụng đối với việc đề cử người vào Hội đồng quản trị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phần phổ thông.
4. Yêu cầu, kiến nghị của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là tổ chức; số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng nhà đầu tư, tổng số chứng chỉ quỹ của cả nhóm nhà đầu tư và tỷ lệ sở hữu trong tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập Đại hội nhà đầu tư bất thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát.
1. Đại hội nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;
b) Thay đổi cơ bản trong chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ quy định tại Điều lệ quỹ; thay đổi mức giá dịch vụ trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát;
c) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể quỹ; thay đổi vốn điều lệ của quỹ đóng; thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ;
d) Phương án phân phối lợi tức;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban đại diện quỹ; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của quỹ, doanh nghiệp thẩm định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tình hình tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hằng năm của quỹ;
e) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ gây tổn thất cho quỹ;
g) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư;
h) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về chứng khoán và Điều lệ quỹ.
2. Đại hội nhà đầu tư thường niên được tổ chức trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Ban đại diện quỹ, cuộc họp Đại hội nhà đầu tư thường niên có thể gia hạn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định, việc họp Đại hội nhà đầu tư thường niên được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát hoặc Ban đại diện quỹ xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của quỹ;
b) Theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
Việc tổ chức họp bất thường Đại hội nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư.
4. Chương trình và nội dung họp Đại hội nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp về chương trình họp, nội dung họp Đại hội đồng cổ đông. Tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp.
5. Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này, công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với quỹ (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ tiếp tục không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban đại diện quỹ hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
1. Cuộc họp Đại hội nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia hoặc hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác) theo quy định tại Điều lệ quỹ.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội nhà đầu tư được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự.
3. Đại hội nhà đầu tư thông qua Nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
4. Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư về các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 17 Thông tư này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư. Trong trường hợp này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số nhà đầu tư đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định.
5. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua tại cuộc họp khi được số nhà đầu tư đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản phải được quy định rõ tại Điều lệ quỹ, theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho nhà đầu tư như trường hợp mời họp Đại hội nhà đầu tư.
7. Trường hợp lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư dưới hình thức bằng văn bản, quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư có quyền biểu quyết tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định.
8. Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ. Trường hợp quyết định của Đại hội nhà đầu tư không phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ thì phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản.
9. Nhà đầu tư quỹ mở phản đối quyết định đã được thông qua bởi Đại hội nhà đầu tư về các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 17 Thông tư này có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại chứng chỉ quỹ của mình hoặc chuyển đổi sang quỹ khác cùng loại hình của công ty quản lý quỹ. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của nhà đầu tư, số lượng đơn vị quỹ, lý do yêu cầu mua lại hoặc đề nghị chuyển đổi sang quỹ khác do công ty quản lý. Yêu cầu phải được nhà đầu tư gửi tới trụ sở chính của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên.
10. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày công bố kết quả họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối quyết định của Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 9 Điều này. Trong trường hợp này, mức giá mua lại được xác định trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ tại kỳ giao dịch chứng chỉ quỹ gần nhất kể từ khi Công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu của nhà đầu tư và nhà đầu tư không phải thanh toán giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ chuyển đổi.
1. Ban đại diện quỹ đại diện cho nhà đầu tư, có từ 03 đến 11 thành viên, được bầu tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư cho ý kiến bằng văn bản.
2. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ và tối thiểu phải bao gồm các quyền, nghĩa vụ sau:
a) Đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư;
b) Phê duyệt sổ tay định giá giá trị tài sản ròng của quỹ; danh sách các tổ chức báo giá, các tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 5, khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
c) Chấp thuận các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này;
d) Quyết định mức lợi tức phân phối theo phương án phân phối lợi nhuận đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận;
đ) Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật;
e) Trường hợp Điều lệ quỹ đã có quy định và Đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền, Ban đại diện quỹ được quyết định các vấn đề quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 17 Thông tư này. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin Quyết định của Ban đại diện quỹ theo quy định về công bố thông tin đối với Quyết định của Đại hội nhà đầu tư;
g) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý quỹ và hoạt động giám sát;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ.
3. Thành viên Ban đại diện quỹ có quyền và nghĩa vụ sau:
a) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết và Điều lệ quỹ;
b) Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì quyền lợi tốt nhất của quỹ; không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với quỹ;
c) Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban đại diện quỹ và có ý kiến rõ ràng về các vấn đề được đưa ra thảo luận.
4. Tối thiểu 2/3 số thành viên của Ban đại diện quỹ là các thành viên độc lập theo nguyên tắc sau:
a) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc đại diện theo ủy quyền của các tổ chức này;
b) Đáp ứng các quy định khác tại Điều lệ quỹ.
5. Trong Ban đại diện quỹ phải có:
a) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán;
b) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản;
c) Tối thiểu 01 thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật.
Trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản dưới hình thức quỹ đóng thì không phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này mà phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thẩm định giá bất động sản.
6. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị.
7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi thành viên Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gửi danh sách Ban đại diện quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này và hồ sơ cá nhân các thành viên mới của Ban đại diện quỹ.
8. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ cấu Ban đại diện quỹ, thành viên Ban đại diện quỹ không còn đáp ứng điều kiện theo quy định, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm lựa chọn thành viên Ban đại diện quỹ đáp ứng quy định làm thành viên Ban đại diện quỹ tạm thời thay thế. Thành viên tạm thời thay thế thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên Ban đại diện quỹ cho tới khi Đại hội nhà đầu tư chính thức bổ nhiệm thành viên thay thế.
9. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc theo hình thức khác quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết.
10. Cuộc họp Ban đại diện quỹ được tổ chức khi có tối thiểu 2/3 số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (trên 50% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số thành viên độc lập dự họp thông qua.
11. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm hỗ trợ về nhân sự, thiết bị kỹ thuật, soạn thảo tài liệu trong các cuộc họp Ban đại diện quỹ. Ban đại diện quỹ tổ chức họp tối thiểu 01 quý một lần hoặc theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ. Trình tự tổ chức cuộc họp, gửi tài liệu họp Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định cuộc họp Hội đồng quản trị của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ quỹ. Hình thức tham gia cuộc họp có thể là trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua các phương tiện truyền tin nghe, nhìn hoặc các hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
12. Biên bản họp Ban đại diện quỹ phải được lập chi tiết và rõ ràng. Thư ký và chủ tọa phiên họp phải ký tên vào các biên bản cuộc họp. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Ban đại diện quỹ tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung thì biên bản này có hiệu lực. Biên bản họp Ban đại diện quỹ phải được lưu giữ tại công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Điều lệ quỹ.
13. Trong trường hợp Điều lệ quỹ không có quy định, thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban đại diện quỹ được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Thành viên Ban đại diện quỹ được trả thù lao theo công việc, thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và các chi phí hợp lý khác căn cứ vào số ngày làm việc, tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày theo quy định tại Điều lệ quỹ và quyết định của Đại hội nhà đầu tư. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập của thành viên Ban đại diện quỹ theo quy định của pháp luật liên quan;
b) Tổng mức thù lao và chi phí thanh toán cho Ban đại diện quỹ trong năm không vượt quá tổng ngân sách hoạt động trong năm của Ban đại diện quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Các khoản này được tính vào chi phí hoạt động quản lý của quỹ và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của quỹ.
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, trong đó:
a) Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ. Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường). Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ. Phương pháp xác định giá thị trường, giá trị hợp lý các tài sản có trong danh mục, giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và quy định nội bộ tại sổ tay định giá hoặc được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản. Bất động sản phải được định giá tối thiểu một lần trong năm;
b) Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành;
c) Giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số lô chứng chỉ quỹ.
2. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi các tổ chức cung cấp báo giá. Các tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát;
b) Nguyên tắc, quy trình thực hiện và các phương pháp định giá tài sản của quỹ. Các nguyên tắc, quy trình thực hiện và các phương pháp định giá phải rõ ràng, hợp lý, phù hợp với quy định pháp luật và Điều lệ quỹ.
3. Sổ tay định giá, danh sách tối thiểu 03 tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt và cung cấp cho ngân hàng giám sát để giám sát việc tính toán giá trị tài sản ròng.
4. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm:
a) Xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ đóng định kỳ tối thiểu một lần trong một tuần;
b) Xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ mở theo ngày giao dịch, đảm bảo tối thiểu một lần trong một tuần;
c) Xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ ETF hàng ngày.
5. Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ phải được ngân hàng giám sát xác nhận. Việc xác nhận giá trị thực hiện bằng văn bản hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lý quỹ chấp thuận.
6. Các giá trị tài sản ròng theo quy định tại khoản 4, 5 Điều này phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khoán. Việc công bố giá trị tài sản ròng cho nhà đầu tư được thực hiện tại ngày làm việc tiếp theo của ngày định giá. Nội dung thông tin về giá trị tài sản ròng thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Công ty quản lý quỹ hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ tính giá trị tài sản ròng tham chiếu được công ty quản lý quỹ ủy quyền có trách nhiệm xác định iNAV trên cơ sở giá thị trường của chứng khoán cơ cấu từ giao dịch được thực hiện gần nhất. iNAV chỉ là giá trị tham chiếu, không phải là giá trị để xác định giá giao dịch. iNAV được cập nhật tối thiểu 15 giây một lần và được công bố trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ hoặc hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán.
8. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho ngân hàng giám sát xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải có cơ chế và quy trình đối chiếu, soát xét, kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng được tính chính xác và phù hợp Điều lệ quỹ, sổ tay định giá và các quy định của pháp luật.
9. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện giá trị tài sản ròng bị định giá sai, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời điều chỉnh hoặc ngược lại trong trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng.
10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện giá trị tài sản ròng bị định giá sai, công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát (trong trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng) phải điều chỉnh lại và công bố thông tin theo quy định, đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc định giá sai, bao gồm nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian bị định giá sai, biện pháp xử lý. Nội dung thông báo phải được công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát cùng ký xác nhận.
11. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống dưới 30 tỷ đồng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đề xuất phương án khắc phục.
1. Các giao dịch mua, bán chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán cho quỹ phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tập trung của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Đối với các giao dịch vào các tài sản được phép đầu tư theo phương thức thỏa thuận (trừ trường hợp giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán), công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban đại diện quỹ về khoảng giá dự kiến, thời điểm thực hiện, đối tác giao dịch hoặc tiêu chí xác định đối tác giao dịch, loại tài sản giao dịch trước khi thực hiện giao dịch;
b) Trường hợp mức giá thực tế mua cao hơn hoặc giá bán thực tế thấp hơn giá tham chiếu của các tổ chức cung cấp báo giá hoặc vượt quá khoảng giá đã được chấp thuận theo quy định tại điểm a khoản này, công ty quản lý quỹ phải giải thích rõ lý do để Ban đại diện quỹ xem xét, quyết định.
3. Đối với giao dịch bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư này.
1. Công ty quản lý quỹ được quảng cáo, cung cấp thông tin và giới thiệu về quỹ qua các phương tiện thông tin đại chúng; phương tiện truyền tin và các phương tiện quảng cáo khác.
2. Công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân có liên quan không được quảng cáo, thông tin, giới thiệu các quỹ chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng hoặc quỹ đã chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp đó là các hội thảo giới thiệu quỹ cho cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Nội dung thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải trung thực, khách quan, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu nhầm chứng chỉ quỹ với các công cụ đầu tư tài chính khác. Các thông tin phải được cập nhật tới thời điểm gần nhất. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý những thông tin đã cung cấp trong các hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu chứng chỉ quỹ của mình.
4. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ không được bao hàm các nhận định khiến nhà đầu tư hiểu nhầm là giá trị khoản đầu tư luôn luôn gia tăng, cam kết hoặc dự báo về kết quả đầu tư trong tương lai của quỹ. Quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp quỹ mở đầu tư hoàn toàn vào trái phiếu, các chứng khoán có thu nhập cố định, quỹ bảo toàn vốn.
5. Công ty quản lý quỹ, tổ chức và cá nhân có liên quan không được bảo đảm chắc chắn kết quả đầu tư của quỹ là tốt hơn quỹ khác, danh mục tham chiếu công bố tại Bản cáo bạch hay các chỉ số kinh tế khác.
6. Thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ nếu có nội dung đề cập tới các cơ quan quản lý nhà nước phải thể hiện rõ các cơ quan này chỉ xác nhận tính hợp pháp trong quá trình thành lập và hoạt động của quỹ, không hàm ý bảo đảm về nội dung thông tin, quảng cáo, cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của quỹ, không bảo đảm về tài sản của quỹ, giá trị đơn vị quỹ, khả năng sinh lời và mức rủi ro của quỹ. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ không được sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước, thư cảm ơn của nhà đầu tư để quảng cáo, giới thiệu quỹ, chào mời mua chứng chỉ quỹ.
1. Tài liệu thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải có các khuyến cáo như sau:
a) Nhà đầu tư cần đọc kỹ Bản cáo bạch trước khi mua chứng chỉ quỹ và nên chú ý tới các khoản giá dịch vụ khi giao dịch chứng chỉ quỹ;
b) Giá giao dịch chứng chỉ quỹ có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thị trường và nhà đầu tư có thể chịu thiệt hại về số vốn đầu tư vào quỹ;
c) Các thông tin về kết quả hoạt động của quỹ trước đây chỉ mang tính tham khảo và không có nghĩa là việc đầu tư sẽ sinh lời cho nhà đầu tư.
2. Tài liệu thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải khuyến cáo nhà đầu tư về các loại hình rủi ro khi đầu tư vào quỹ.
1. Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch.
2. Quỹ được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây:
a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng;
b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
c) Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng;
đ) Trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn;
e) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ;
g) Bất động sản đáp ứng điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
3. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của các tổ chức tín dụng đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
4. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ quỹ và phải bảo đảm:
a) Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
b) Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của một tổ chức phát hành, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
c) Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm đ và g khoản 2 Điều này;
d) Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 2 Điều này phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;
đ) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó;
e) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn mức sau:
- Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
5. Cơ cấu đầu tư của quỹ đóng chỉ được vượt mức so với các hạn mức đầu tư đã quy định tại điểm a, b, c, d, và e khoản 4 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tăng vốn, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh;
đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
6. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có các sai lệch phát sinh do các nguyên nhân quy định tai điểm a, b, c và d khoản 5 Điều này, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư cho phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Trường hợp sai lệch do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện ra sai lệch. Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ (nếu có) và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư. Nếu phát sinh lợi nhuận phải hạch toán ngay mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ.
8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định, đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các sai lệch cơ cấu danh mục đầu tư, nguyên nhân, thời điểm phát sinh hoặc phát hiện ra sự việc, mức độ thiệt hại và bồi thường thiệt hại cho quỹ (nếu có) hoặc lợi nhuận tạo cho quỹ (nếu có), biện pháp khắc phục, thời gian thực hiện, kết quả khắc phục.
9. Quỹ thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Quỹ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
b) Quỹ chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các tài sản đã được quy định tại Điều lệ quỹ và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Quỹ không được đầu tư quá 20% giá trị tài sản ròng của quỹ ra nước ngoài và không vượt quá hạn mức đầu tư đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận.
d) Cơ cấu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, điều chỉnh hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của quỹ phải tuân thủ quy định về cơ cấu đầu tư, hạn mức đầu tư, điều chỉnh hạn mức đầu tư theo các quy định tại Điều này.
1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
2. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để đầu tư, trừ trường hợp vay ngắn hạn theo quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa 30 ngày.
3. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán) cho quỹ hoặc cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác; không được sử dụng tài sản của quỹ thực hiện các giao dịch bán khống, cho vay chứng khoán.
4. Trường hợp có quy định tại Điều lệ quỹ, quỹ được thực hiện giao dịch mua bán lại công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.
1. Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ tại đại lý phân phối. Nhà đầu tư được lựa chọn mở một trong hai loại tài khoản khi giao dịch chứng chỉ quỹ, bao gồm:
a) Tài khoản của nhà đầu tư (đứng tên nhà đầu tư);
b) Tiểu khoản giao dịch trên tài khoản ký danh đứng tên của đại lý ký danh (gọi tắt là tiểu khoản của nhà đầu tư).
2. Trước khi mở tài khoản cho nhà đầu tư, bao gồm cả tiểu khoản của nhà đầu tư, đại lý phân phối phải tổng hợp, thẩm định thông tin nhận biết nhà đầu tư, người được hưởng lợi (nếu có) và thông tin phòng chống rửa tiền theo các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối và tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thiết lập hệ thống để quản lý, lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu về nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền và quy định pháp luật có liên quan.
3. Đại lý phân phối khi yêu cầu nhà đầu tư cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này, được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp nhà đầu tư. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết, thu thập đầy đủ thông tin và xác minh chính xác nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật có liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin nhà đầu tư. Trường hợp yêu cầu thông tin về nhà đầu tư không được đáp ứng, đại lý phân phối có quyền từ chối mở tài khoản, tiểu khoản cho nhà đầu tư.
4. Tài khoản của nhà đầu tư, tiểu khoản của nhà đầu tư phải gồm các nội dung sau:
a) Số tài khoản giao dịch/số tiểu khoản giao dịch;
b) Số lượng đơn vị quỹ;
c) Số lượng đơn vị quỹ tăng, giảm, lý do việc tăng, giảm;
d) Các thông tin cá nhân khác của nhà đầu tư bao gồm:
- Đối với cá nhân: họ và tên của nhà đầu tư; số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có);
- Đối với tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy phép thành lập và hoạt động, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; họ và tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có) của cá nhân được tổ chức ủy quyền giao dịch chứng chỉ quỹ.
5. Việc quản lý tài khoản của nhà đầu tư, tiểu khoản của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc sau:
a) Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải mở, quản lý tài khoản độc lập, tách biệt tới từng đại lý ký danh và từng nhà đầu tư. Đại lý phân phối có trách nhiệm cập nhật thông tin về các hoạt động mở, đóng tài khoản của nhà đầu tư cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;
b) Đại lý ký danh phải mở, quản lý tiểu khoản giao dịch độc lập, tách biệt tới từng nhà đầu tư. Tổng số dư trên các tiểu khoản phải khớp với số dư trên tài khoản ký danh, số dư trên từng tiểu khoản phải khớp với số liệu sở hữu chứng chỉ quỹ của từng nhà đầu tư đó tại sổ chính;
c) Đại lý ký danh phải cung cấp thông tin về tiểu khoản của từng nhà đầu tư cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; thường xuyên đối chiếu, soát xét bảo đảm số dư trên tiểu khoản phù hợp với số liệu, thực trạng sở hữu của nhà đầu tư đó tại sổ chính.
6. Trước khi mở tài khoản, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định.
7. Đại lý phân phối, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác mã số giao dịch chứng khoán và trạng thái sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ theo quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Tần suất giao dịch tối thiểu 02 lần trong 01 tháng.
2. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ tại các đại lý phân phối được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thiết lập hệ thống tiếp nhận lệnh giao dịch bảo đảm nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch tại các đại lý phân phối.
3. Đại lý phân phối chỉ được nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi phiếu lệnh đã được điền chính xác và đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này. Phiếu lệnh phải được đại lý phân phối lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng về thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư. Trường hợp lệnh nhận qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử.
4. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan chỉ thực hiện các lệnh nhận được trước thời điểm đóng sổ lệnh. Các lệnh nhận sau thời điểm đóng sổ lệnh bị hủy hoặc tiếp tục có giá trị để thực hiện tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ kế tiếp theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ nhưng không quá ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tiếp theo, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin về sở hữu sau giao dịch của nhà đầu tư tại sổ chính và gửi nhà đầu tư bản xác nhận giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ (nhưng không quá thời điểm phân bổ kết quả giao dịch), nếu đại lý phân phối phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn, sai sót trong quá trình tổng hợp thông tin, nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống, đại lý phân phối phải thông báo cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và yêu cầu sửa lỗi giao dịch. Quá thời hạn nêu trên, đại lý phân phối chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về các lỗi giao dịch.
7. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải có sổ lệnh lưu trữ đầy đủ thông tin về các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này. Đại lý phân phối có trách nhiệm cung cấp sao kê tài khoản, tiểu khoản theo yêu cầu của nhà đầu tư.
8. Trường hợp công ty quản lý quỹ có từ hai quỹ mở trở lên và có quy định tại Điều lệ các quỹ, Bản cáo bạch, nhà đầu tư được chuyển đổi quỹ. Lệnh chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Lệnh bán đối với chứng chỉ quỹ bị bán được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện lệnh mua chứng chỉ của quỹ mục tiêu;
b) Các lệnh được thực hiện tại các ngày giao dịch chứng chỉ của các quỹ tương ứng;
c) Nhà đầu tư chỉ phải thanh toán giá dịch vụ chuyển đổi (nếu có) theo quy định tại Điều lệ quỹ, không phải thanh toán giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ phát hành đối với các lệnh thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này.
1. Việc thực hiện lệnh mua phải tuân thủ nguyên tắc sau:
a) Lệnh mua của nhà đầu tư phải gửi kèm các tài liệu hợp lệ xác nhận việc nhà đầu tư đã hoàn tất việc thanh toán vào tài khoản của quỹ hoặc ngân hàng giám sát xác nhận với công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan đã nhận đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, đại lý ký danh. Việc xác nhận hoàn tất việc thanh toán được thực hiện bằng văn bản, thư điện tử hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lý quỹ chấp thuận;
b) Đại lý ký danh được thực hiện thanh toán trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán;
c) Nhà đầu tư thanh toán giao dịch mua chứng chỉ quỹ dưới hình thức chuyển khoản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. Tiền mua chứng chỉ quỹ phải chuyển trực tiếp vào tài khoản của quỹ tại ngân hàng giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều này, không thanh toán vào tài khoản khác của đại lý phân phối;
d) Giá trị giao dịch của lệnh mua phải không nhỏ hơn giá trị mua tối thiểu (nếu có) quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch;
đ) Số lượng đơn vị quỹ bán cho nhà đầu tư hoặc đại lý ký danh có thể là số lẻ ở dạng thập phân, làm tròn tới số hạng thứ hai sau dấu phẩy.
2. Công ty quản lý quỹ mở tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát để nhận tiền thanh toán mua chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, đại lý ký danh. Đại lý ký danh mở tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ mở tại ngân hàng giám sát theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 77 Thông tư này để nhận tiền gửi thanh toán giao dịch của nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh.
3. Tiền mua chứng chỉ quỹ khi chuyển vào tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát được giải ngân để đầu tư ngay trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ, với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang áp dụng, kể từ ngày quỹ nhận được tiền mua chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư.
4. Trường hợp lệnh mua chứng chỉ quỹ và việc thanh toán cho lệnh mua được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức khác không phải là nhà đầu tư, phiếu lệnh và tài liệu xác nhận việc thanh toán phải nêu rõ tên, số tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ, số tiểu khoản giao dịch hoặc số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giá trị thanh toán của nhà đầu tư.
1. Việc thực hiện lệnh bán phải tuân thủ nguyên tắc sau:
a) Lệnh bán của nhà đầu tư chỉ được thực hiện khi nhà đầu tư, đại lý ký danh có đủ số lượng đơn vị quỹ để bán theo yêu cầu và số lượng đơn vị quỹ còn lại sau giao dịch của nhà đầu tư không thấp hơn số lượng tối thiểu (nếu có) để duy trì tài khoản, tiểu khoản quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch;
b) Lệnh bán có thể không thực hiện, hoặc chỉ được thực hiện một phần theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này;
c) Thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này;
d) Tiền bán chứng chỉ quỹ được quỹ chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư, đại lý ký danh đã đăng ký hoặc tài khoản ngân hàng do nhà đầu tư chỉ định.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, đại lý ký danh có trách nhiệm hoàn tất việc thanh toán cho nhà đầu tư.
3. Trường hợp Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch có quy định, công ty quản lý quỹ được chuyển giao một phần danh mục đầu tư thay cho việc thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư. Việc chuyển giao danh mục đầu tư phải đảm bảo:
a) Chỉ thực hiện khi công ty quản lý quỹ xét thấy là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị tài sản ròng của quỹ. Việc thực hiện phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban đại diện quỹ và phải báo cáo Đại hội nhà đầu tư gần nhất;
b) Được nhà đầu tư (bên nhận chuyển giao) chấp thuận bằng văn bản;
c) Chỉ thực hiện đối với lệnh bán có tổng giá trị thanh toán lớn hơn 50 tỷ đồng hoặc một giá trị khác lớn hơn theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch;
d) Cơ cấu danh mục chuyển giao cho nhà đầu tư phải hoàn toàn giống cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ.
4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đảm bảo việc chuyển giao danh mục đầu tư phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Công ty quản lý quỹ có quyền chỉ đáp ứng một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ lớn hơn 10% giá trị tài sản ròng của quỹ;
b) Việc thực hiện toàn bộ lệnh giao dịch của nhà đầu tư dẫn tới:
- Giá trị tài sản ròng của quỹ thấp hơn 50 tỷ đồng; hoặc
- Giá trị phần đơn vị quỹ hoặc số đơn vị quỹ còn lại trên tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn giá trị tối thiểu hoặc số lượng đơn vị quỹ tối thiểu để duy trì tài khoản của nhà đầu tư theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch (nếu có); hoặc
- Giá trị tài sản ròng còn lại hoặc số đơn vị quỹ còn lại của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc số đơn vị quỹ lưu hành tối thiểu đã được quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch (nếu có); hoặc
- Số lượng đơn vị quỹ lưu hành vượt quá khối lượng tối đa (nếu có) quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch.
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch.
2. Trường hợp thực hiện một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, theo quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được áp dụng một trong hai nguyên tắc sau:
a) Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: lệnh chuyển tới đại lý phân phối trước được thực hiện trước;
b) Nguyên tắc cùng một tỷ lệ: phần giá trị được thực hiện sẽ được phân bổ cho tất cả các nhà đầu tư đăng ký giao dịch theo cùng một tỷ lệ giữa giá trị thực hiện và giá trị đăng ký giao dịch.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch có quy định, công ty quản lý quỹ được kéo dài thời hạn thanh toán tối đa 30 ngày sau khi được Ban đại diện quỹ chấp thuận, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
4. Công ty quản lý quỹ có thể tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ do chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị đình chỉ giao dịch theo quyết định của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Các sự kiện khác do Điều lệ quỹ quy định hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết.
5. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ban đại diện quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 4 Điều này trừ trường hợp theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt.
6. Thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ.
7. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 6 Điều này, công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp để lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ hoặc tách quỹ hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ.
8. Trong thời hạn triệu tập Đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư.
1. Giá phát hành lần đầu của một đơn vị quỹ do công ty quản lý quỹ quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch.
2. Giá bán một đơn vị quỹ, là mức giá mà nhà đầu tư phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ, bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ cộng với giá dịch vụ phát hành (nếu có).
3. Giá mua lại một đơn vị quỹ, là mức giá mà công ty quản lý quỹ phải thanh toán cho nhà đầu tư, được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, trừ đi giá dịch vụ mua lại (nếu có).
4. Giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ chuyển đổi có thể được quy định với các mức khác nhau, căn cứ vào thời hạn nắm giữ chứng chỉ quỹ, mục tiêu đầu tư hoặc giá trị khoản đầu tư. Các mức giá dịch vụ tối đa phải được quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. Các mức giá dịch vụ cụ thể quy định tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối. Giá dịch vụ phát hành tối đa 5% giá trị giao dịch. Giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ chuyển đổi tối đa 3% giá trị giao dịch.
5. Việc tăng các mức giá dịch vụ chỉ được thực hiện khi mức giá dịch vụ sau khi tăng không vượt quá các mức quy định tại khoản 4 Điều này. Thời điểm áp dụng mức giá dịch vụ mới tăng sớm nhất là sau 60 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ công bố về các mức giá dịch vụ mới trên trang thông tin điện tử của công ty.
1. Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch.
2. Các loại tài sản mà quỹ được đầu tư bao gồm:
a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng;
b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
c) Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng;
đ) Cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng, trái phiếu chào bán ra công chúng; trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành tối thiểu 1 lần trong 12 tháng và mỗi lần cam kết mua lại tối thiểu 30% giá trị đợt phát hành;
e) Chứng khoán phái sinh niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và chỉ nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở mà quỹ đang nắm giữ;
g) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ.
3. Việc đầu tư vào các tài sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch;
b) Đã được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản về loại, mã chứng khoán, số lượng, giá trị giao dịch, thời điểm thực hiện;
c) Có đủ tài liệu chứng minh về bảo lãnh thanh toán hoặc tài liệu về cam kết mua lại của tổ chức phát hành.
4. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ mở phải bảo đảm các hạn mức đầu tư sau:
a) Trừ tiền gửi trên tài khoản thanh toán của quỹ tại ngân hàng giám sát, quỹ mở không được đầu tư quá 49% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với quỹ trái phiếu;
b) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
c) Không được đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của một tổ chức phát hành, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
d) Không được đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều này, phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ. Trong đó phần đầu tư vào chứng khoán phái sinh tính bằng giá trị cam kết của hợp đồng xác định theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá 40% tổng giá trị tài sản của quỹ, trừ trường hợp quỹ trái phiếu. Trong đó, hạng mục đầu tư lớn của quỹ là hạng mục đầu tư vào các loại tài sản quy định tại điểm b, d, đ và g khoản 2 Điều này (ngoại trừ chứng chỉ tiền gửi) phát hành bởi cùng một tổ chức, có tổng giá trị chiếm từ 5% trở lên tổng giá trị tài sản của quỹ;
g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ;
h) Không được đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đó;
i) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng khác, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau:
- Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
k) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm;
l) Phải có chứng khoán của ít nhất 06 tổ chức phát hành, trừ trường hợp quỹ trái phiếu.
5. Cơ cấu đầu tư của quỹ mở chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư đã quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 4 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư;
c) Hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh;
đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
6. Công ty quản lý có nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin và điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư của quỹ theo các quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 24 Thông tư này.
7. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của các tổ chức tín dụng trong danh sách đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
8. Quỹ mở thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này.
9. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
10. Quỹ chỉ số phải tuân thủ nghĩa vụ về công bố thông tin quy định tại khoản 2 Điều 49 Thông tư này. Trong đó, mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu được xác định theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp mức sai lệch nêu trên vượt quá hạn mức tối đa đã được quy định tại Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố lý do, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ hoặc điều chỉnh lại danh mục đầu tư để khắc phục tình trạng đó theo quy định tại Điều lệ quỹ.
1. Công ty quản lý quỹ phải đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ khi định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ, với các mức sai lệnh như sau:
a) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên đối với quỹ trái phiếu;
b) Đạt từ 1% giá trị tài sản ròng trở lên đối với các quỹ khác.
2. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng phương án khắc phục, đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư theo trình tự sau:
a) Xác định lại giá trị tài sản ròng tại các kỳ định giá sai vượt mức;
b) Xác định các khoản đền bù cho quỹ, nhà đầu tư tại các kỳ định giá sai. Công ty quản lý quỹ không phải đền bù cho những nhà đầu tư thiệt hại ít hơn 100.000 đồng (hoặc một giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ quỹ quy định) nhưng toàn bộ khoản tiền thanh toán của công ty quản lý quỹ phải được đưa vào quỹ, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư quyết định khác;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày định giá lại giá trị tài sản ròng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về phương án đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư. Phương án đền bù thiệt hại phải nêu rõ nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian quỹ bị định giá sai, mức độ thiệt hại của quỹ, nhà đầu tư, kèm theo danh sách, mức đền bù của từng nhà đầu tư;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ phải tiến hành các thủ tục đền bù cho quỹ và nhà đầu tư.
3. Trong trường hợp quỹ bị định giá thấp, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau:
a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và đã bán chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã bán;
b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành trong thời gian bị định giá sai và hiện vẫn còn đang lưu hành.
4. Trong trường hợp quỹ bị định giá cao, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau:
a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục sở hữu sau thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai;
b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành ra trước thời gian quỹ bị định giá sai và quỹ đã mua lại trong thời gian đó.
5. Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi chi phí đền bù cho quỹ và nhà đầu tư. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và Đại hội nhà đầu tư chấp thuận, chi phí đền bù cho nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này được hạch toán vào quỹ.
6. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù các thiệt hại gây ra cho quỹ trong các trường hợp:
a) Không tuân thủ chính sách đầu tư, đầu tư vào các tài sản bị hạn chế theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ;
b) Sử dụng vốn vay trái mục đích, không phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc vay vượt quá các hạn mức vay đã được quy định tại Điều lệ quỹ, quy định của pháp luật;
c) Đầu tư vượt các hạn chế đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Thông tư này.
7. Mức đền bù cho quỹ trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này được xác định trên cơ sở thiệt hại phát sinh từ phần đầu tư trái quy định, vượt hạn mức, chi phí vay. Trường hợp các hoạt động đầu tư, kinh doanh nêu trên có phát sinh lợi nhuận phải hạch toán toàn bộ lợi nhuận vào cho quỹ.
8. Việc thanh toán các khoản đền bù cho quỹ, nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều này được thực hiện thông qua ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng cơ chế phối hợp thanh toán với ngân hàng giám sát để kịp thời ra các chỉ thị thanh toán cho nhà đầu tư và quỹ.
9. Việc bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư và quỹ phải được công ty quản lý quỹ báo cáo tại báo cáo hoạt động hằng năm của quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Thông tư này, trong đó nêu rõ nguyên nhân, lý do, mức độ ảnh hưởng, số lượng nhà đầu tư có quyền lợi bị ảnh hưởng đã được đền bù, mức đền bù cho mỗi nhà đầu tư, mức đền bù cho quỹ, hình thức đền bù, phương thức thanh toán và các hoạt động khắc phục khác (nếu có).
1. Quỹ thực hiện phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo các quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp có quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được phân chia tài sản của quỹ cho nhà đầu tư nhiều hơn lợi nhuận đã thực hiện, nhưng phải bảo đảm giá trị tài sản ròng của quỹ sau khi thực hiện không được thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch, lộ trình thực hiện, quy mô tài sản phân chia, nguồn vốn thực hiện phải được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận.
3. Chi phí của quỹ:
a) Các khoản chi phí theo quy định tại Điều 8 Thông tư này; xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư;
b) Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí hợp lệ khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;.
4. Giá dịch vụ môi giới, giá dịch vụ chuyển nhượng các giao dịch tài sản của quỹ phải trả cho công ty chứng khoán không bao gồm bất kỳ một loại giá dịch vụ nào khác, kể cả đó là giá dịch vụ trả cho dịch vụ khác hoặc giá dịch vụ trả cho bên thứ ba (chi phí ngầm).
5. Công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối chịu trách nhiệm thanh toán chi phí in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng cáo, thông tin về sản phẩm quỹ.
1. Tối thiểu 30 ngày trước ngày họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc chia, tách quỹ bao gồm:
a) Phương án chia, tách quỹ;
b) Dự thảo Điều lệ các quỹ hình thành sau khi chia, tách.
2. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thay mặt quỹ hoàn trả đầy đủ tất cả các khoản nợ, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của quỹ trước khi chia, tách quỹ.
3. Ngày chia, tách quỹ là ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định chia, tách quỹ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận chia, tách quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan có trách nhiệm chia, tách danh mục đầu tư của quỹ và thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu các tài sản cho các quỹ mới hình thành sau chia, tách theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của các quỹ hình thành sau chia, tách có hiệu lực, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý ký danh có trách nhiệm:
a) Hoàn tất việc lập sổ chính, sổ phụ của các quỹ mới hình thành sau khi chia, tách;
b) Xác định giá trị tài sản ròng quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ sau chia, tách;
c) Xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ từng nhà đầu tư sau chia, tách;
d) Công bố thông tin về việc chia, tách quỹ theo quy định của pháp luật.
1. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Công ty quản lý quỹ được tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ trong thời hạn 30 ngày để hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập, trừ trường hợp mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối việc hợp nhất, sáp nhập.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập.
1. Việc giải thể quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan không được tổ chức các chương trình quảng cáo, thông tin về quỹ để tiếp nhận, thực hiện các lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi chứng chỉ quỹ, kể từ ngày quỹ buộc phải giải thể.
1. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm mức sai lệch giữa giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF không được lớn hơn mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán. Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu được xác định theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp mức sai lệch nêu trên vượt quá 80% của mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán đồng thời công bố thông tin theo quy định trong thời hạn 24 giờ ngay sau khi phát sinh sự việc. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh mức sai lệch vượt quá, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm điều chỉnh lại danh mục đầu tư của quỹ, bảo đảm mức sai lệch không vượt quá 80% của mức sai lệch tối đa.
1. Quyền của thành viên lập quỹ:
a) Được cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư trong hoạt động hoán đổi danh mục theo quy định tại Điều 43 Thông tư này;
b) Được thực hiện các giao dịch tự doanh theo cơ chế hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu của mình lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF với quỹ ETF và ngược lại;
c) Được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF; hoặc vay các lô chứng chỉ quỹ ETF để hoán đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu. Hoạt động vay chứng khoán, chứng chỉ quỹ ETF này phải được thực hiện trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán và theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Được thực hiện các giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán cơ cấu khi đã có lệnh đối ứng được khớp, bảo đảm có đủ tài sản tại thời điểm để thanh toán giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của thành viên lập quỹ:
a) Nhận lệnh giao dịch (trực tiếp hoặc thông qua đại lý phân phối) và chuyển lệnh giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Quy định này chỉ áp dụng đối với thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán;
b) Không được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch của các nhà đầu tư. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải được xử lý độc lập, tách biệt với việc xử lý các lệnh giao dịch của chính thành viên lập quỹ. Trong giao dịch hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, thành viên lập quỹ chỉ được sử dụng tài sản trên tài khoản tự doanh, tài sản của chính mình để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư;
c) Bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ tiền, chứng khoán để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý tách biệt tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản của từng nhà đầu tư, độc lập với tài sản của mình. Không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức; không được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư và thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa các tài khoản của các nhà đầu tư. Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo lệnh, chỉ thị hợp pháp và bằng văn bản của nhà đầu tư;
đ) Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi thông tin và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán; thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư; cung cấp cho nhà đầu tư Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, các thông tin khác; thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ;
e) Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu tư. Cung cấp các thông tin này cho công ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức này;
g) Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của đại lý phân phối.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi thành viên lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước kèm theo các tài liệu sau:
a) Danh sách thành viên lập quỹ trước và sau thay đổi;
b) Biên bản thanh lý hợp đồng đối với thành viên lập quỹ (trường hợp chấm dứt);
c) Hợp đồng với thành viên lập quỹ mới, kèm tài liệu chứng minh thành viên lập quỹ đáp ứng điều kiện theo quy định (trường hợp bổ sung).
4. Công ty quản lý quỹ được chỉ định một hoặc một số thành viên lập quỹ là tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ ETF. Hoạt động tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ ETF thực hiện theo quy chế hoạt động tổ chức tạo lập thị trường do Sở giao dịch chứng khoán xây dựng và ban hành. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng tạo lập thị trường, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hợp đồng tạo lập thị trường.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quỹ được niêm yết, công ty quản lý quỹ phải tổ chức thực hiện giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch hoán đổi phải được tổ chức định kỳ theo quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Tần suất giao dịch hoán đổi tối thiểu 02 lần trong 01 tháng.
2. Giao dịch hoán đổi được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Chỉ thành viên lập quỹ tham gia giao dịch hoán đổi trực tiếp với công ty quản lý quỹ;
b) Nhà đầu tư chỉ được thực hiện giao dịch hoán đổi tại thành viên lập quỹ nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán và đã ký hợp đồng dịch vụ về giao dịch hoán đổi;
c) Đơn vị giao dịch hoán đổi là một lô chứng chỉ quỹ ETF. Số lượng chứng chỉ quỹ trong một lô chứng chỉ quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ, tối thiểu là 100.000 chứng chỉ quỹ. Trường hợp Điều lệ quỹ cho phép, công ty quản lý quỹ được điều chỉnh số lượng chứng chỉ quỹ trong một lô chứng chỉ quỹ. Thời điểm áp dụng lô chứng chỉ quỹ mới sớm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông tin về quy mô lô chứng chỉ quỹ mới được công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ và các đại lý phân phối;
d) Thành viên lập quỹ chỉ được nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi phiếu lệnh đã được điền chính xác và đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này. Phiếu lệnh phải được thành viên lập quỹ lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng về thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư. Trường hợp lệnh nhận qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử.
đ) Lệnh giao dịch hoán đổi chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Lệnh giao dịch hoán đổi được thành viên lập quỹ chuyển tới công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng trước thời điểm đóng sổ lệnh. Tùy theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch, các lệnh nhận sau thời điểm đóng sổ lệnh bị hủy hoặc tiếp tục có giá trị để thực hiện tại ngày giao dịch hoán đổi kế tiếp;
- Lệnh giao dịch hoán đổi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác nhận về việc nhà đầu tư, thành viên lập quỹ có đầy đủ danh mục chứng khoán cơ cấu hoặc số lô chứng chỉ quỹ, ngân hàng giám sát xác nhận số tiền nhà đầu tư, thành viên lập quỹ nộp bổ sung để hoàn tất việc thanh toán giao dịch vào ngày thanh toán. Trường hợp bán chứng chỉ quỹ ETF, số lượng chứng chỉ quỹ ETF còn lại của thành viên lập quỹ sau khi bán không thấp hơn số lượng tối thiểu (nếu có) để duy trì tư cách là thành viên lập quỹ theo quy định tại hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ.
e) Giao dịch hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại, được thực hiện dưới hình thức bút toán ghi sổ trên hệ thống tài khoản lưu ký của các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư và quỹ ETF tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Việc chuyển khoản danh mục chứng khoán cơ cấu và chứng chỉ quỹ ETF trong hoạt động thanh toán thực hiện theo quy trình đã được quy định rõ tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, phù hợp với hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ngân hàng giám sát.
3. Quy trình giao dịch hoán đổi thực hiện như sau:
a) Trước phiên giao dịch hoán đổi hoặc cuối ngày liền trước ngày giao dịch hoán đổi, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo cho thành viên lập quỹ và công bố trên trang thông tin điện tử của công ty, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về danh mục chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy 01 lô chứng chỉ quỹ ETF. Thông tin bao gồm các mã chứng khoán cơ cấu, tỷ trọng và số lượng từng mã chứng khoán cơ cấu trong danh mục này. Danh mục chứng khoán cơ cấu nêu trên được xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ;
b) Lệnh giao dịch hoán đổi của nhà đầu tư được chuyển trực tiếp tới thành viên lập quỹ hoặc thông qua các đại lý phân phối theo quy định tại Điều lệ quỹ và hướng dẫn tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Trường hợp thành viên lập quỹ không thể tiếp nhận được lệnh từ nhà đầu tư do đại lý phân phối, thành viên lập quỹ bị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động hoặc do các lỗi kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin hoặc các nguyên nhân bất khả kháng thì lệnh giao dịch của nhà đầu tư được chuyển thẳng tới công ty quản lý quỹ;
Lệnh giao dịch hoán đổi của nhà đầu tư và thành viên lập quỹ được thành viên lập quỹ chuyển tới công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trước thời điểm đóng cửa thị trường theo quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng lập quỹ và hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch hoán đổi (nhưng không quá thời điểm phân bổ kết quả giao dịch), nếu phát hiện lỗi do nhầm lẫn, sai sót trong quá trình đặt lệnh, tổng hợp thông tin, nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống, đại lý phân phối, thành viên lập quỹ phải thông báo cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đề nghị sửa lỗi giao dịch theo quy trình, hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Quá thời hạn nêu trên, đại lý phân phối, thành viên lập quỹ chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về các lỗi giao dịch do mình thực hiện;
d) Sau khi tiếp nhận lệnh của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát khả năng thực hiện được lệnh của khách hàng bảo đảm đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, xác nhận và thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ theo các quy định tại khoản này và hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch hoán đổi nhưng không quá ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tiếp theo, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát phải hoàn tất việc chuyển danh mục chứng khoán cơ cấu từ tài khoản lưu ký của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ vào tài khoản lưu ký của quỹ ETF hoặc ngược lại, đồng thời đăng ký, lưu ký chứng chỉ quỹ ETF vào tài khoản của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ; tiếp nhận hoặc hoàn trả các khoản thanh toán bằng tiền quy định tại khoản 4 Điều này; công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng có trách nhiệm xác nhận hoàn tất giao dịch và xác nhận quyền sở hữu cho thành viên lập quỹ, nhà đầu tư.
4. Danh mục chứng khoán cơ cấu là phương tiện thanh toán chủ yếu trong giao dịch hoán đổi giữa quỹ và thành viên lập quỹ, nhà đầu tư trừ trường hợp:
a) Khi hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, giá trị của danh mục chứng khoán cơ cấu thấp hơn giá trị tài sản ròng của các lô chứng chỉ quỹ ETF. Phần chênh lệch phát sinh được thành viên lập quỹ, nhà đầu tư thanh toán bổ sung bằng tiền vào tài khoản tiền của quỹ ETF mở tại ngân hàng giám sát trước hoặc tại ngày thanh toán. Phần thanh toán bằng tiền, bao gồm khoản thanh toán cho các lô lẻ chứng khoán cơ cấu; khoản thanh toán cho các chứng khoán cơ cấu mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng; các khoản cổ tức, trái tức của chứng khoán cơ cấu và các khoản thanh toán bằng tiền khác theo quy định tại Điều lệ quỹ, phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan;
b) Khi hoán đổi các lô chứng chỉ quỹ ETF lấy danh mục chứng khoán cơ cấu, giá trị các lô chứng chỉ quỹ ETF mà công ty quản lý quỹ tiếp nhận từ thành viên lập quỹ, nhà đầu tư nhiều hơn giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu. Phần chênh lệch này được công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoàn trả lại bằng các chứng chỉ quỹ ETF vào các tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ tại ngày thanh toán hoặc bằng tiền theo quy định tại Điều lệ quỹ.
5. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, nhà đầu tư được thanh toán bằng tiền, hoặc bằng các tài sản khác cho thành viên lập quỹ, đại lý phân phối. Thành viên lập quỹ, đại lý phân phối có trách nhiệm mua đủ danh mục chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư trước khi đặt lệnh giao dịch hoán đổi lấy chứng chỉ quỹ ETF cho nhà đầu tư. Cơ chế thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, việc bổ sung ký quỹ của nhà đầu tư đối với thành viên lập quỹ, đại lý phân phối trong thời gian các tổ chức này thực hiện việc mua gom chứng khoán cơ cấu để hoán đổi thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ đã công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt.
6. Trường hợp quỹ ETF tiếp nhận các lô chứng chỉ quỹ ETF của nhà đầu tư và hoàn trả danh mục chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư, dẫn tới tỷ lệ sở hữu đối với chứng khoán cơ cấu vượt quá hạn mức tối đa theo quy định của pháp luật (tính tại ngày chuyển quyền chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư) hoặc dẫn tới nhà đầu tư đó sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức hoặc nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu phát hành bởi chính nhà đầu tư đó thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho công ty quản lý quỹ và yêu cầu công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ, nhà đầu tư thực hiện:
a) Trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài, công ty quản lý quỹ phải bán số chứng khoán cơ cấu vượt tỷ lệ sở hữu tối đa và thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư này;
b) Trường hợp chuyển hoàn danh mục chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư dẫn tới nhà đầu tư đó sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức hoặc nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu phát hành bởi chính nhà đầu tư mà nhà đầu tư đó chưa thực hiện thủ tục chào mua công khai hoặc giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật liên quan, thì công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bán phần chứng khoán vượt trội so với tỷ lệ phải thực hiện chào mua công khai hoặc bán toàn bộ phần chứng khoán phát hành bởi chính nhà đầu tư đó và thanh toán bằng tiền cho các nhà đầu tư này;
Việc thanh toán tiền cho các nhà đầu tư quy định tại khoản này phụ thuộc vào tiến độ bán thanh lý phần chứng khoán vượt quá các tỷ lệ sở hữu tối đa hoặc tỷ lệ sở hữu phải thực hiện chào mua công khai, giao dịch ký quỹ theo quy định. Khoản thanh toán cho nhà đầu tư là giá trị giao dịch, sau khi khấu trừ thuế, chi phí giao dịch theo quy định của pháp luật liên quan.
c) Trường hợp các nhà đầu tư bị hạn chế sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ của nhà đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm bán số chứng khoán cơ cấu vượt hạn chế sở hữu trong ngày giao dịch kế tiếp sau ngày thanh toán. Trong thời gian chưa điều chỉnh tỷ lệ sở hữu về các hạn mức theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư không được thực hiện quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông của các tổ chức phát hành đối với số chứng khoán cơ cấu vượt hạn chế sở hữu theo quy định của pháp luật.
7. Công ty quản lý quỹ có quyền tạm ngừng nhận, thực hiện các lệnh giao dịch hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF từ nhà đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Sở giao dịch chứng khoán thay đổi cơ cấu danh mục chỉ số tham chiếu;
b) Tổ chức phát hành của loại chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định trong danh mục đầu tư của quỹ ETF đã được quy định tại Điều lệ quỹ và được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt bị phá sản, giải thể; hoặc chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định trong danh mục đầu tư của quỹ ETF đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt bị tạm ngừng giao dịch, hủy niêm yết; hoặc danh mục chứng khoán cơ cấu, giá trị tài sản ròng của quỹ ETF không thể xác định được tại ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch hoán đổi do Sở giao dịch chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;
c) Cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm giảm mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu;
d) Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không thể thực hiện được việc hoán đổi danh mục do nguyên nhân bất khả kháng;
đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết.
8. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 7 Điều này, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán. Công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ, đại lý phân phối phải nối lại việc tiếp nhận và thực hiện lệnh hoán đổi danh mục cho nhà đầu tư ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt.
9. Thời hạn tạm ngừng giao dịch hoán đổi thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm ngừng giao dịch. Trường hợp việc tạm ngừng giao dịch hoán đổi do nguyên nhân quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều này, thời hạn tạm ngừng không quá 03 ngày làm việc trước và sau khi kết thúc các sự kiện đó.
10. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng giao dịch hoán đổi theo quy định tại khoản 9 Điều này mà các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tạm ngừng hoạt động chưa được khắc phục, công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư bất thường về việc giải thể quỹ hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm ngừng giao dịch chứng chỉ quỹ. Trong thời hạn triệu tập Đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm ngừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư.
11. Giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ mua lại (nếu có) áp dụng đối với thành viên lập quỹ quy định tại hợp đồng tham gia lập quỹ và không vượt quá 0,5% giá trị giao dịch. Việc điều chỉnh giá dịch vụ trong phạm vi cho phép tại quy định này được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty quản lý quỹ và các thành viên lập quỹ.
12. Giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ mua lại (nếu có) áp dụng đối với nhà đầu tư không vượt quá 1% giá trị giao dịch. Các mức giá dịch vụ tối đa phải được quy định tại Điều lệ quỹ. Các mức giá dịch vụ cụ thể quy định tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối. Việc tăng các mức giá dịch vụ chỉ được thực hiện khi mức giá dịch vụ sau khi tăng không vượt quá 1% giá trị giao dịch. Thời điểm áp dụng mức giá dịch vụ mới tăng sớm nhất là 60 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ công bố về các mức giá dịch vụ mới trên trang thông tin điện tử của công ty.
1, Nhà đầu tư, thành viên lập quỹ giao dịch chứng chỉ quỹ ETF đã niêm yết thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc sau:
a) Nhà đầu tư, thành viên lập quỹ đặt lệnh giao dịch trên các tài khoản giao dịch chứng khoán của mình. Hoạt động giao dịch và thanh toán giao dịch thực hiện theo quy định về giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Đơn vị giao dịch thực hiện theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Chứng chỉ quỹ ETF có thể được sử dụng trong hoạt động cho vay mua ký quỹ và các hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Thành viên lập quỹ chỉ được bán chứng chỉ quỹ ETF (bán chứng khoán cơ cấu) trên hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán khi bảo đảm có đủ chứng chỉ quỹ ETF (có đủ chứng khoán cơ cấu) để chuyển giao trước thời điểm thanh toán theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Số chứng chỉ quỹ ETF (chứng khoán cơ cấu) này bao gồm số chứng chỉ quỹ ETF (số chứng khoán cơ cấu) đã có sẵn trên tài khoản của thành viên lập quỹ tại ngày thực hiện giao dịch, số chứng chỉ quỹ ETF (số chứng khoán cơ cấu) nhận được trước thời điểm thanh toán từ giao dịch hoán đổi trên cơ sở danh mục chứng khoán cơ cấu (lô chứng chỉ quỹ ETF) có được trong các giao dịch mua trên thị trường hoặc giao dịch vay trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã thực hiện thành công trước đó.
1. Danh mục đầu tư của quỹ ETF phải phù hợp với danh mục của chỉ số tham chiếu về cơ cấu, tỷ trọng tài sản và bảo đảm mức sai lệch xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư này không vượt quá mức sai lệch tối đa quy định tại Điều lệ quỹ, quy định của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định của pháp luật.
2. Danh mục đầu tư của quỹ ETF bao gồm các chứng khoán cơ cấu trong danh mục của chỉ số tham chiếu và các tài sản tại Việt Nam theo quy định tại điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 35 Thông tư này. Việc đầu tư vào chứng khoán phái sinh chỉ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu;
3. Danh mục đầu tư của quỹ ETF phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ quỹ và phải bảo đảm:
a) Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
b) Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 35 Thông tư này của một tổ chức phát hành, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
c) Trừ trường hợp là chứng khoán cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu, không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d và e khoản 2 Điều 35 Thông tư này, phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;
d) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó;
đ) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán khác do công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau:
- Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
e) Không được đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch của công ty đại chúng, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, trái phiếu phát hành riêng lẻ; trừ trường hợp đó là các tài sản quỹ được hưởng lợi từ các quyền của chủ sở hữu;
g) Không được đầu tư vào chứng khoán phát hành bởi công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ trừ trường hợp đó là chứng khoán cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu;
h) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh và dư nợ các khoản phải trả của quỹ, không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ.
4. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
5. Cơ cấu đầu tư của quỹ ETF chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau đây:
a) Quy định tại khoản a, b, c, đ khoản 5 Điều 35 Thông tư này;
b) Cơ cấu danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu thay đổi;
c) Quỹ mới được cấp phép thành lập mà thời gian hoạt động chưa quá 03 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ.
6. Công ty quản lý có nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin và điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư của quỹ theo các quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 24 Thông tư này.
7. Quỹ ETF thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này.
8. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 35 của các tổ chức tín dụng trong danh sách đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
1. Quỹ thực hiện phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo các quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Chi phí của quỹ là các khoản sau:
a) Các khoản chi phí theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 37 Thông tư này;
b) Chi phí trả cho thành viên lập quỹ;
c) Chi phí trả cho tổ chức quản lý và vận hành chỉ số tham chiếu.
3. Chi phí in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng cáo thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư này.
1. Việc giải thể quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 12, khoản 2 Điều 28 Thông tư này.
2. Hoạt động thanh lý tài sản, thời hạn thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, nhưng tối đa không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố bản thông báo về việc giải thể quỹ. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, giá dịch vụ quản lý, giá dịch vụ giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu giá dịch vụ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
3. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm chuyển giao danh mục cơ cấu cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tại quỹ. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu bằng văn bản hoặc số lượng chứng chỉ quỹ quá nhỏ theo quy định tại Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ được bán thanh lý tài sản và thanh toán tiền cho nhà đầu tư. Việc bán thanh lý tài sản là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch theo các phương thức khác bảo đảm lợi ích lớn nhất cho quỹ và phù hợp với phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
1. Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm:
a) Xây dựng, duy trì, quản lý chỉ số thị trường làm chỉ số tham chiếu của quỹ ETF và được thu giá dịch vụ quản lý chỉ số theo quy định;
b) Hướng dẫn việc niêm yết, hủy niêm yết, giao dịch chứng chỉ quỹ ETF;
c) Xây dựng quy chế về hoạt động của tổ chức tạo lập thị trường; giám sát hoạt động của tổ chức tạo lập thị trường đối với chứng chỉ quỹ ETF;
d) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để giám sát, chia sẻ thông tin về các giao dịch của thành viên lập quỹ bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này;
đ) Cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tham chiếu cho công ty quản lý quỹ;
e) Cung cấp các dịch vụ khác trên cơ sở hợp đồng ký với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ và thành viên lập quỹ.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm sau:
a) Hướng dẫn việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại;
b) Thực hiện chuyển nhượng ngoài hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán khi thực hiện hoán đổi chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại;
c) Hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, phân bổ chứng chỉ quỹ ETF;
d) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán về các hoạt động phát hành thêm, mua lại chứng chỉ quỹ ETF;
đ) Giám sát hoạt động vay, cho vay chứng khoán cơ cấu, chứng chỉ quỹ ETF của thành viên lập quỹ trên hệ thống của mình theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 Thông tư này; giám sát bảo đảm thành viên lập quỹ có đủ chứng khoán để thanh toán khi thực hiện các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này;
e) Được cung cấp các dịch vụ cho quỹ ETF theo quy định tại khoản 20, 21 Điều 2 Thông tư này;
g) Được thu giá dịch vụ chuyển nhượng chứng khoán cho các giao dịch hoán đổi theo quy định;
h) Hướng dẫn thành viên lập quỹ trong hoạt động vay, cho vay chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán cơ cấu trong các giao dịch hoán đổi;
i) Sau mỗi ngày giao dịch hoán đổi, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF được công ty quản lý quỹ phát hành, mua lại.
1. Trong thời hạn 24 giờ sau khi kết thúc phiên giao dịch tại ngày giao dịch hoán đổi, công ty quản lý quỹ phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và Sở giao dịch chứng khoán các thông tin sau:
a) Danh mục chứng khoán cơ cấu đã sử dụng để hoán đổi trong trường hợp có thay đổi so với trước giờ giao dịch hoán đổi;
b) Số lô chứng chỉ quỹ ETF đã phát hành, đã mua lại từ các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư; chênh lệch so với ngày giao dịch hoán đổi trước đó;
c) Thông tin về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán;
d) Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ và biến động các giá trị này; biến động giá trị tài sản ròng tham chiếu trong ngày; chỉ số tham chiếu và biến động của chỉ số tham chiếu;
đ) Việc sửa, hủy lỗi giao dịch (nếu có);
e) Các thông tin khác nếu có liên quan (nếu có).
2. Định kỳ hằng tuần, công ty quản lý quỹ công bố trên trang thông tin điện tử của công ty mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu.
3. Định kỳ hằng quý, công ty quản lý quỹ công bố trên trang thông tin điện tử của công ty danh mục đầu tư của quỹ ETF theo quy định tại Điều lệ quỹ.
4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty các nội dung sau:
a) Thông tin về hiệu quả hoạt động của quỹ ETF so với chỉ số tham chiếu (nếu có); thông tin về các hoạt động phân phối lợi nhuận (nếu có);
b) Tỷ lệ tổng chi phí quỹ ETF theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này trên giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Việc công bố thông tin về tỷ lệ chi phí được xác định trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc Quý II và kết thúc năm.
Quỹ đầu tư bất động sản không được thực hiện các hoạt động xây dựng, triển khai và phát triển dự án bất động sản. Phát triển dự án bất động sản bao gồm một hoặc một số các hoạt động sau:
1. Tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu thực hiện các dự án bất động sản;
2. Đề xuất dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng để kinh doanh;
3. Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng và nhà ở theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các công việc như thiết kế chi tiết; đấu thầu và chọn thầu xây dựng; tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động xây dựng... theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
1. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản phải tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 9 Điều 24 Thông tư này.
2. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các loại tài sản sau đây tại Việt Nam:
a) Tài sản theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 24 Thông tư này;
b) Bất động sản đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản phải đáp ứng các quy định sau:
a) Đầu tư tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng của quỹ vào các bất động sản ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc khai thác để thu lợi tức ổn định theo quy định tại khoản 4 Điều này; chứng khoán của tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh bất động sản có doanh thu từ việc sở hữu và kinh doanh bất động sản tối thiểu là 65% tổng doanh thu tính trên báo cáo tài chính năm gần nhất (sau đây gọi là tổ chức kinh doanh bất động sản). Trường hợp chỉ đầu tư vào chứng khoán của tổ chức kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư bất động sản phải đầu tư vào chứng khoán của ít nhất 03 tổ chức phát hành;
b) Không đầu tư quá 35% giá trị tài sản ròng của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, không tính phần đầu tư vào chứng khoán của tổ chức kinh doanh bất động sản. Việc đầu tư vào các tài sản này phải bảo đảm các giới hạn sau:
- Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng do công ty khác quản lý, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
- Không đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 24 Thông tư này của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng do công ty khác quản lý, trừ công cụ nợ của Chính phủ;
- Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;
- Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Không đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ vào tài sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
c) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó;
d) Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
4. Quỹ đầu tư bất động sản được đầu tư vào bất động sản đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là bất động sản được phép đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bất động sản đầu tư phải ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc để khai thác nhằm mục đích thu lợi tức ổn định. Loại bất động sản đầu tư phải phù hợp với chính sách và mục tiêu đầu tư quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch;
b) Là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp bất động sản đang trong quá trình xây dựng, chỉ được đầu tư khi bảo đảm đáp ứng các điều kiện sau:
- Không phải là đất chưa có công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đất đai;
- Dự án xây dựng đã được thực hiện đúng tiến độ tính đến thời điểm quỹ tham gia góp vốn;
- Đã có hợp đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm bất động sản có thể bán được hoặc có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hoàn tất;
- Tổng giá trị các hạng mục bất động sản đang trong quá trình xây dựng không được vượt quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ.
5. Cơ cấu đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư đã quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, chia, tách các tổ chức phát hành;
d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tăng vốn, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh;
đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
6. Trường hợp sai lệch phát sinh do các nguyên nhân quy định tại điểm a, b, c và d khoản 5 Điều này, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này theo nguyên tắc sau:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh sai lệch đối với danh mục chứng khoán;
b) Trong hạn 01 năm kể từ ngày phát sinh sai lệch đối với danh mục bất động sản.
7. Trường hợp sai lệch là do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh ngay danh mục đầu tư cho phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty quản lý phải bồi thường mọi thiệt hại cho quỹ (nếu có) và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư quy định tại khoản này. Nếu phát sinh lợi nhuận, phải hạch toán mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ.
8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định; đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các sai lệch trong cơ cấu danh mục đầu tư, nguyên nhân, thời điểm phát sinh hoặc phát hiện ra sự việc, mức độ thiệt hại cho quỹ (nếu có) hoặc lợi nhuận tạo cho quỹ (nếu có), biện pháp khắc phục, thời gian thực hiện và kết quả khắc phục.
1. Trước khi đầu tư vào bất động sản, công ty quản lý quỹ phải xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng bất động sản đó trong 05 năm. Kế hoạch này phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
Bất động sản phải được nắm giữ trong thời gian tối thiểu là 02 năm kể từ ngày mua, trừ các trường hợp buộc phải bán tài sản theo yêu cầu của pháp luật hoặc theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư hoặc Ban đại diện quỹ phù hợp với thẩm quyền được giao quy định tại Điều lệ quỹ.
2. Công ty quản lý quỹ phải có bộ phận quản lý quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định pháp luật;
b) Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Để quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải chỉ định tối thiểu 02 người điều hành quỹ;
d) Để quản lý danh mục bất động sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải chỉ định tối thiểu 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá. Các nhân viên này phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm thẩm định giá bất động sản tại các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản, doanh nghiệp thẩm định giá.
Trường hợp người điều hành quỹ quy định tại điểm c đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm d, thì người điều hành quỹ đó được kiêm nhiệm công tác quản lý danh mục đầu tư bất động sản của quỹ đầu tư bất động sản.
3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm:
a) Thay mặt quỹ thực hiện đầy đủ quyền sở hữu, quyền sử dụng, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với tài sản của quỹ. Tự nguyện, trung thực vì lợi ích tốt nhất của quỹ;
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và thực hiện mọi hoạt động bảo đảm chủ đầu tư dự án, bên bán, bên thuê, bên thuê mua, tổ chức quản lý bất động sản và các đối tác khác trong các hợp đồng kinh tế liên quan tới bất động sản của quỹ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kịp thời đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của quỹ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bảo đảm có đầy đủ Giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với bất động sản đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với bất động sản đang xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đối với bất động sản thuộc các dự án chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ xây dựng nhà, công trình xây dựng đó được phê duyệt đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; và các văn bản, giấy tờ và các tài liệu pháp lý khác theo các quy định của pháp luật liên quan;
d) Trường hợp quỹ là đồng chủ sở hữu, đồng sử dụng bất động sản thì công ty quản lý quỹ phải bảo đảm quỹ được tự do chuyển nhượng phần tài sản của quỹ tại mọi thời điểm với mức giá không bị phụ thuộc bởi bên thứ ba, đồng thời phải có đầy đủ các quyền sau:
- Hưởng lợi từ hoạt động vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản, tương ứng với tỷ lệ vốn góp;
- Tham gia ý kiến, quyết định các vấn đề quan trọng, bao gồm việc thay đổi nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng quản lý, vận hành bất động sản, hợp đồng khai thác bất động sản, các thỏa thuận, hợp đồng kinh tế khác. Trường hợp quỹ sở hữu bất động sản một cách gián tiếp, thông qua việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty sở hữu bất động sản, quỹ phải có đầy đủ các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bao gồm quyền tự do chuyển nhượng tài sản (cổ phần, phần vốn góp) của quỹ;
đ) Ký các hợp đồng quản lý bất động sản và các hợp đồng kinh tế khác đối với tài sản của quỹ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật liên quan. Trường hợp ký mới, ký kéo dài, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng quản lý bất động sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gửi hợp đồng này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
e) Mua đầy đủ bảo hiểm cho các bất động sản trong danh mục đầu tư của quỹ. Tổ chức bảo hiểm phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua;
g) Phối hợp với ngân hàng giám sát, bảo đảm lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát mọi tài liệu liên quan tới bất động sản của quỹ, đặc biệt là các tài liệu xác minh quyền sở hữu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 74 Thông tư này.
4. Công ty quản lý quỹ phải ủy quyền cho tổ chức quản lý bất động sản để bảo quản, giữ gìn, trông coi, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. Tiêu chí lựa chọn tổ chức quản lý bất động sản, nguyên tắc của hợp đồng quản lý bất động sản phải được quy định tại Điều lệ quỹ. Tổ chức quản lý bất động sản và hợp đồng quản lý bất động sản phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
5. Tổ chức quản lý bất động sản có trách nhiệm:
a) Giám sát thường xuyên, liên tục, quản lý mọi hoạt động kinh doanh, khai thác và sử dụng bất động sản, bảo đảm bất động sản được quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả, an toàn; chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với tiêu chí, yêu cầu của công ty quản lý quỹ và các điều khoản tại hợp đồng quản lý bất động sản;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định của pháp luật khác khi quản lý, khai thác, sử dụng bất động sản. Cẩn trọng, tự nguyện, trung thực và vì lợi ích cao nhất của quỹ;
c) Mọi hoạt động sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng diện tích khai thác, sử dụng, thay đổi kết cấu bất động sản chỉ được thực hiện sau khi đã có ý kiến chấp thuận của công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ theo quy định của hợp đồng quản lý bất động sản;
d) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công ty quản lý quỹ về tình hình kinh doanh và triển vọng biến động phân khúc thị trường của loại bất động sản đang quản lý. Định kỳ hằng năm, tổ chức quản lý bất động sản có trách nhiệm gửi Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ báo cáo về kết quả hoạt động quản lý bất động sản để tổng hợp, trình Đại hội nhà đầu tư thường niên. Báo cáo phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bảo mật mọi thông tin có liên quan tới bất động sản và các hoạt động kinh doanh và khai thác bất động sản đang quản lý. Trừ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức quản lý bất động sản không được cung cấp các thông tin nêu trên cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, kể cả các bộ phận kinh doanh khác của chính tổ chức quản lý bất động sản;
e) Tổ chức quản lý bất động sản chịu trách nhiệm bồi thường cho quỹ trong trường hợp do sự không cẩn thận gây thiệt hại tài sản trong quá trình quản lý bất động sản, kể cả trong trường hợp do lỗi, sai sót hoặc hành vi lừa đảo của nhân viên của tổ chức này, hay của tổ chức, cá nhân là bên thứ ba cung cấp dịch vụ có liên quan tới hoạt động quản lý bất động sản, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác.
1. Trong giao dịch bất động sản của quỹ, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Giá mua bất động sản không được vượt quá 110% và giá bán bất động sản không được thấp hơn 90% so với giá tham chiếu do doanh nghiệp thẩm định giá xác định trong thời hạn 06 tháng tính tới thời điểm thực hiện giao dịch, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Trường hợp cần thiết, Đại hội nhà đầu tư hoặc Ban đại diện quỹ có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp thẩm định giá xác định lại giá tham chiếu trước khi thực hiện giao dịch;
Trường hợp bất động sản được thẩm định giá bởi nhiều doanh nghiệp thẩm định giá, giá tham chiếu được xác định bằng giá trị bình quân các mức giá xác định bởi các tổ chức này;
b) Công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư trong trường hợp:
- Giá mua dự kiến cao hơn, hoặc giá bán dự kiến thấp hơn các mức quy định tại điểm a khoản này; hoặc
- Giao dịch có giá trị lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện với cùng một đối tác trong 12 tháng gần nhất lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
c) Công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến Ban đại diện quỹ trước khi thực hiện đối với:
- Giao dịch có giá trị đạt từ 10% đến 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện với cùng một đối tác trong 12 tháng gần nhất đạt từ 10% đến 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
2. Công ty quản lý quỹ được thực hiện các giao dịch bất động sản giữa quỹ với các đối tượng dưới đây trong trường hợp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Nhân viên công ty quản lý quỹ; thành viên Ban điều hành, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty quản lý quỹ; cổ đông lớn hoặc thành viên góp vốn từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ, người đại diện ủy quyền của các đối tượng này; công ty quản lý quỹ; ngân hàng giám sát; nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ của quỹ, người đại diện ủy quyền của nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ của quỹ (nếu có); thành viên Ban đại diện quỹ;
b) Người có quyền lợi liên quan tới các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này, bao gồm:
- Người có quan hệ hôn nhân và gia đình với cá nhân đó;
- Tổ chức mà cá nhân đó cùng với người có quan hệ hôn nhân và gia đình (nếu có) sở hữu trên 35% vốn điều lệ;
- Nhóm các công ty có quan hệ sở hữu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 110 Luật Chứng khoán.
c) Quỹ đầu tư bất động sản, bao gồm cả các công ty đầu tư chứng khoán bất động sản quản lý bởi cùng công ty quản lý quỹ;
d) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.
3. Điều kiện để thực hiện giao dịch bất động sản theo quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Điều lệ quỹ có quy định cho phép thực hiện và đã công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt;
b) Giá giao dịch đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp giá trị giao dịch đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch thực hiện với cùng đối tác đó trong 12 tháng gần nhất đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch thì phải được của Đại hội nhà đầu tư thông qua. Trong trường hợp này, nhà đầu tư tham gia trực tiếp giao dịch không được thực hiện quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư và quyết định thông qua giao dịch khi có số nhà đầu tư đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;
d) Bất động sản phải được thẩm định giá bởi hai doanh nghiệp thẩm định giá, trong đó một tổ chức do Đại hội nhà đầu tư lựa chọn và một doanh nghiệp thẩm định giá do ngân hàng giám sát chỉ định. Chi phí thẩm định giá được hạch toán vào quỹ;
đ) Doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức tư vấn luật xác nhận các điều khoản của hợp đồng giao dịch dự kiến là phù hợp với thực tế thị trường và giao dịch là hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
4. Sau khi hoàn tất các giao dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này, thông tin chi tiết về giao dịch phải được công bố tại Bản cáo bạch hoặc cung cấp cho tất cả các nhà đầu tư theo phương thức quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. Thông tin về giao dịch bao gồm:
a) Thông tin đầy đủ về đối tác giao dịch và mối quan hệ giữa đối tác giao dịch với quỹ;
b) Thông tin đầy đủ về bất động sản giao dịch, bao gồm loại bất động sản; vị trí bất động sản; thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; quy mô, diện tích của bất động sản; đặc điểm, tính chất, hiệu quả kinh tế sử dụng hoặc khai thác (tỷ suất sử dụng/công suất phòng...), chất lượng của bất động sản; thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ thuật và xã hội có liên quan đến bất động sản; tình trạng pháp lý của bất động sản bao gồm hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản và giấy tờ có liên quan đến việc tạo lập bất động sản; lịch sử về sở hữu, sử dụng bất động sản; các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có); giá giao dịch bất động sản; quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan và các thông tin khác;
c) Chứng thư thẩm định giá đối với bất động sản giao dịch bao gồm các thông tin liên quan tới bất động sản được thẩm định giá; vị trí, quy mô của bất động sản; tính chất và thực trạng của bất động sản; tình trạng pháp lý của bất động sản; các hạn chế của bất động sản; các phương pháp thẩm định giá bất động sản; thời điểm thẩm định giá bất động sản; giá của bất động sản và các nội dung khác liên quan;
d) Thông tin về lợi tức thu được từ khai thác bất động sản trước khi thực hiện giao dịch (kèm theo tài liệu chứng minh), lợi tức dự kiến;
đ) Các thông tin khác có liên quan.
5. Trong mọi giao dịch bất động sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm chủ động và kịp thời thông báo, cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin cần thiết về các giao dịch (trước khi thực hiện và sau khi hoàn tất giao dịch) cho ngân hàng giám sát, Ban đại diện quỹ trong thời hạn đủ để ngân hàng, Ban đại diện quỹ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các giao dịch của quỹ theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ và các điều khoản của hợp đồng giám sát.
1. Đại hội nhà đầu tư quyết định lựa chọn tối thiểu 01 doanh nghiệp thẩm định giá để thẩm định giá bất động sản của quỹ với thời hạn cung cấp dịch vụ không vượt quá 02 năm liên tục. Sau thời hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lựa chọn, trình Đại hội nhà đầu tư phê duyệt doanh nghiệp thẩm định giá thay thế.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Là doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định pháp luật về giá;
b) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, nhà đầu tư lớn của quỹ; không phải là đối tác trong các giao dịch tài sản với quỹ; không phải là người có liên quan tới đối tác trong giao dịch hạng mục bất động sản mà tổ chức đó dự kiến thẩm định giá;
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gửi hợp đồng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hợp đồng phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt thông qua và có các nội dung tối thiểu sau:
a) Quy định về cơ chế chia sẻ thông tin, bảo đảm doanh nghiệp thẩm định giá có đủ thông tin cần thiết cho việc thẩm định giá;
b) Quy định về giá dịch vụ thẩm định giá, theo nguyên tắc mức giá dịch vụ không phụ thuộc vào giá trị tài sản cần thẩm định giá;
c) Quy định về việc chấm dứt, thanh lý hợp đồng, kéo dài hợp đồng.
4. Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề phải tuân thủ:
a) Không được thẩm định giá đối với bất động sản mà doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thẩm định viên về giá cũng là đối tác giao dịch tài sản đó, hoặc là người có liên quan tới đối tác giao dịch tài sản đó; không được cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho công ty quản lý quỹ mà doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc thẩm định viên về giá hành nghề là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 5% trở lên vốn điều lệ tại công ty quản lý quỹ; hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban điều hành, hoặc kế toán trưởng của công ty quản lý quỹ, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty quản lý quỹ. Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề không được giao dịch tài sản với quỹ làm ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập của hoạt động thẩm định giá;
b) Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề không được thông đồng với công ty quản lý quỹ hoặc đối tác giao dịch tài sản của quỹ hoặc dùng lợi ích vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với công ty quản lý quỹ, đối tác giao dịch tài sản của quỹ nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá; gợi ý hoặc nhận các lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giá dịch vụ thẩm định giá quy định tại hợp đồng;
c) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá; cung cấp hồ sơ, tài liệu thẩm định giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Chỉ được cung cấp dịch vụ thẩm định giá bất động sản cho cùng một quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản tối đa trong 02 năm liên tục;
đ) Tuân thủ đầy đủ các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của pháp luật về thẩm định giá.
5. Hoạt động thẩm định giá bất động sản của quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Mỗi hạng mục bất động sản của quỹ phải được thẩm định giá định kỳ tối thiểu 01 lần trong 01 năm và tại các thời điểm khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Đại hội nhà đầu tư. Định kỳ 03 năm một lần, toàn bộ danh mục bất động sản của quỹ phải được thẩm định giá lại, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Các hoạt động thẩm định giá, thẩm định giá lại các bất động sản của quỹ chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp thẩm định giá đã được Đại hội nhà đầu tư phê duyệt;
b) Ngoài việc thẩm định giá theo quy định tại điểm a, các bất động sản của quỹ còn phải được thẩm định giá lại trước khi giao dịch hoặc trước khi quỹ phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn. Việc thẩm định giá lại bất động sản quy định tại khoản này có thể không cần thực hiện trong trường hợp thời điểm giao dịch không vượt quá 06 tháng, kể từ thời điểm thẩm định giá gần nhất;
c) Doanh nghiệp thẩm định giá chỉ xác định mức giá tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá, phù hợp mục đích sử dụng nhất định được nêu trong chứng thư thẩm định giá;
d) Cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường và giá trị hợp lý xác định theo nguyên tắc phù hợp với quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về giá. Giá trị bất động sản phải được thực hiện bởi tối thiểu hai phương pháp. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá và kết quả thẩm định giá phải được giải thích chi tiết. Phương pháp thẩm định giá lựa chọn phải phù hợp với sổ tay định giá đã được phê duyệt bởi Đại hội nhà đầu tư và Ban đại diện quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này, phù hợp với thông lệ và các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về giá. Quy trình và phương pháp thẩm định giá bất động sản tuân thủ quy định pháp luật về giá;
đ) Thông tin, dữ liệu sử dụng trong hoạt động thẩm định giá phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và được điều chỉnh một cách khoa học và hợp lý. Việc điều chỉnh dữ liệu, thông tin phải được giải thích chi tiết, cụ thể;
e) Mỗi bất động sản chỉ được thẩm định giá bởi cùng một doanh nghiệp thẩm định giá tối đa 02 lần liên tục;
g) Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về hoạt động thẩm định giá các hạng mục bất động sản đã thực hiện trong năm và gửi Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ để tổng hợp trình Đại hội nhà đầu tư thường niên. Báo cáo hoạt động thẩm định giá bao gồm các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Thẩm định viên về giá hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá được giao trực tiếp thực hiện thẩm định giá bất động sản, khi kết thúc công việc phải lập báo cáo kết quả thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải tuân thủ quy định pháp luật về thẩm định giá.
7. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải được lập một cách độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của thẩm định viên về giá hành nghề trực tiếp thực hiện việc thẩm định giá và Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải có nội dung rõ ràng, không gây hiểu nhầm, thông tin trong báo cáo phải đầy đủ và chính xác.
8. Doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo kết quả thẩm định giá bằng văn bản dưới hình thức chứng thư thẩm định giá cho công ty quản lý quỹ.
9. Chứng thư thẩm định giá phải rõ ràng, chính xác và đầy đủ, không gây hiểu lầm để nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư. Chứng thư thẩm định giá chỉ có giá trị đối với tài sản định giá tại thời điểm thẩm định giá; có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá và kết luận trong chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải tuân thủ quy định pháp luật về giá.
10. Sau thời điểm thẩm định giá, trường hợp phát sinh những thay đổi lớn tác động đến giá trị của tài sản thẩm định giá, thì doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề có trách nhiệm cập nhật những thay đổi đó vào báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá. Trong trường hợp cần thiết, công ty quản lý quỹ phải phát hành Bản cáo bạch bổ sung hoặc thay thế chứng thư thẩm định giá trong Bản cáo bạch.
1. Quỹ phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Quỹ đầu tư bất động sản phải sử dụng tối thiểu 90% lợi nhuận thực hiện trong năm để chi trả lợi tức cho nhà đầu tư.
2. Chi phí của quỹ là các khoản sau:
a) Các khoản chi phí theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Chi phí duy trì, vận hành, khai thác bất động sản trả cho tổ chức quản lý bất động sản.
1. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Việc giải thể quỹ đầu tư bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. Trong quá trình giải thể quỹ, khi bán thanh lý tài sản của quỹ phải tuân thủ quy định về giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ đầu tư bất động sản tại Điều 53 Thông tư này.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON PUBLIC FUNDS
Article 13. Initial public offering of fund certificates
1. The initial public offering of fund certificates shall be made only after obtaining the certificate of registration of public offering of fund certificates from SSC.
2. Within 05 working days from the effective date of the certificate of registration of public offering of fund certificates, the fund management company shall disclose information about the offering according to regulations on disclosure of information on securities market, and also send the announcement of public offering of fund certificates made according to the form in Appendix XI enclosed herewith to SSC.
3. The entire capital contributed by investors shall be transferred to a separate account of the fund opened at the supervisory bank, and all baskets of component securities of authorized participants/investors must be deposited at VSDCC and shall be returned only after the effective date of the certificate of registration of fund establishment. The supervisory bank shall pay interests on the capital amounts held in escrow according to the interest rate on demand deposits.
Article 14. Distribution of fund certificates
1. The fund management company, distribution agent and underwriter (if any) shall distribute fund certificates fairly and openly, and allow investors a minimum period of 20 days to subscribe for fund certificates. This time limit shall be specified in the offering announcement.
In case the offering is oversubscribed, the fund management company shall distribute total number of fund certificates offered to investors in proportion to the ratio of fund certificates subscribed by each investor.
2. The fund management company must complete the distribution of fund certificates within 90 days from the effective date of the certificate of registration of public offering of fund certificates. In case the fund management company is unable to complete the distribution within this time limit, it may apply to SSC for an extension as prescribed in Clause 4 Article 26 of the Law on Securities.
3. Within 03 working days from the end of the offering, the fund management company shall disclose information, submit reports to SSC, pay the costs and bear other financial obligations arising from the capital raising, and return the contributed capital, including interests (if any), to investors when any of the following events occurs:
a) The requirements in Clause 1 Article 108 of the Law on Securities are not fully satisfied;
b) The distribution of fund certificates is not completed within the expected time limit.
4. Within 15 days from the end of the offering, the fund management company must complete the return of money to investors as prescribed in Clause 3 of this Article and at incur all costs of the capital raising.
5. The suspension and cancellation of the offering of fund certificates shall comply with Article 27 and 28 of the Law on Securities.
6. If additional closed-end fund certificates are offered to raise capital, procedures for announcement of the additional offering and distribution of call option shall comply with Article 13, Clauses 1, 2 of this Article and relevant regulations on listed organizations laid down in the Law on Securities and regulations of the Law on Enterprises.
Article 15. Certification of ownership of fund certificates
1. Within 05 days from the effective date of the certificate of registration of fund establishment or the modified certificate of registration of fund establishment, the fund management company shall itself, or authorize a transfer agent service provider to, certify the ownership of purchased fund certificates for investors and prepare the investor register which includes the following contents:
a) Name and headquarters address of the fund management company; name and headquarters address of the supervisory bank; full name of the fund; listed securities symbols of the fund (if any);
b) Total fund certificates to be offered, total fund certificates/creation units offered, structure and details of portfolios, and total capital raised;
c) List of investors/authorized participants (if any), specifying: full name, number of ID card, citizen’s identity card, passport or another valid personal identification paper, and contact address (if the investor or authorized participant is an individual); full name, abbreviated name, number of enterprise registration certificate, and headquarters address (if the investor or authorized participant is an organization); number of securities depository account (if any); number of the investor’s account or sub-account enclosed with the number of nominee account; the number of owned fund certificates; ownership percentage; subscription date and payment date;
d) Date of the investor register.
2. A nominee is allowed to open and manage a subsidiary investor register based on the contract signed with the fund management company or transfer agent service provider. The subsidiary investor register shall contain adequate information about investors as prescribed in Clause 1 of this Article. Any fees paid for managing the subsidiary investor register shall not be accounted for as the fund’s expenses.
3. The fund management company and transfer agent service provider must always have adequate information about the ownership of each investor, including those trading via nominee accounts. Information about assets of investors on the primary investor register, including investors conducting transactions on nominee accounts, shall be used as the proof for certifying their ownership of fund certificates. An investor's ownership shall be established from the time when the information about its/his/her ownership is updated in the primary investor register.
4. Within 10 days from the effective date of the certificate of registration of fund establishment, the fund management company or relevant service provider must carry out registration and depositing of listed fund certificates in accordance with law regulations on registration and depositing of securities. The number of ETF creation units offered/redeemed on the next trading day shall be automatically updated, registered and deposited on the system of VSDCC according to its guidelines.
5. Unless the fund management company gets opinions from investors during the offering, within 30 days from the effective date of the certificate of registration of fund establishment, the fund management company shall submit the following documents to SSC:
a) The meeting's minutes or vote counting record and the resolution of General Meeting of Investors;
b) The list and personal records of members of the fund’s representative board.
Article 16. Rights and obligations of investors
1. Investors shall have the following rights and obligations:
a) Rights and obligations in Article 101 of the Law on Securities;
b) Right to equal treatment; each fund certificate will confer upon the owner equal rights, obligations and interests;
c) Right to freely transfer fund certificates, except transfer restriction cases as prescribed by law and in the fund’s charter;
d) Right to access periodically and irregularly disclosed information about the fund’s operations;
dd) Rights and obligations to participate in meetings of General Meeting of Investors and exercise right to vote directly or through authorized representatives or by means of remote communication (by mail, fax, email, online meeting, electronic voting or another electronic voting form);
e) Obligation to fully pay for fund certificates within the time limit specified in the fund’s charter and prospectus, and assume responsibility for debts and other liabilities which are equal to the value of payments for fund certificates;
g) Other rights and obligations as prescribed in the Law on Securities and the fund’s charter.
2. Investors or groups of investors holding at least 5% of total outstanding fund certificates or a smaller ratio prescribed by the fund’s charter shall have the following rights:
a) Access and extract minutes of meetings and resolutions of the fund’s representative board, annual financial statements and reports on the fund’s operations made by the supervisory bank;
b) Request the fund management company to convene an extraordinary General Meeting of Investors in the following circumstances:
- There are grounds that the fund management company or supervisory bank infringes upon investors’ rights, fails to fulfill its obligations, or makes decisions beyond its authority prescribed in the fund’s charter or supervision contract or delegated by the General Meeting of Investors, and thus causes damage to the fund;
- The term of office of the fund’s representative board has expired for more than 06 months without holding a new election;
- Other cases prescribed in the fund's charter.
c) Request the fund management company and supervisory bank to provide explanations about issues concerning the fund’s assets, management and trading of the fund’s assets. Within 15 days from the receipt of the request, the fund management company or supervisory bank must give a response to the requesting investor;
d) Propose additional issues to the agenda of the General Meeting of Investors. The proposal shall be made in writing and sent to the fund management company at least 03 working days before the opening date, unless another period is specified in the fund’s charter;
dd) Perform other rights and obligations as prescribed in the fund's charter.
3. Investors or groups of investors holding at least 10% of total outstanding fund certificates or a smaller ratio prescribed by the fund’s charter shall have the right to nominate candidates to the fund’s representative board. Nomination procedures shall be carried out in accordance with regulations laid down in the Law on Enterprises on nomination of candidates to Boards of Directors by shareholders or groups of shareholders holding at least 10% of total ordinary shares.
4. The request of the investors or groups of investors mentioned in Clauses 2, 3 of this Article must be made in writing and include full name, contact address, number of ID card, citizen’s identity card, passport or another valid personal identification paper; name, headquarters address, nationality, number of establishment decision or enterprise registration certificate of the investor that is an organization; the number of owned fund certificates and time of ownership of each investor, total fund certificates of the group of investors and their holdings in fund; requests and recommendations; grounds and reasons thereof. If an extraordinary General Meeting of Investors is requested as prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the request must be accompanied by documents stating the reasons for the extraordinary General Meeting of Investors; or documents and evidences about violations committed by the fund management company, supervisory bank, severity of the violation or about decisions issued beyond its authority specified in the fund’s charter or supervision contract.
Article 17. General meeting of investors
1. The General Meeting of Investors is convened by the fund management company to make decisions on:
a) Revisions to the fund’s charter;
b) Fundamental changes in the fund’s investment policies and objectives specified in the fund’s charter; changes in service fees paid to the fund management company and the supervisory bank; replacement of the fund management company or the supervisory bank;
c) Full or partial division, consolidation, merger or dissolution of the fund; change of charter capital of a closed-end fund; change of operating period of the fund;
d) Profit distribution plan;
dd) Election or dismissal the chairperson and members of the fund’s representative board; remunerations and operating cost of the fund’s representative board; selection of accredited audit organization to audit the fund’s annual financial statements, and independent valuation firm (if any); approval of annual reports on the fund’s finance, assets and operation;
e) Consideration and actions against violations committed by the fund management company, supervisory bank and the fund’s representative board if they cause damage to the fund;
g) Request for transaction documents presented by the fund management company and supervisory bank at the General Meeting of Investors;
h) Other issues within its competence as prescribed in the Law on Securities and the fund’s charter.
2. The annual General Meeting of Investors shall be convened within 04 months from the end of the fiscal year. At the request of the fund’s representative board, the time limit for convening the annual General Meeting of Investors may be extended by up to 06 months from the end of the fiscal year and such extension must be notified to SSC. If permitted in the fund’s charter, the annual General Meeting of Investors may be held by carrying out a questionnaire survey.
3. The fund management company shall convene an extraordinary General Meeting of Investors in the following circumstances:
a) The fund management company, or the supervisory bank, or the fund’s representative board deems it necessary for the fund’s interests;
b) It is convened at the request of investors or groups of investors as prescribed in Point b Clause 2 Article 16 hereof;
c) Other cases prescribed in the fund's charter.
The extraordinary General Meeting of Investors shall be convened within 30 days from the receipt of the request for extraordinary General Meeting of Investors.
4. The agenda of the General Meeting of Investors shall be prepared by the fund management company in accordance with regulations on agenda of the General Meeting of Shareholders laid down in the Law on Enterprises. At least 07 days before the General Meeting of Investors, the fund management company must provide the agenda and relevant documents for SSC, and disclose information about the General Meeting of Investors, including reasons and objectives of the meeting.
5. In case the fund management company refuses to convene the General Meeting of Investors as prescribed in Clause 3 of this Article, it shall assume legal responsibility to make compensation for any damage to the fund. If the fund management company continues refusing to convene the General Meeting of Investors as prescribed in Clause 3 of this Article, within 30 following days, the fund’s representative board or supervisory bank shall convene the General Meeting of Investors on behalf of the fund management company according to procedures laid down herein.
Article 18. Conditions and procedures for meeting and ratifying decisions of General Meeting of Investors
1. The meeting of the General Meeting of Investors shall be conducted when it is participated by a number of investors representing more than 50% of total votes. Investors may cast their votes directly or through their authorized representatives or by means of remote communication (by mail, fax, email, online meeting, electronic voting or another electronic voting form) as prescribed in the fund’s charter.
2. In case the conditions for conducting the first meeting specified in Clause 1 of this Article are not fulfilled, the second meeting will be convened within 30 days from the planned opening date of the first meeting. In this case, the General Meeting of Investors shall be conducted regardless of the number of participating investors.
3. The General Meeting of Investors shall ratify resolutions by voting or questionnaire survey.
4. Resolutions of the General Meeting of Investors on the issues in Points b, c Clause 1 Article 17 hereof shall be ratified by voting at the meeting. In this case, a decision at the meeting shall be ratified when it is voted for by a number of investors representing more than 65% of total votes of all participating investors or a higher ratio as prescribed in the fund’s charter.
5. A decision of the General Meeting of Investors shall be ratified at the meeting when it is voted for by a number of investors representing more than 50% of total votes of all participating investors or a higher ratio as prescribed in the fund’s charter, except the case in Clause 4 of this Article.
6. Rules, contents and procedures for questionnaire survey must be specified in the fund’s charter and carried out in accordance with the Law on Enterprises. In this case, the fund management company shall send questionnaires and meeting documents to investors within the same time limit as invitations to the General Meeting of Investors.
7. In case of questionnaire survey, a decision of the General Meeting of Investors shall be ratified when it is voted for by a number of investors representing more than 50% of total votes of all voting investors or a higher ratio prescribed in the fund’s charter.
8. The fund management company and the fund’s representative board shall ensure that all resolutions of the General Meeting of Investors are conformable with laws and the fund’s charter. If a decision of the General Meeting of Investors is contrary to laws and the fund’s charter, investors’ opinions about this case shall be obtained by convening the General Meeting of Investors or questionnaire survey.
9. Investors of an open-end fund that object to a decision, which has been ratified by the General Meeting of Investors, on the issue in Point b or c Clause 1 of Article 17 may request the fund management company to redeem or switch their fund certificates or to another fund of the same type managed by that fund management company. The request must be made in writing and specify the investor’s name and address, quantity of fund units, reasons for redemption or switching. The investor’s request shall be sent to the headquarters of the fund management company or the distribution agent within 15 days from the date on which the decision is ratified by the General Meeting of Investors.
10. Within 45 days from the date of announcement of meeting results by the General Meeting of Investors, the fund management company shall complete the redemption or switching of fund certificates for investors objecting to the decision of the General Meeting of Investors as prescribed in Clause 9 of this Article. In this case, the redemption price shall be determined according to the NAV per fund certificate on the latest fund certificate trading day after the fund management company receives the investor’s request, and the investor shall not pay redemption or switching fees.
Article 19. Fund’s representative board
1. The fund’s representative board represents investors and is composed of 03 - 11 members elected by the General Meeting of Investors or voted for by investors by questionnaire survey.
2. Rights and obligations of the fund’s representative board shall be specified in the fund’s charter, and inter alia, include the followings:
a) Representing the interests of investors; take actions in accordance with regulations of law to protect the interests of investors;
b) Approve the valuation manual which is used for determining the fund's NAV; list of quotation service providers and credit institutions as prescribed in Clause 3 Article 5, Clause 3 Article 20 hereof;
c) Approve the transactions in Clause 2 Article 21 hereof;
d) Decide the levels of profit distributed according to the profit distribution plan approved by the General Meeting of Investors; profit distribution time and method;
dd) Make decisions on issues which cannot be agreed upon between the fund management company and supervisory bank in accordance with regulations of law;
e) If permitted in the fund’s charter and authorized by the latest General Meeting of Investors, the fund’s representative board is entitled to make decisions on the issues specified in Points b, c, d, dd, e, g and h Clause 1 Article 17 hereof. In this case, the fund management company shall disclose information about decisions of the fund’s representative board in accordance with regulations on disclosure of information about decisions of the General Meeting of Investors;
g) Request the fund management company and supervisory bank to provide adequate and timely documents and information about fund management and supervision activities;
h) Perform other tasks as prescribed by law and in the fund’s charter.
3. Members of the fund’s representative board have the following rights and obligations:
a) Perform rights and obligations of members of the fund’s representative board according to regulations on members of Board of Directors of listed companies laid down in the Law on enterprises and the Law on securities, and the fund’s charter;
b) Perform their duties in a truthful and cautious manner for the best interests of the fund; not authorize other persons to perform their rights, obligations and responsibilities towards the fund;
c) Fully participate in meetings of the fund’s representative board and comment of the raised issues.
4. At least two thirds of members of the fund’s representative board are independent members according to the following rules:
a) They are neither related persons nor authorized representatives of the fund management company and supervisory bank;
b) They meet other requirements laid down in the fund’s charter.
5. The fund’s representative board shall have:
a) At least 01 independent member who has professional qualifications and experience in accounting and auditing;
b) At least 01 independent member who has professional qualifications and experience in securities investment analysis or asset management;
c) At least 01 member who has professional qualifications in law.
The representative bard of the real estate investment fund that is a closed-end fund must not comply with Point a of this Clause but shall have at least 01 independent member who has professional qualifications and experience in real estate business and valuation.
6. The term of office, eligibility requirements and procedures for designation, dismissal and addition of members of the fund’s representative board shall be specified in the fund's charter and comply with regulations on members of Board of Directors and Board of Directors laid down in the Law on enterprises and the Law on securities.
7. Within 10 days from the date of designation, dismissal or replacement of members of the fund’s representative board, the fund management company shall notify and provide SSC with the list of members of the fund’s representative board made according to the form in Appendix XII enclosed herewith and their personal records.
8. Within 15 days from the date on which the structure or members of the fund’s representative board no longer satisfy conditions as prescribed, the fund’s representative board shall select qualified persons to act as provisional members of the fund’s representative board. These provisional members shall perform rights and obligations of members of the fund’s representative board until the General Meeting of Investors officially appoint new members.
9. Decisions of the fund’s representative board shall be ratified by voting at the meeting, questionnaire survey or another method specified in the fund’s charter. Each member of the fund’s representative board has one vote.
10. A meeting of the fund’s representative board shall be convened when it is participated by at least two thirds of its members of which more than 50% are independent members. Members who do not directly participate in the meeting may vote by questionnaire survey or in other form as prescribed in the fund’s charter. A decision of the fund’s representative board shall be ratified when it is voted for by the majority of the members and the majority of the participating independent members.
11. The fund management company shall give personnel and technical equipment assistance and draft documents at the meetings of the fund’s representative board. The meeting of the fund’s representative board shall be held at least quarterly or at the request of the fund management company. Procedures for conducting meeting and sending documents about the meeting of the fund’s representative board shall be same as those for meeting of the Board of Directors laid down in the Law on enterprises, and specified in the fund’s charter. The meeting may be participated directly, online through audio-visual means of communications or through other methods prescribed in the fund's charter.
12. The minutes of meeting of the fund’s representative board must be made in detail and clearly. The minutes must bear the signatures of the secretary and chair of the meeting. In case the chair and the secretary of the meeting refuse to sign the minutes, they will be effective if they are signed by all of other participating members and contain adequate information as prescribed. The minutes of the meeting of the fund’s representative board must be retained by the fund management company in accordance with the Law on enterprise and the fund’s charter.
13. Unless otherwise prescribed in the fund’s charter, remuneration and other benefits of members of the fund’s representative board shall be paid as follows:
a) Members of the fund’s representative board shall receive remuneration for their performance of tasks and have the costs of food, accommodation, travel and other reasonable costs reimbursed based on total working days, the nature of work and average daily wage as prescribed in the fund’s charter and decision of the General Meeting of Investors. The fund management company shall deduct income tax of members of the fund’s representative board in accordance with regulations of relevant laws.
b) Total remuneration and costs paid to the fund’s representative board in the year shall not exceed the annual budget for the fund’s representative board approved by the General Meeting of Investors. These amounts shall be included in the fund’s administration expenses and separately recorded in the fund’s annual financial statements.
1. The fund management company shall determine the fund’s NAV, the NAV per ETF creation unit and the NAV per fund certificate. To be specific:
a) The fund’s NAV is the total value of the fund’s assets minus the value of its liabilities. Total value of the fund’s assets is determined according to the market value or fair value of assets (if the market value is not available). Total liabilities of the fund are debts or payment obligations incurred by the fund by the date before the valuation date. The NAV shall be rounded up in accordance with law regulations on accounting and auditing. Any balance arising from the rounding up of the fund’s NAV shall be accounted for as the fund’s assets. The market value and fair value of assets, and the value of debts and payment obligations shall be determined according to the rules laid down in Appendix XIV enclosed herewith and internally adopted in the valuation manual or approved in writing by the fund’s representative board. The real estate valuation must be carried out every year;
b) The NAV per fund certificate is the fund’s NAV divided by the number of outstanding fund certificates;
c) The NAV per ETF creation unit is the fund’s NAV divided by the number of ETF creation units.
2. The fund management company must formulate the valuation manual which shall, inter alia, include the following contents:
a) Rules and criteria for selection and replacement of a quotation service provider. Quotation service providers must not be related persons of the fund management company and supervisory bank;
b) Rules, procedures and methods for valuation of the fund’s assets. These rules, procedures and methods for valuation must be clear, reasonable and conformable with regulations of law and the fund’s charter.
3. The valuation manual and the list of at least 03 quotation service providers that are not related persons of the fund management company and supervisory bank must be approved by the fund's representative board and provided for the supervisory bank for supervising the determination of NAVs.
4. The fund management company shall:
a) Determine the NAV and the NAV per fund certificate of a closed-end fund every week;
b) Determine the NAV and the NAV per fund certificate of a open-end fund on each trading day but at least once per week;
c) Determine the NAV of an ETF, the NAV per ETF creation unit and the NAV per ETF certificate on daily basis.
5. The fund’s NAV, the NAV per creation unit and the NAV per fund certificate must be confirmed by the supervisory bank. The confirmation may be made in writing or through the electronic information system of the supervisory bank with the approval of the fund management company.
6. NAVs in Clauses 4, 5 of this Article must be published on the websites of the fund management company and SE. NAVs will be provided for investors on the working day following the valuation date. Information about NAVs to be disclosed shall comply with the form in Appendix XXIV enclosed herewith.
7. The fund management company or the iNAV calculation service provider that is authorized by the fund management company shall calculate iNAV based on the market values of recently traded component securities. iNAV is only the reference price and is not used for determining the trading price. iNAV is updated every 15 seconds and published on the website of the fund management company or the SE's system.
8. The fund management company may authorize the supervisory bank to calculate the fund’s NAV, the NAV per creation unit and the NAV per fund certificate. In this case, the fund management company and the supervisory bank must adopt appropriate mechanism and procedures for comparing, reviewing and inspecting to ensure that the NAVs are accurately calculated according to the fund’s charter, valuation manual and relevant laws.
9. Within 24 hours from the detection of miscalculation of NAV, the supervisory bank must notify and request the fund management company to promptly correct the NAV or vice versa in case the NAV is calculated by the supervisory bank.
10. Within 05 working days from the detection of miscalculation of NAV, the fund management company or supervisory bank (if the NAV is calculated by the supervisory bank) shall correct the NAV and disclose information as prescribed, and notify SSC of such miscalculation, including the causes and time of miscalculation and taken remedial actions. This notification must bear certifications of both the fund management company and supervisory bank.
11. Within 03 working days from the date on which the fund’s NAV decreases to less than VND 30 billion, the fund management company must notify it to SSC and propose remedial actions.
Article 21. Fund's asset transactions
1. The fund’s securities which are listed or registered for trading on SE shall be sold and purchased via the SE’s trading system.
2. With regard to transactions in assets which may be traded by put-through method (except transactions conducted on the SE’s trading system), the fund management company shall ensure that:
a) The estimated price range, trading time, transaction partners or criteria for determining transaction partners, and type of traded assets must be approved in writing by the fund’s representative board before the transaction is conducted;
b) If the actual buy price or sell price is respectively higher or lower than the reference price of the quotation service provider, or beyond the approved price range prescribed in Point a of this Clause, the fund management company shall provide explanations for the fund’s representative board.
3. Real estate transactions shall be conducted according to Article 53 hereof.
Article 22. Information provision, advertising and introduction of the fund
1. The fund management company may advertise, provide information and introduce the fund on the mass media, means of communication and other advertising means.
2. The fund management company and relevant entities are not allowed to advertise, provide information or introduce the fund that is not issued with the certificate of registration of public offering of fund certificates or has been shut down, except seminars organized to introduce the fund to officials of competent authorities.
3. Information, advertisement or introduction about the fund must be truthful, objective, accurate and unequivocal to avoid misunderstanding between fund certificates and other financial instruments. Provided information must be up-to-date. The fund management company and relevant entities shall assume responsibility for the contents and legitimacy of the information provided when advertising or introducing its fund certificates.
4. Advertising materials and documents introducing the fund shall not contain any statements which mislead investors about the increasing value of investments, or guarantees or forecasts about investment returns in the future. These provisions shall not apply to open-end funds that invest entirely in bonds or fixed-income securities, and capital preservation funds.
5. The fund management company and relevant entities shall not give any firm guarantee that the fund's investment results will be better than those of other funds, reference portfolio provided in the prospectus or any other economic indicators.
6. If any information, advertising materials or introduction about the fund refers to regulatory authorities, they must clearly specify that such authorities only certify the legitimacy during the establishment and operation of the fund, and not guarantee such provided information, advertising materials, the fund’s investment objectives and strategies, the fund’s assets, the value of fund units, profitability and risk levels. The fund’s advertising or introduction documents shall not use the name, logo, image, position, reputation or mails of regulatory authorities or their officials, or thank-you letters of investors to advertise or introduce the fund or offer fund certificates.
1. The information, advertising and introduction documents about the fund must contain the following recommendations:
a) Investors should carefully read the prospectus before buying fund certificates and pay attention to service fees when conducting fund certificate transactions;
b) Trading prices of fund certificates may vary depending on market developments, and investors may suffer losses on their capital invested in the fund;
c) Any previously disclosed information about the fund’s business performance is for reference only and does not mean that the investment will be profitable.
2. Information, advertising and introduction documents must indicate potential risks investors may incur when investing in the fund.
Article 24. Investment portfolio and limits
1. The investment portfolio of a closed-end fund must be conformable with its investment objectives and policies specified in the fund's charter and prospectus.
2. The fund may invest in the following assets:
a) Deposits at commercial banks as prescribed by the Law on banking;
b) Money market instruments, including financial instruments and negotiable instruments as prescribed by law;
c) Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds;
d) Listed shares, shares registered for trading, bonds listed on SE, and public fund certificates;
dd) Unlisted shares of issuers that are operating under the law of Vietnam; shares of joint-stock companies or stakes of limited liability companies;
e) Rights arising in connection with securities held by the fund;
g) Eligible real estate as prescribed in the Law on real estate business.
3. The fund management company shall only make deposits and invest in money market instruments as prescribed in Points a, b Clause 2 of this Article at the credit institutions approved by the fund’s representative board.
4. The structure of the fund’s investment portfolio must be conformable with the fund’s charter and the following provisions:
a) The fund shall not invest in more than 10% of total value of outstanding securities of an issuer, except Government’s debt instruments;
b) The fund shall not invest more than 20% of total value of its assets in outstanding securities and other assets (if any) specified in Points a, b Clause 2 of this Article of an issuer, except Government’s debt instruments;
c) The fund shall not invest more than 10% of total value of its assets in the assets specified in Points dd, g Clause 2 of this Article;
d) The fund shall not invest more than 30% of total value of its assets in the assets specified in Points a, b, d, dd Clause 2 of this Article of companies in the same group of: parent company-subsidiaries; companies holding more than 35% of each other’s shares/stakes; subsidiaries of the same parent company;
dd) The fund shall not invest in its fund certificates;
e) The fund may invest in other public fund certificates and public securities investment companies managed by other fund management companies, but shall not:
- Invest in more than 10% of total outstanding fund certificates of a public fund or total outstanding securities of a public securities investment company;
- Invest more than 20% of total value of its assets in fund certificates of a public fund or outstanding shares of a public securities investment company;
- Invest more than 30% of total value of its assets in public fund certificates or shares of public securities investment companies.
5. A closed-end fund’s investments may only exceed the limits specified in Points a, b, c, d and e Clause 4 of this Article for the following reasons:
a) Price fluctuation of the assets in the fund’s investment portfolio;
b) Making payments of the fund as prescribed by law;
c) Full or partial division, consolidation or merger of the issuers;
d) The fund is newly established, increases its capital, or is established from consolidation or merger of funds within the last 06 months from the issue date of the certificate of registration of fund establishment or the modified certificate of registration of fund establishment;
dd) The fund is undergoing dissolution.
6. Within 03 months from the day on which the investment limits are exceeded due to the reasons in Points a, b, c and d Clause 5 of this Article, the fund management company shall notify it to SSC and adjust the investment portfolio in conformity with Clause 4 of this Article.
7. If the excess investments are caused by the fund management company’s failure to comply with the investment limits prescribed by law or the fund’s charter, the fund management company shall adjust the investment portfolio within 15 days from the occurrence of such excess. The fund management company shall pay compensation for any damage incurred by the fund and incur all costs arising from the adjustment of the investment portfolio. Any profits earned will be accounted for as the fund’s profits.
8. Within 05 working days from the completion of the adjustment of the investment portfolio, the fund management company shall disclose information as prescribed and notify SSC of the investments exceeding the limits, causes, time of occurrence or detection of the excess investment, damage and compensation to the fund (if any) or profits earned by the fund (if any), remedial measures, implementation period and results.
9. The fund shall make indirect outward investments in accordance with regulations of the Law on investment after obtaining SSC’s approval, and must comply with the following rules:
a) The fund has obtained the indirect outward investment limits set by SBV;
b) The fund shall only make indirect outward investment in the assets specified in the fund’s charter and in conformity with SBV’s regulations;
c) The fund’s outward investment shall not exceed 20% of its NAV and its registered investment limit certified by SBV.
d) The fund’s indirect outward investments, indirect outward investment limits and adjustment thereof shall comply with regulations on investments, investment limits and adjustment thereof laid down in this Article.
Article 25. Borrowing, lending, repo transactions and margin trading
1. The fund management company is not allowed to use the fund’s capital and assets to provide loans or loan guarantees.
2. The fund management company must not get loans to make investments, except short-term loans prescribed by the banking law for covering necessary costs of the fund or paying for fund certificate transactions with investors. Total value of short-term loans of the fund shall not exceed 5% of its NAV at any time and the loan term shall not exceed 30 days.
3. The fund management company is not allowed to use the fund’s assets to conduct margin trading (borrow money to purchase securities) for the fund or any entity, or to conduct short sale or lend securities.
4. If permitted by the fund’s charter, the fund may conduct repo transactions in the Government’s debts in accordance with the Ministry of Finance’s regulations on management of transactions in Government’s debts.
Article 26. Distribution of fund’s profits and expenses
1. The fund shall distribute profits to investors according to Article 7 hereof.
2. The fund's expenses shall comply with Article 8 hereof.
Article 27. Consolidation and merger of funds
The consolidation and merger of funds shall comply with Article 11 hereof.
Article 28. Dissolution of funds
1. The dissolution of funds shall comply with Article 12 hereof.
2. Within 05 working days after obtaining the written approval for dissolution from SSC, the fund management company shall follow procedures for delisting and deregistration of fund certificates.
Article 29. Trading accounts and sub-accounts of investors
1. Investors shall open fund certificate trading accounts at distribution agents. Investors are entitled to open one of two following trading accounts:
a) Investor’s account (in the name of the investor);
b) Trading sub-account on the nominee account opened in the name of the nominee (hereinafter referred to as “investor’s sub-account”).
2. Before opening accounts for investors, including investor’s sub-accounts, distribution agents shall consolidate and verify identification information about investors, beneficiaries (if any) and anti-money laundering information according to the form in Appendix XV enclosed herewith. The fund management company, distribution agents and relevant service providers shall establish their own systems for managing and storing adequate information and data about investors in accordance with regulations of the Law on anti-money laundering and relevant laws.
3. When requesting investors to provide information as prescribed in Clause 2 of this Article, distribution agents may decide whether to meet investors in person or not. If the fund management company and its distribution agent decide not to meet investors in person, they must adopt measures, methods and technologies for identifying, adequately collecting and verifying information about investors in accordance with regulations of the Law on securities, the Law on anti-money laundering, the Law on electronic transactions and relevant laws on security and confidentiality of investors’ information. If information about investors is not satisfied, distribution agents are entitled to refuse to open accounts or sub-accounts for such investors.
4. An investor’s account or sub-account shall, inter alia, have the following contents:
a) Trading account/sub-account number;
b) The number of fund units;
c) Increase or decrease in fund units and reasons thereof;
d) Other personal information of the investor, including:
- If the investor is an individual: Full name, number of ID card, citizen’s identity card, passport or another valid personal identification paper, contact address, telephone number and email address (if available);
- If the investor is an organization: Name, headquarters address, number of license for establishment and operation, number of enterprise registration certificate of the organization; full name, number of ID card, citizen’s identity card, passport or another valid personal identification paper, contact address, telephone number and email address (if available) of the organization’s authorized representative.
5. Accounts and sub-accounts of investors must be managed according to the following rules:
a) The fund management company, distribution agents and relevant service providers shall separately and independently open and manage accounts for each nominee and each investor. Distribution agents shall provide information about opening and closing accounts of investors for the fund management company and relevant service providers;
b) Nominees shall independently and separately open and manage sub-accounts for each investor. The sum of balances on sub-accounts of investors must match the balance on the nominee account; the balance on each sub-account must match the data about the investor's ownership of fund certificates in the primary investor register;
c) The nominee shall provide information about each investor’s sub-account for the fund management company and/or relevant service provider; and regularly check to ensure that the balance on each investor’s sub-account corresponds to data about that investor’s ownership of fund certificates in the primary investor register.
6. Before opening trading accounts, foreign investors shall carry out procedures for registration of securities trading codes as prescribed.
7. Distribution agents, fund management company and relevant service providers shall promptly, adequately and accurately update securities trading codes of foreign investors and their ownership status, and provide them for competent authorities as requested.
Article 30. General provisions on fund certificate trading
1. Within 30 days from the effective date of the Certificate of registration of the fund establishment, the fund management company shall arrange the trading of the fund certificates for investors. Trading of fund certificates shall be arranged on a periodical basis as prescribed in the fund’s charter and the prospectus or summary prospectus. The trading frequency is at least twice a month.
2. Investors shall conduct fund certificate transactions at distribution agents mentioned in the prospectus or summary prospectus or on the website of the fund management company. The fund management company, distribution agents and relevant service providers must establish a system for receiving trading orders to ensure that investors can place trading orders at distribution agents.
3. Distribution agents shall only receive trading orders from investors when order forms are filled with complete and accurate information according to the form in Appendix XVI enclosed herewith. Order forms shall be kept by distribution agents in accordance with regulations of the Law on Securities. The time of receiving orders and information about receivers must be also recorded in an adequate, accurate, timely and explicit manner. Receipt of investor’s trading orders via telephone, fax, electronically or by other electronic devices and transmission lines must comply with regulations on electronic transactions, and order forms shall be stored in the form of data files.
4. The fund management company and relevant service providers shall only implement orders received prior to the closing time of the order book. Orders received after the closing time of the order book shall be either cancelled or executed on the following fund certificate trading day as prescribed in the fund’s charter and prospectus.
5. Within 03 working days from the fund certificate trading day and before the next fund certificate trading day, the fund management company, distribution agents and relevant service providers shall adequately update information about investors’ ownership of fund certificates on the primary investor register, and provide investors with transaction confirmations made according to the form in Appendix XVII enclosed herewith.
6. Within 02 working days from the fund certificate trading day (but before distribution of fund certificates), if a transaction error which is caused by mistakes in consolidating information, receiving, transferring or inputting trading orders into the system is detected, the distribution agent shall notify it to the fund management company or relevant service provider and request for error correction. After the abovementioned time limit, the distribution agent shall assume responsibility before the investor for the transaction error.
7. The fund management company, distribution agents and relevant service provider shall prepare and keep order books recording adequate information about fund certificate trading orders of investors according to the form in Appendix XVIII enclosed herewith. Distribution agents shall provide statements of trading accounts or sub-accounts at the request of investors.
8. In case the fund management company manages two or more open-end funds, investors may switch between such funds if permitted in charters of such funds and prospectuses. The switching order shall be implemented as follows:
a) Redemption orders shall be implemented first, and then orders for subscription of target fund certificates will be implemented;
b) Orders shall be implemented on fund certificate trading days of corresponding funds;
c) Investors shall only pay switching fees (if any) as prescribed in the fund's charter, and shall not pay redemption or issuance fees for implementing orders as prescribed in Points a, b of this Clause.
Article 31. Fund certificate subscription orders
1. Subscription orders shall be implemented according to the following rules:
a) An investor’s subscription order must be accompanied by valid documents certifying the investor's payment made to the fund’s account or shall be accepted after the supervisory bank has given a confirmation to the fund management company, distribution agent or relevant service provider that it has received the full payment for fund certificates from the investor or nominee. The payment confirmation may be made in writing, by email, or through the electronic information system of the supervisory bank with the approval of the fund management company;
b) A nominee is allowed to make payment according to the difference between subscription orders and redemption orders;
c) Investors may pay for fund certificates by bank transfer or other methods as prescribed in the fund’s charter and the prospectus. Payments for fund certificates shall be transferred directly to the fund’s account opened at the supervisory bank as prescribed in Clause 2 of this Article and shall not transferred to other accounts of distribution agents;
d) The value of a subscription order shall not be smaller than the minimum buying value (if any) prescribed in the fund's charter and the prospectus;
dd) The number of fund units sold to an investor or nominee may be an odd number in decimal format, and up to the second decimal place.
2. The fund management company shall open an account at the supervisory bank to receive payments for fund certificates from investors and nominees. Nominees shall open deposit accounts at the supervisory bank as prescribed in Point d Clause 3 Article 77 hereof for receiving payments from investors for their transactions conducted via nominee accounts.
3. Payments for fund certificates shall be transferred to the fund's account opened at the supervisory bank and used for making investments immediately on the fund certificate trading day. The supervisory bank shall pay interests to the fund according to the applicable interest rate on demand deposits after the fund receives payments for fund certificates from investors.
4. If the subscription order and payment for fund certificates are made by an entity other than the investor, the order form and documents certifying the payment must include name, number of trading account or sub-account or number of ID card, citizen's identity card, passport or another valid personal identification paper, or number of enterprise registration certificate and payment value.
Article 32. Fund certificate redemption orders
1. Redemption orders shall be implemented according to the following rules:
a) A redemption order shall be implemented only when the investor or nominee has enough fund certificates for redemption and the remaining number of fund certificates of the investor after redemption transaction shall not be lower than the prescribed minimum number of fund certificates (if any) for maintaining the investor’s account or sub-account prescribed in the fund’s charter and prospectus;
b) A redemption order may not be implemented or may be implemented partially as prescribed in Clause 1 Article 33 hereof;
c) The payment shall be made by the deadline prescribed in the fund’s charter and prospectus and within 05 working days from the fund certificate trading day except the case in Clause 3 Article 33 hereof;
d) Payment for the sold fund certificates shall be transferred to the investor’s or nominee’s bank account or another account designated by the investor.
2. Within 03 working days from the receipt of payment as prescribed in Point c Clause 1 of this Article, the nominee shall make payment to the investor.
3. If permitted by the fund’s charter and prospectus, the fund management company may partially transfer the portfolio instead of cash payment to the investor. The transfer of portfolio must comply with the following provisions:
a) The fund management company deems it necessary to avoid negative impacts on the fund’s NAV. The portfolio transfer must be approved in writing by the fund's representative board and reported in the next General Meeting of Investors;
b) The investor (the transferee) approves the transfer in writing;
c) The value of the redemption order is more than VND 50 billion or a higher value as prescribed in the fund’s charter and prospectus;
d) The structure of the portfolio transferred to the investor must be same as that of the fund’s portfolio.
4. The supervisory bank shall check and guarantee that the portfolio transfer is conformable with Clause 3 of this Article.
Article 33. Partial redemption and suspension of open-ended fund certificate trading
1. The fund management company is entitled to partially satisfy an investor’s subscription, redemption or switching order in one of the following cases:
a) Total value of redemption orders (including those in switching activities) minus total value of subscription orders (including those in switching activities) on a fund certificate trading day is higher than 10% of the fund’s NAV;
b) The implementation of all of trading orders of investors will lead to one of the following facts:
- The fund’s NAV falls below VND 50 billion; or
- The value of remaining fund units or total number of remaining fund units on the investor’s account is lower than the minimum value or number of fund units required to maintain the investor’s account as prescribed in the fund's charter and prospectus (if any); or
- The remaining NAV or the remaining number of fund units is lower than the minimum NAV or the minimum number of outstanding fund units prescribed in the fund's charter and prospectus (if any); or
- The number of outstanding fund units exceeds the maximum quantity (if any) prescribed in the fund's charter and prospectus.
c) Other cases prescribed in the fund's charter and prospectus.
2. In case of partial implementation of subscription, redemption or switching orders as prescribed in Clause 1 of this Article, the fund's charter and prospectus, the fund management company is allowed to apply one of the following principles:
a) Temporal priority principle: trading orders will be implemented on a first-come, first-served basis;
b) “same ratio” principle: the processed value shall be distributed to all investors at the same ratio between the processed value and the registered value.
3. In the case prescribed in Point a Clause 1 of this Article, if permitted in the fund’s charter and prospectus, the fund management company may extend the payment time limit up to 30 days from the fund certificate trading day with the approval of the fund's representative board.
4. The fund management company may suspend a fund certificate transaction in any of the following events:
a) The fund management company is unable to redeem fund certificates as requested due to force majeure events;
b) The fund management company is unable to determine the fund’s NAV on the date of determination of redemption price due to suspension of trading of securities on the fund's portfolio under the SE's decision;
c) Other events specified in the fund’s charter or considered necessary by SSC.
5. The fund management company shall submit a report to the fund’s representative board and SSC within 24 hours from the occurrence of any of the events mentioned in Clause 4 of this Article, unless otherwise requested by SSC, and shall redeem open-ended fund certificates after the end of the event.
6. The period of suspension of fund certificate trading shall comply with the fund’s charter but not exceed 90 days from the suspension date.
7. Within 30 days from the end of the suspension period of fund certificate trading prescribed in Clause 6 of this Article, the fund management company shall hold a meeting to get opinions of the General Meeting of Investors about the dissolution or partial division of the fund or extension of the suspension period.
8. Within the time limit for convening the General Meeting of Investors, if the event causing the suspension of fund certificate trading has ended, the fund management company may cancel the meeting of the General Meeting of Investors.
Article 34. Prices of initial offering, selling and redemption of open-end fund certificates
1. Initial offering price of a fund unit shall be prescribed by the fund management company in the fund’s charter and prospectus.
2. The selling price of a fund unit is the price that investors must pay to the fund management company and is equal to the NAV per fund unit calculated at the fund certificate trading day plus the issuance fee (if any).
3. The redemption price of a fund unit is the price which the fund management company must pay to investors and is equal to the NAV per fund unit calculated at the fund certificate trading day minus the redemption fee (if any).
4. Redemption, issuance and switching fees may vary depending on the fund certificate holding period, investment or investment value. Maximum service fees must be specified in the fund’s charter and prospectus. Specific service fees are specified in the prospectus or summary prospectus or on the website of the fund management company or distribution agent. The maximum issuance fee is 5% of the trading value. The maximum redemption or switching fee is 3% of the trading value.
5. Service fees may be increased, provided that a new service fee shall not exceed the limit specified in Clause 4 of this Article. This new service fee shall be applied 60 days after it is published by the fund management company on its website.
Article 35. Investment portfolio and limits of open-end funds and index funds
1. The fund's investment portfolio must be conformable with its investment objectives and policies specified in the fund's charter and prospectus.
2. The fund may invest in the following assets:
a) Deposits at commercial banks as prescribed by the Law on banking;
b) Money market instruments, including financial instruments and negotiable instruments as prescribed by law;
c) Government’s debt instruments, Government-backed bonds and municipal bonds;
d) Listed shares, shares registered for trading, bonds listed on SE, and public fund certificates;
dd) Shares initially offered to the public, bonds offered to the public; corporate bonds privately placed by listed organizations with payment guarantee by credit institutions or with the issuer's commitment to repurchase at least 30% of the value of the bond offering at least once every 12 months;
e) Derivatives listed on SE and used for prevention of risks to underlying securities held by the fund;
g) Rights arising in connection with securities held by the fund.
3. The investment in the assets specified in Point dd Clause 2 of this Article must satisfy the following conditions:
a) The investment is prescribed in the fund’s charter and prospectus;
b) The fund’s representative board approves securities types, code, quantity, trading value and time in writing;
c) There are documents proving payment guarantee or the issuer’s repurchase commitment.
4. The structure of the investment portfolio of an open-ended fund must ensure the following investment limits:
a) Except deposits on the fund’s checking account opened at the supervisory bank, the open-end fund shall not use more than 49% of total value of the fund’s assets to invest in the assets specified in Points a, b of this Article. This regulation does not apply to bond funds;
b) The fund shall not invest in more than 10% of total value of outstanding securities of an issuer, except Government’s debt instruments;
c) The fund shall not invest more than 20% of total value of its assets in outstanding securities and other assets (if any) specified in Points a, b Clause 2 of this Article of an issuer, except Government’s debt instruments;
d) The fund shall not invest more than 30% of total value of its assets in the assets specified in Points a, b, d, dd and e Clause 2 of this Article of companies in the same group of: parent company-subsidiaries; companies holding more than 35% of each other’s shares/stakes; subsidiaries of the same parent company. In which, the investment in derivatives shall be the value agreed upon in the contract determined according to Appendix XIV enclosed herewith;
dd) The fund shall not invest more than 10% of total value of its assets in the assets specified in Point dd Clause 2 of this Article;
e) Total value of major investments in the fund’s investment portfolio shall not exceed 40% of total value of its assets, except bond funds. A major investment is an investment in the assets specified in Points b, d, dd and g Clause 2 of this Article (except deposit certificates) of an issuer, which is worth at least 5% of total value of the fund’s assets;
g) Total value of derivative transactions, outstanding debts and amounts payable of the fund shall not exceed the fund’s NAV at any time;
h) The fund shall not invest in its fund certificates;
i) The fund may invest in other public fund certificates and public securities investment companies managed by other fund management companies, but shall not:
- Invest in more than 10% of total outstanding fund certificates of a public fund or total outstanding shares of a public securities investment company;
- Invest more than 20% of total value of its assets in fund certificates of a public fund or shares of a public securities investment company;
- Invest more than 30% of total value of its assets in public fund certificates or shares of public securities investment companies;
k) The fund shall not directly invest in real estate, precious stones and precious metals;
l) It must hold securities of at least 06 issuers, except bond funds.
5. An open-end fund’s investments may only exceed the limits specified in Points a, b, c, d, dd, e and i Clause 4 of this Article for the following reasons:
a) Price fluctuation of the assets in the fund’s investment portfolio;
b) Making payments of the fund as prescribed by law, including implementation of trading orders of investors;
c) Full or partial division, consolidation or merger of the issuers;
d) The fund is newly established or established from a partial division, consolidation or merger of funds within the last 06 months from the issue date of the certificate of registration of fund establishment or the modified certificate of registration of fund establishment;
dd) The fund is undergoing dissolution.
6. The fund management company shall submit reports, disclose information and adjust the fund’s investments as prescribed in Clauses 6, 7, 8 Article 24 hereof.
7. The fund management company shall only make deposits and invest in money market instruments as prescribed in Points a, b Clause 2 of this Article at the credit institutions on the list approved by the fund’s representative board.
8. Open-end funds may make indirect outward investments according to Clause 9 Article 24 hereof.
9. The fund’s borrowing, lending, repo transactions, margin trading and short sale shall be carried out in accordance with Article 25 hereof.
10. Index funds shall disclose information according to Clause 2 Article 49 hereof. The tracking error will be determined according to Appendix XIX enclosed herewith. Where this tracking error exceeds the maximum one prescribed in the fund’s charter, the fund management company shall disclose reasons thereof and suspend fund certificate trading or adjust the fund’s investment portfolio for rectification as prescribed in the fund’s charter.
Article 36. Compensation to funds and investors
1. The fund management company shall pay compensation to the fund and investors when the fund’s NAV is miscalculated as follows:
a) The error is at least 0,75% of the NAV of the bond fund;
b) The error is at least 1% of the NAV of another fund.
2. The fund management company shall formulate the plan for rectification and compensation to the fund and investors according to the following order:
a) Re-calculate the NAVs which have been miscalculated;
b) Determine compensation to the fund and investors due to miscalculation. The fund management company must not pay compensation to investors that incur damage assessed at less than VND 100.000 (or a smaller value prescribed in the fund's charter) but its total payment must be made to the fund, unless otherwise decided by the General Meeting of Investors;
c) Within 15 days from the date of revaluation of the NAV, the fund management company shall submit a report to SSC on the plan for compensation to the fund and investors. The compensation plan must indicate the reasons, miscalculation period, and damage incurred by the fund/investors, enclosed with the list of investors, and compensation paid to each investor;
d) Within 07 working days from the reporting date, the fund management company shall carry out procedures for paying compensation to the fund and investors.
3. If the fund has been undervalued, the compensation paid to the fund and investors shall be determined as follows:
a) If an investor has bought fund certificates before the miscalculation of the fund’s NAV and sold such fund certificates within the miscalculation period, the compensation shall be determined according to the error margin and the number of fund certificates sold;
b) The compensation paid to the fund shall be determined according to the error margin and the number of fund units which have been offered during the miscalculation period and are still outstanding.
4. If the fund has been overvalued, the compensation paid to the fund and investors shall be determined as follows:
a) If an investor has bought fund certificates within the miscalculation period and still holds such fund certificates after this period, the compensation shall be determined according to error margin and the number of fund units bought and held by that investor;
b) The compensation paid to the fund shall be determined according to the error margin and the number of fund units which have been offered before the miscalculation period and redeemed within such period by the fund.
5. The fund management company shall incur all costs of compensation to the fund and investors. If permitted in the fund’s charter and approved by the General Meeting of Investors, the costs of compensation to investors as prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 of this Article may be accounted for as the fund’s expenses.
6. The fund management company is liable to pay compensation to the fund in the following cases:
a) Fail to comply with investment policies or invests in restricted assets as prescribed by law and the fund’s charter;
b) Use the borrowed capital improperly or inconsistently with regulations of law; or take loans in excess of the limits specified in the fund's charter and regulations of law;
c) Make investments in excess of the investment limits, except the cases in Clause 5 Article 35 hereof.
7. The compensation paid to the fund in any of the cases in Clause 6 of this Article shall be determined according to the damage incurred from the investment made inconsistently with law or beyond the prescribed limit or the loan amount. Any profits earned from the abovementioned investments or business operations shall be accounted for as the fund’s profits.
8. The compensation shall be paid to the fund and investors as prescribed in Clause 1 and Clause 6 of this Article through the supervisory bank. The fund management company shall establish a mechanism for cooperation in payment with the supervisory bank so as to punctually give orders to make payments to the fund and investors.
9. The fund management company shall include the compensation to the fund and investors in its annual operational report as prescribed in Clause 2 Article 79 hereof, including the reasons, damage, the number of investors receiving compensation, compensation amount paid to each investor, compensation paid to the fund, compensation form, payment method and other remedial actions (if any).
Article 37. Distribution of fund’s profits and expenses
1. The fund shall distribute profits to investors according to Article 7 hereof.
2. If prescribed in the fund’s charter and prospectus, the fund management company may distribute the fund’s assets to investors more than the realized profits, provided that, after such distribution, the fund’s NAV shall not be lower than VND 50 billion. The distribution plan or roadmap, assets to be distributed, or funding sources must be approved by the General Meeting of Investors.
3. The fund’s expenses:
a) Expenses prescribed in Article 8 hereof; costs of provision of transaction confirmations, account statements and other documents to investors;
b) Costs of fund management services, transfer agent services and other payments made by the fund management company to relevant service providers;
4. Brokerage and transfer service fees on the fund’s asset transactions shall be paid to securities companies, and exclude any other fees, including other service fees or fees paid to a third party (soft commission).
5. The fund management company and distribution agents shall pay costs of printing and release of advertising materials and documents on the fund’s products.
Article 38. Full and partial division of an open-end fund
1. At least 30 days before the General Meeting of Investors, the fund management company shall provide investors with documents about the full or partial division of the fund, including:
a) The plan for full or partial division of the fund;
b) The draft charters of new funds.
2. The fund management company shall act on behalf of the fund to pay all debts and fulfill all financial obligations of the fund before its full or partial division.
3. The date of full or partial division of the fund is the date on which the decision on full or partial division of the fund is approved by the General Meeting of Investors. Within 15 days from the date on which SSC issues a decision to approve the full or partial division of the fund, the supervisory bank and relevant service providers shall fully or partially divide the fund’s investment portfolio and carry out procedures for registration of asset ownership for new as prescribed by law.
4. Within 07 working days from the effective date of the certificate of registration of fund establishment of a new fund, the fund management company, relevant service providers and nominees shall:
a) Complete the preparation of the primary/subsidiary investor registers of the new fund;
b) Determine the fund’s NAV and the NAV per fund certificate of the new fund;
c) Certify the ownership of fund certificates for each investor after the full or partial division;
d) Disclose information about the full or partial division of the fund as prescribed by law.
Article 39. Consolidation and merger of funds
1. The consolidation and merger of funds shall comply with Article 11 hereof.
2. The fund management company may suspend fund certificate trading within 30 days in order to complete the consolidation or merger, except the redemption or switching of fund certificates for investors that object to the consolidation or merger.
3. Within 15 days from the effective date of the certificate of registration of fund establishment of the fund established after the consolidation or merger, the fund management company shall receive and implement redemption, subscription and switching orders of the consolidated fund or the acquiring fund.
Article 40. Dissolution of funds
1. The dissolution of funds shall comply with Article 12 hereof.
2. The fund management company and relevant service providers shall not organize programs for advertising or introduction of the fund in order to receive and implement fund certificate subscription, redemption and switching orders from the date of the compulsory dissolution of the fund.
1. The fund management company shall ensure that the difference between the NAV per creation unit and benchmark index of the ETF shall not exceed the maximum tracking error prescribed by SE. The tracking error will be determined according to Appendix XIX enclosed herewith.
2. Where this tracking error exceeds 80% of the maximum one prescribed by SE, the fund management company shall report this event to SSC and SE, and disclose information as prescribed within 24 hours from the occurrence of the event. Within 03 months from the occurrence of the event, the fund management company shall adjust the fund’s investment portfolio to ensure that the tracking error will not exceed 80% of the prescribed maximum one.
Article 42. Authorized participants, distribution agents and market makers
1. Rights of an authorized participant:
a) Provide brokerage services for investors conducting exchange transactions as prescribed in Article 43 hereof.
b) Conduct proprietary transactions by exchanging its basket of component securities for ETF creation units of the ETF and vice versa;
c) Borrow component securities for exchanging for ETF creation units; or borrow ETF creation units for exchanging for baskets of component securities. Borrowing of securities or ETF creation units must be conducted through the securities borrowing and lending system and according to VSDCC’s guidelines.
d) Conduct transactions in ETF certificates and component securities when corresponding orders are matched and assets are sufficient for making payment as prescribed in Clause 2 Article 44 hereof.
2. Responsibilities of an authorized participant:
a) Receive trading orders from each investor (whether directly or through distribution agents) and transfer them to the fund management company, VSDCC and/or relevant service providers in an adequate, timely and accurate manner. This regulation only applies to authorized participants that are securities companies;
b) The authorized participant shall not consolidate and offset trading orders of investors. Trading orders of investors must be processed independently and separately from those of the authorized participant. In exchange transactions, the authorized participant shall only use assets on its proprietary trading account or its assets to exchange for ETF creation units, and is not allowed to use assets of investors;
c) Ensure that investors have sufficient money and securities for conducting transactions as prescribed by law;
d) Separately manage assets on each investor’s account, which must be independent from its assets. The authorized participant is not allowed to use assets of investors in any form; deposit, withdraw, transfer, or conduct transactions relating to assets of investors; or receive authorization from investors to transfer money or assets between their accounts. Investors’ asset transactions shall only be conducted if they are conformable with regulations of law and follow lawful orders or directions or written requests of investors;
dd) Maintain uninterrupted and direct communication with investors to accurately, adequately and promptly provide information to investors and respond to their queries about products offered by the fund; consolidate and provide account statements and transaction confirmations at the request of investors; provide investors with the prospectus, summary prospectus, financial statements of the fund, documents about meetings of the General Meeting of Investors, and other information; submit reports and disclose information with authorization of the fund management company;
e) Consolidate and keep detailed information about investors and their transactions. This information will be provided to the fund management company, SE, VSDCC, relevant service providers and SSC at their requests;
g) Comply with rules for operations of distribution agents.
3. Within 05 working days from the date of change of authorized participants, the fund management company shall provide SSC with a notification and the following documents:
a) Lists of authorized participants before and after change;
b) Record of liquidation of the authorized participant agreement (if it is terminated);
c) The new authorized participant agreement, enclosed with documents proving that the new authorized participant meets eligibility requirements (if new authorized participant is accepted).
4. The fund management company may designate one or some authorized participants to act as ETF market makers. ETF market making shall comply with regulations on market making formulated and promulgated by SE. Within 05 working days from the date of signing of the market maker agreement, the fund management company shall send the copy of the signed market maker agreement to SSC.
Article 43. ETF exchange transactions (primary transactions)
1. Within 30 days from the date on which the fund is listed, the fund management company shall conduct ETF exchange transactions of investors. Exchange transactions must be conducted on a periodical basis prescribed in the fund’s charter and announced in the prospectus or summary prospectus. The exchange trading frequency is at least twice a month.
2. Exchange transactions shall be conducted according to the following rules:
a) Only authorized participants are allowed to conducted exchange transactions directly with the fund management company;
b) Investors may only conduct exchange transactions at authorized participants where their securities trading accounts are opened and after they have entered into service contracts for conducting exchange transactions;
c) Exchange trading unit is an ETF creation unit. The minimum number of ETF certificates of an ETF creation unit prescribed in the fund’s charter is 100.000 ETF certificates. If permitted in the fund’s charter, the fund management company may adjust the number of ETF certificates in an ETF creation unit. New creation units shall be applied at least 15 days after information about the scale of a new creation unit is published on the websites of SE, VSDCC, fund management company, authorized participants and distribution agents;
d) Authorized participants shall only receive trading orders from investors when order forms are filled with complete and accurate information according to the form in Appendix XVI enclosed herewith. Order forms shall be kept by authorized participants in accordance with regulations of the Law on Securities. The time of receiving orders and information about receivers must be also recorded in an adequate, accurate, timely and explicit manner. Receipt of investor’s trading orders via telephone, fax, electronically or by other electronic devices and transmission lines must comply with regulations on electronic transactions, and order forms shall be stored in the form of data files.
dd) An exchange trading order shall be executed when the following conditions are satisfied:
- The exchange trading order is completed and sent by the authorized participant to the fund management company or the transfer agent service provider before the closing time of the order book. Orders received after the closing time of the order book shall be either cancelled or executed on the following exchange transaction day as prescribed in the fund’s charter and prospectus;
- VSDCC has confirmed that the investor or authorized participant has sufficient component securities baskets or creation units, and the supervisory bank has confirmed the investor’s or authorized participant’s payment made on the settlement date. In case of redemption of ETF certificates, the remaining number of ETF certificates of the authorized participant shall not be lower than the minimum number of ETF certificates (if any) required to maintain the status of the authorized participant under terms and conditions of the agreement signed with the fund management company.
e) Exchange of a basket of component securities for ETF creation units and vice versa shall be executed in the form of entries on depository accounts of authorized participants, investors and the ETF at VSDCC. The transfer of baskets of component securities and ETF certificates shall be carried out according to the procedures in the prospectus or the summary prospectus and guidelines of VSDCC and supervisory bank.
3. Exchange transaction procedures:
a) Before the exchange trading session or at the end of the day preceding the exchange trading day, the fund management company shall notify information about the basket of component securities exchanged for 01 ETF creation unit to authorized participants, and publish it on its website and the websites of SE and VSDCC. Such information includes symbols of component securities, weight and quantity of each component securities symbol in the basket. This component securities basket shall be determined according to the closing price of the trading day before the exchange trading day;
b) Exchange trading orders of investors shall be sent directly to authorized participants or through distribution agents as prescribed in the fund’s charter and prospectus or summary prospectus. If an authorized participant is unable to receive orders from investors because the distribution agent or the authorized participant is dissolved, declared bankrupt, has its license for establishment and operation revoked, or its operations suspended or terminated, or due to the IT system's failure or other force majeure events, investors' orders may be sent directly to the fund management company;
Authorized participants shall send their exchange trading orders and those of investors to the fund management company or the transfer agent service provider or VSDCC before the market closing time as prescribed in the fund’s charter, the ETF establishment agreement and guidelines of VSDCC;
c) Within 02 working days from the exchange trading day (but before distribution of ETF certificates), if a transaction error which is caused by mistakes in placing orders, consolidating information, receiving, transferring or inputting trading orders into the system is detected, the distribution agent or authorized participant shall notify it to the fund management company, supervisory bank and VSDCC, and request for error correction according to the procedures/guidelines adopted by VSDCC. After this time limit, the distribution agent or authorized participant shall assume responsibility before investors for that transaction error;
d) After receiving orders from investors and authorized participants, the fund management company shall, through VSDCC and supervisory bank, verify clients’ capacity to meet such orders as prescribed in Point dd Clause 2 of this Article, confirm and execute trading orders of investors and authorized participants according to this Clause and guidelines of VSDCC.
dd) Within 03 working days from the exchange trading day but before the following fund certificate trading day, VSDCC and supervisory bank shall complete the transfer of component securities baskets from depository accounts of investors or authorized participants to the depository account of the ETF or vice versa, and register/deposit ETF certificates on accounts of investors or authorized participants; receive or return cash payments as prescribed in Clause 4 of this Article; the fund management company or transfer agent service provider shall confirm the completion of transaction and ownership of authorized participants and investors.
4. Baskets of component securities shall be the primary payment facilities in exchange transactions between the ETF and its authorized participants or investors, except the following cases:
a) In the exchange of the basket of component securities for ETF creation units, the value of the basket of component securities is lower than the NAV of ETF creation units. The authorized participant or investor shall pay the difference by transferring money to the ETF’s account opened at the supervisory bank before or on the settlement date. Cash payments, including payment for odd-lot component securities, payment for component securities of which the authorized participant or investor is restricted from transfer; dividends and interests of component securities, and other cash payments, shall be made according to the fund’s charter and relevant laws;
b) In the exchange of ETF creation units for a basket of component securities, the value of ETF creation units received by the fund management company from authorized participants or investors is higher than the value of the basket of component securities. The fund management company or supervisory bank shall pay the difference by transferring ETF certificates to depository accounts of investors or authorized participants on the settlement date or in cash as prescribed in the fund’s charter.
5. If permitted in the fund’s charter and specified in the prospectus or summary prospectus, investors may make payments in cash or other assets to authorized participants or distribution agents. Authorized participants and distribution agents shall purchase sufficient baskets of component securities for investors before placing exchange trading orders for investors. Payments, margin ratio and additional margin made by investors to authorized participants and distribution agents while these entities purchase component securities for exchange shall comply with the fund’s charter and the prospectus or summary prospectus.
6. If the ETF receives ETF creation units from an investor and returns the basket of component securities to that investor resulting in that investor’s holding of component securities exceeding the maximum one prescribed by law (calculated on the date of transfer of ownership of component securities to the investor) or that investor’s holding of at least 25% of outstanding shares of an issuer or the investor’s holding of its shares, VSDCC shall notify the fund management company and request the fund management company, authorized participants and investors to perform the following acts:
a) With regard to a foreign investor, the fund management company shall sell the exceeding number of component securities and make cash payment to this investor;
b) In case the return of the basket of component securities to the investor leads to that investor’s holding of at least 25% of outstanding shares of an issuer or that investor’s holding of its shares but procedures for tender offers or treasury stock transactions are not yet completed as prescribed by relevant laws, the fund management company shall sell the number of securities exceeding the holding of securities requiring the tender offer or sell all securities issued by that investor and make cash payment to that investor;
Cash payments made to investors as prescribed in this Clause shall depend on the selling of the number of securities exceeding the maximum holding or the holding requiring the tender offer or margin trading as prescribed. The payment made to an investor is the trading value after deducting taxes and transaction fees as prescribed in relevant laws.
c) If an investor’s ownership is restricted as prescribed by law or in its charter, the investor shall sell the number of component securities exceeding its maximum holding on the trading day following the settlement date. While the investor’s holding is not yet adjusted according to the limit prescribed by law, the investor is not allowed to exercise the voting right at the General Meeting of Shareholders of the issuer.
7. The fund management company is entitled to temporarily stop receiving and executing exchange trading orders of investors in the following cases:
a) SE changes the benchmark portfolio;
b) The issuer of securities with a certain weight in the ETF’s investment portfolio as prescribed in the fund's charter and the prospectus or summary prospectus is declared bankrupt or dissolved; or securities with a certain weight in the ETF’s investment portfolio as prescribed in the fund's charter and the prospectus or summary prospectus are suspended from trading or delisted; or the basket of component securities or NAV of the ETF cannot be determined on the trading day before the exchange trading day because securities on the fund's investment portfolio are suspended from trading according to SE’s decision;
c) The investment portfolio is restructured to minimize the tracking error;
d) The fund management company, supervisory bank or VSDCC is unable to perform the exchange trading due to force majeure events;
dd) Other cases prescribed in the fund’s charter and the prospectus or summary prospectus or deemed necessary by SE.
8. Within 24 hours from the occurrence of any of the events in Clause 7 of this Article, the fund management company shall send a report to SSC and disclose information on SE’s website. The fund management company, authorized participants and distribution agents shall continue receiving and executing exchange trading orders for investors immediately after the event ends.
9. The period of suspension of exchange trading is specified in the fund’s charter but shall not exceed 30 days from the suspension date. If the suspension of exchange trading is caused by the event in Point a or b Clause 7 of this Article, the suspension period shall not exceed 03 working days before and after the event ends.
10. Within 30 days from the end of the suspension period of exchange trading prescribed in Clause 9 of this Article, if the event causing the suspension is not yet rectified, the fund management company shall hold an extraordinary General Meeting of Investors to decide whether to dissolve the fund or extend the suspension period. Within the time limit for convening the General Meeting of Investors, if the event causing the suspension of exchange trading has ended, the fund management company may cancel the holding of the General Meeting of Investors.
11. Issuance fee or redemption fee (if any) charged to an authorized participant is specified in the signed authorized participant agreement and shall not exceed 0,5% of trading value. Service fees may be adjusted according to agreements between the fund management company and the authorized participant but shall not exceed this prescribed limit.
12. Issuance fee or redemption fee (if any) charged to an investor shall not exceed 1% of trading value. Maximum service fees must be specified in the fund’s charter. Specific service fees are specified in the prospectus, or summary prospectus, and published on the websites of the fund management company and distribution agents. Service fees may be increased, provided that a new service fee shall not exceed 1% of trading value. This new service fee shall be applied 60 days after it is published by the fund management company on its website.
Article 44. Trading of ETF certificates on SE (secondary transactions)
1. Investors and authorized participants may conduct transactions in listed ETF certificates through the SE’s trading system according to the following rules:
a) Investors and authorized participants shall place trading orders on their securities trading accounts. Transactions and payment for transactions shall be carried out in accordance with regulations on securities trading adopted by SE and VSDCC;
b) Trading unit is prescribed by SE;
c) ETF certificates may be lent in margin trading and other operations in conformity with regulations of the Law on securities.
2. Authorized participants may only sell ETF certificates (or component securities) through the SE’s trading system when they have sufficient ETF certificates (or component securities) for transfer before the settlement date as prescribed by VSDCC. This number of ETF certificates (or component securities) includes those existing on the authorized participant’s account at the trading day, and those received before the settlement date from exchange transactions according to the baskets of component securities (or ETF creation units) acquired from successful subscription transactions or borrowing transactions conducted on the system of VSDCC.
Article 45. ETF’s investments and investment portfolio
1. The structure and asset weight on an ETF’s investment portfolio must be conformable with those of the benchmark portfolio, and the ETF must ensure that the tracking error determined according to Clause 1 Article 41 hereof shall not exceed the maximum tracking error specified in the fund’s charter, SE’s regulations and relevant laws.
2. An ETF’s investment portfolio includes component securities on the benchmark portfolio and assets in Vietnam as prescribed in Points a, b, c, d, e and g Clause 2 Article 35 hereof. Investments in derivatives are only made for the purposes of preventing risks and minimizing the tracking error;
3. The ETF’s investment portfolio must be conformable with the fund’s charter and the following provisions:
a) The ETF shall not invest in more than 10% of total value of outstanding securities of an issuer, except Government’s debt instruments;
b) The ETF shall not invest more than 20% of total value of its assets in outstanding securities and other assets (if any) specified in Points a, b Clause 2 of Article 35 hereof of an issuer, except Government’s debt instruments;
c) Except component securities on the benchmark portfolio, the ETF shall not invest more than 30% of total value of its assets in the assets specified in Points a, b, d and e Clause 2 of Article 35 hereof of companies in the same group of: parent company-subsidiaries; companies holding more than 35% of each other’s shares/stakes; subsidiaries of the same parent company;
d) The ETF shall not invest in its ETF certificates;
dd) The ETF may invest in public fund certificates and shares of public securities investment companies managed by other fund management companies, but shall ensure the following limits:
- It shall not invest in more than 10% of total outstanding fund certificates of a public fund or total outstanding securities of a public securities investment company;
- It shall not invest more than 20% of total value of its assets in fund certificates of a public fund or in a public securities investment company;
- It shall not invest more than 30% of total value of its assets in public fund certificates or shares of public securities investment companies;
e) It shall not invest in real estate, unlisted or unregistered shares of public companies, stakes in limited liability companies, privately placed bonds, except those received by the ETF from the exercise of owner’s rights;
g) It shall not invest in securities issued by the fund management company, its related persons or authorized participants, except component securities on the benchmark portfolio;
h) Total value of derivative contracts and outstanding debts of the ETF shall not exceed its NAV at any time.
4. The ETF’s borrowing, lending, repo transactions, margin trading and short sale shall be carried out in accordance with Article 25 hereof.
5. An ETF’s investments may only exceed the limits specified in Points a, b, c, dd Clause 3 of this Article for the following reasons:
a) The reasons in Points a, b, c, dd Clause 5 Article 35 hereof;
b) Changes in the structure of the benchmark portfolio;
c) The ETF is newly established within the last 03 months from the issue date of the certificate of registration of fund establishment.
6. The fund management company shall submit reports, disclose information and adjust the ETF’s investments according to Clauses 6, 7, 8 Article 24 hereof.
7. ETFs may make indirect outward investments according to Clause 9 Article 24 hereof.
8. The fund management company shall only make deposits and invest in money market instruments as prescribed in Points a, b Clause 2 of Article 35 hereof at the credit institutions on the list approved by the ETF’s representative board.
Article 46. Distribution of ETF’s profits and expenses
1. ETFs shall distribute profits to investors according to Article 7 hereof.
2. An ETF’s expenses include:
a) The expenses prescribed in Clauses 3, 4 Article 37 hereof;
b) Fees paid to authorized participants;
c) Fees paid to the organization managing and operating benchmark indexes.
3. Costs of printing and release of advertising materials shall comply with Clause 5 Article 37 hereof.
Article 47. Dissolution of ETFs
1. The dissolution of an ETF shall comply with Clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 and 9 Article 12, Clause 2 Article 28 hereof.
2. The asset liquidation and the time limit for completing the liquidation of assets shall comply with the dissolution plan approved by the General Meeting of Investors, provided that the liquidation of assets must be completed within 06 months from the date on which the dissolution notice is made available. During the liquidation of assets, management fees, supervision fees and other costs shall be paid according to the schedule of service fees approved by the General Meeting of Investors.
3. The fund management company and supervisory bank shall transfer the baskets of component securities to investors in proportion to their holdings at the ETF. If requested in writing by investors or the number of fund certificates is too small as prescribed in the fund’s charter, the fund management company shall sell assets and make cash payments to investors. The liquidation of assets which are listed or registered securities is made through the SE’s trading system or by adopting other methods which ensure the ETF’s best interests and are conformable with the dissolution plan approved by the General Meeting of Investors.
Article 48. Relevant activities of SE and VSDCC
1. The SE shall:
a) Build, maintain and manage market indexes which are used as benchmark indexes of ETFs, and collect index management service fees as prescribed;
b) Provide guidance on listing, delisting and trading of ETF certificates;
c) Formulate regulations on operations of market makers; supervise market makers’ operations related to ETF certificates;
d) Formulate mechanisms for cooperation with VSDCC in supervising and sharing information about transactions of authorized participants which must comply with Clause 2 Article 44 hereof;
dd) Provide iNAV calculation service for fund management companies;
e) Provide other services under contracts signed with VSDCC, fund management companies and authorized participants.
2. VSDCC shall:
a) Provide guidance on exchange of baskets of component securities for ETF creation units and vice versa;
b) Carry out transfer outside the SE’s trading system when conducting exchange of component securities baskets for ETF creation units and vice versa;
c) Provide guidance on registration, depositing and distribution of ETF certificates;
d) Formulate mechanism for cooperation in providing information for SE about additional offering and redemption of ETF certificates;
dd) Supervise lending and borrowing of component securities and ETF certificates by authorized participants on its system according to Point c Clause 1 Article 42 hereof; supervise to ensure that authorized participants have sufficient securities to make payment when conducting transactions as prescribed in Clause 2 Article 44 hereof;
e) Provide services for ETFs as prescribed in Clauses 20, 21 Article 2 hereof;
g) Charge securities transfer service fees in exchange transactions as prescribed;
h) Provide authorized participants with guidance on borrowing and lending of ETF certificates and component securities in exchange transactions;
i) After each exchange trading day, VSDCC shall notify SE of the volume of ETF certificates issued and redeemed by fund management companies.
Article 49. Information disclosure
1. Within 24 hours from the end of a trading session in the exchange trading day, the fund management company shall disclose on its website and the SE’s website the following information:
a) Baskets of component securities used for exchange if there are any changes thereof compared to those before the exchange trading time;
b) The number of ETF creation units issued and redeemed from authorized participants and investors; differences compared to the previous exchange trading day;
c) Information about the volume of ETF certificates listed and traded on SE;
d) The fund’s NAV, NAV per creation unit, NAV per fund certificate and fluctuation of these values; iNAV fluctuation; benchmark indexes and fluctuation thereof;
dd) Correction and cancellation of transaction errors (if any);
e) Other relevant information (if any).
2. The fund management company shall weekly disclose tracking error on its website.
3. The fund management company shall quarterly disclose the ETF’s investment portfolio as prescribed in the fund's charter on its website.
4. Every 06 months and on an annual basis, the fund management company shall disclose on its website the following information:
a) Information about the ETF’s operational efficiency compared to benchmark indexes (if any); information about profit distribution (if any);
b) Ratio of total expenses of an ETF as prescribed in Clause 2 Article 46 hereof to its average NAV according to the form in Appendix XXVI enclosed herewith;
c) Information about expense ratios shall be made within 45 days from the end of Quarter II and from the end of year.
Section 5. REAL ESTATE INVESTMENT FUNDS
Article 50. General provisions on real estate investment funds
Real estate investment funds are not allowed to perform construction activities, implement and develop real estate projects. Development of real estate projects includes one or some of the following operations:
1. Attend auctions of land use rights and bidding for implementing immovable property projects;
2. Propose projects to competent authorities for granting construction permits;
3. Implement technical infrastructure construction projects, building works and housing works of 1/500-scale detailed planning approved by competent authorities, including detailed design tasks; attend bidding and selection of building contractors; perform and supervise construction activities, etc. as prescribed in the Law on real estate business.
Article 51. Investments and investment portfolio of real estate investment funds
1. The investment portfolio of a real estate investment fund must comply with the provisions in Clause 1, Clause 3 and Clause 9 Article 24 hereof.
2. The investment portfolio of a real estate investment fund shall include the following assets in Vietnam:
a) The assets specified in Points a, b, c, d, dd and e Clause 2 Article 24 hereof;
b) Real estate items meeting the requirements in Clause 4 of this Article.
3. Structure of the investment portfolio of a real estate investment fund must meet the following requirements:
a) At least 65% of the fund’s NAV is invested in real estate in Vietnam to serve the purpose of lease or operation to earn stable profits as prescribed in Clause 4 of this Article; securities issued by real estate enterprises at least 65% of revenue of which comes from ownership and trade in real estate according to their latest annual financial statements (hereinafter referred to as “real estate enterprises”). If the fund only invests in securities issued by real estate enterprises, it must invest in securities of at least 03 issuers;
b) Not more than 35% of the fund’s NAV is invested in the assets specified in Point a Clause 2 of this Article, exclusive of investments in securities issued by real estate enterprises. Investment in these assets shall ensure the following limits:
- Do not invest in more than 10% of total outstanding securities of an issuer or total outstanding fund certificates of a public fund managed by another fund management company, except Government’s debt instruments;
- Do not invest more than 5% of total value of the fund’s assets in securities and other assets (if any) specified in Points a, b Clause 2 of Article 24 hereof of an issuer, or fund certificates of a public fund managed by another fund management company, except Government’s debt instruments;
- Do not invest more than 10% of total value of the fund’s assets in securities issued by companies in the same group of: parent company-subsidiaries; companies holding more than 35% of each other’s shares/stakes; subsidiaries of the same parent company;
- Do not invest more than 10% of total value of the fund’s assets in public fund certificates or shares of public securities investment companies;
- Do not invest more than 5% of total value of the fund’s assets in the assets specified in Points dd Clause 2 Article 24 hereof.
c) The fund shall not invest in its fund certificates;
d) The fund’s borrowing, lending, repo transactions, margin trading and short sale shall be carried out in accordance with Article 25 hereof.
4. A real estate investment fund is allowed to invest in the real estate meeting the following requirements:
a) The real estate is traded in accordance with the Law on real estate business. The real estate must be located in Vietnam and is invested for the purpose of lease or operation to earn stable profits. Types of invested real estate must be conformable with investment objectives and policies stated in the fund's charter and prospectus;
b) The invested real estate is finished house or building as prescribed in the Law on construction. The fund may invest in real estate items which are under construction if they meet the following requirements:
- The real estate is not the vacant land as prescribed in the Law on real estate business and the Law on land;
- The construction project has been being implemented according to the approved progress by the time of capital contribution by the fund;
- There are valid contracts signed with potential clients to ensure that the real estate may be sold, put into use or leased immediately after it is finished;
- Total value of real estate items under construction shall not exceed 10% of total value of the fund’s assets.
5. Investments of a real estate investment fund may only exceed the limits specified in Points a, b Clause 3 of this Article for the following reasons:
a) Price fluctuation of the assets in the fund’s investment portfolio;
b) Making payments of the fund as prescribed by law;
c) Full or partial division, consolidation or merger of the issuers;
d) The fund is newly established, increases its capital, or is established from consolidation or merger of funds within the last 06 months from the issue date of the certificate of registration of fund establishment or the modified certificate of registration of fund establishment;
dd) The fund is undergoing dissolution.
6. If the investment limits are exceeded due to the reasons in Points a, b, c and d Clause 5 of this Article, the fund management company shall adjust the investment portfolio in conformity with Clause 3 of this Article and the following rules:
a) The securities portfolio must be adjusted within 03 months from the day on which the investment limit is exceeded;
b) The real estate portfolio must be adjusted within 01 year from the day on which the investment limit is exceeded.
7. If the excess investments are caused by the fund management company’s failure to comply with the investment limits prescribed by law or the fund’s charter, the fund management company shall immediately adjust the investment portfolio in accordance with regulations of law. The fund management company shall pay compensation for any damage incurred by the fund and incur all costs arising from the adjustment of the investment portfolio according to this Clause. Any profits earned will be accounted for as the fund’s profits.
8. Within 05 working days from the completion of the adjustment of the investment portfolio, the fund management company shall disclose information as prescribed and notify SSC of the investments exceeding the limits, causes, time of occurrence or detection of the excess investment, damage and compensation to the fund (if any) or profits earned by the fund (if any), remedial measures, implementation period and results.
Article 52. Management of real estate in investment portfolio
1. Before investing in real estate, the fund management company shall formulate the plan for operation and use of such real estate for 05-year period. This plan must be approved by the fund’s representative board.
The real estate must be held for at least 02 years from the date of acquisition, unless the asset must be sold as prescribed by law or according to a decision issued by the General Meeting of Investors or the fund’s representative board within its jurisdiction as prescribed in the fund’s charter.
2. The fund management company must establish a department in charge of managing the real estate investment fund, which is composed of operations employees meeting the following requirements:
a) The employee shall not be facing criminal prosecution, serving an imprisonment sentence or being banned from securities trading as prescribed by law;
b) The employee has not incurred any administrative penalties for securities- and securities market-related offences;
c) The fund management company shall assign at least 02 fund executives to manage the securities investment portfolio of the real estate investment fund;
d) The fund management company shall assign at least 02 employees possessing valuer certificate to manage the real estate portfolio of the real estate investment fund. These employees are required to have at least 02 years’ experience of working in real estate valuation at real estate enterprises, real estate service providers or valuation firms.
If the fund executive mentioned in Point c meets the standards in Point d, he/she may concurrently manage the real estate portfolio of the real estate investment fund.
3. The fund management company shall:
a) Act on behalf of the fund to fully exercise the ownership and use rights, and perform obligations and responsibilities towards the fund’s assets in a voluntary and truthful manner for the best interests of the fund;
b) Regularly inspect, supervise and perform any activities to ensure that the project’s investor, seller, lessee, tenant buyer, real estate management unit and other partners of economic contracts on the fund’s real estate to fully perform their obligations as prescribed in the Law on real estate business and relevant laws;
c) Punctually carry out registration of ownership and rights to use the fund’s assets in accordance with regulations of the Law on real estate business. The following documents must be available, including: certificate of real estate ownership, land use rights or lawful documents proving the ownership or use rights over existing real estate as prescribed by law; building permit or approved project dossier and construction drawing of the real estate under construction; construction drawing, as-built dossiers and acceptance test report of the real estate item of which certificate of ownership or use rights is not available; approved project dossier, construction drawing and schedule of off-the-plan house or building; other materials, papers and legal documents as prescribed in relevant laws;
d) If the fund is the co-owner or co-user of the real estate, the fund management company shall ensure that the fund is allowed to freely transfer the fund’s assets at any time with the transfer price which is not subject to any third party, and also ensure the following rights:
- Receive benefits from management and operation of the real estate under the real estate management agreement in proportion to the fund’s holding;
- Give opinions and issue decisions on important issues, including changes in business cooperation contracts, contracts for management and operation of real estate, real estate operation contracts, and other economic contracts and agreements. If the fund owns the real estate indirectly through its holding of shares/stakes of the company owning the real estate, it must have full rights of a shareholder/capital contributor, including the rights to freely transfer assets (shares/stakes);
dd) Conclude real estate management agreements and other economic contracts on the fund’s assets in accordance with regulations of the Law on real estate business and relevant laws. Within 15 days from the day on which the real estate agreement is signed or extended, the fund management company shall send that agreement to SSC;
e) Buy insurance of real estate items in the fund’s investment portfolio. The insurer must be approved by the General Meeting of Investors;
g) Cooperate with the supervisory bank and ensure that all documents relating to the fund’s real estate, especially the documents proving the ownership specified in Point a Clause 2 Article 74 hereof, are kept at the supervisory bank.
4. The fund management company shall authorize the real estate management unit to manage, maintain, repair, upgrade and operate the real estate according to the signed real estate management agreement. Criteria for selection of real estate management unit and principles of a real estate management agreement must be specified in the fund’s charter. The real estate management unit and real estate management agreement must be approved by the General Meeting of Investors.
5. The real estate management unit shall:
a) Regularly and continuously supervise and manage trading, operation and use of the real estate, ensure that the real estate is managed, operated and used efficiently and safely, and quality of provided service is conformable with criteria and requirements of the fund management company, and terms and conditions of the real estate management agreement;
b) Comply with regulations of the Law on real estate business and relevant laws during the management, operation and use of real estate. All activities must be performed in a prudent, voluntary and truthful manner for the fund’s best interests;
c) Any repair, maintenance, upgradation, expansion or change of structure of the real estate shall be performed only after obtaining the approval from the fund management company or the fund’s representative board of the real estate management agreement;
d) Provide the fund management company with adequate and accurate information on the trading and market developments of the managed real estate. The real estate management unit shall annually send reports on management of real estate to the fund’s representative board and the fund management company for consolidation and submission to the annual General Meeting of Investors. Such reports are prepared according the form in the Appendix XX enclosed herewith;
dd) Protect confidentiality of information relating the managed real estate and its trading and operation. Except competent authorities, the real estate management unit is not allowed to provide the aforesaid information for any entities, even its other departments;
e) The real estate management unit shall pay compensation to the fund for any damage to the fund’s assets caused by its carelessness during its management of the real estate, even if such damage is caused by mistake or fraudulent acts of its employees or of a third party that provides real estate management-related services, unless otherwise decided by the General Meeting of Investors.
Article 53. Fund’s real estate trading
1. When trading in the fund’s real estate, the fund management company shall comply with the following provisions:
a) The buying price and selling price of the real estate shall not exceed 110% and 90% respectively of the reference price provided by the valuation firm within the last 06 months by the trading day, unless otherwise decided by the General Meeting of Investors. The General Meeting of Investors or the fund’s representative board is entitled to request the fund management company or the valuation firm to re-determine the reference price before conducting the transaction;
If the real estate valuation is performed by multiple valuation firms, the reference price is the average price of the prices provided by these valuation firms;
b) The fund management company shall get opinions from the General Meeting of Investors in the following cases:
- The estimated buying price is higher or the estimated selling price is lower than the limit specified in Point a of this Clause; or
- The transaction value is higher than or equal to 20% of total value of the fund’s assets after the transaction; or the transaction leads to total value of the fund’s transactions with the same partner within the last 12 months exceeding or equal to 20% of total value of its assets after the transaction; or
- Other cases prescribed in the fund's charter.
c) The fund management company shall get opinions from the fund’s representative board before conducting the following transactions:
- The transaction value is from 10% to 20% of total value of the fund’s assets after the transaction; or the transaction leads to total value of the fund’s transactions with the same partner within the last 12 months accounted for from 10% to 20% of total value of its assets after the transaction; or
- Other cases prescribed in the fund's charter.
2. The fund management company may conduct real estate transactions between the fund and the following entities if the conditions in Clause 3 of this Article are satisfied:
a) Employees of the fund management company; members of the executive board, Board of Directors or Board of Members or President of the fund management company; major shareholders or capital contributor holding at least 5% of charter capital of the fund management company, or their authorized representatives; the fund management company; supervisory bank; investors holding at least 5% of fund certificates or their authorized representatives (if any); members of the fund’s representative board;
b) Persons whose interests are relevant to the individuals in Point a of this Clause, including:
- His/her spouse and family members;
- The organization of which more than 35% of charter capital is held by that individual and his/her spouse and family members (if any);
- Group of companies having ownership relationship as prescribed in Point dd Clause 1 Article 110 of the Law on securities.
c) The real estate investment funds, including real estate securities investment companies, are managed by the same fund management company;
d) Other cases prescribed in the fund's charter.
3. Conditions for conducting real estate transactions as prescribed in Clause 2 of this Article:
a) Such transactions are permitted in the fund’s charter and specified in the prospectus or summary prospectus;
b) Transaction price meets the requirement in Point a Clause 1 of this Article;
c) IF the transaction value is more than 10% of total value of the fund’s assets after the transaction, or the transaction leads to total value of the fund’s transactions with the same partner within the last 12 months accounted for more than 10% of total value of its assets after the transaction, such transactions must be approved by the General Meeting of Investors. In this case, the investor directly participating in the transaction is not allowed to exercise the voting rights at the General Meeting of Investors and a decision to approve the transaction is ratified if it is voted for by a number of investors holding at least 65% of total votes;
d) The value of the real estate must be determined by two valuation firms, one of which is selected by the General Meeting of Investors and the other is designated by the supervisory bank. Valuation fees shall be recorded as the fund’s expenses;
dd) The valuation firm and legal counseling provider have confirmed all terms and conditions of the transaction contract to be signed are conformable with the market situation, and the transaction is lawful and conformable with relevant laws.
4. After completing the transactions as prescribed in Points b, c Clause 1 and Clause 2 of this Article, detailed information about each transaction must be specified in the prospectus or provided for all investors according to the method specified in the fund’s charter and prospectus. Information about the transaction includes:
a) Adequate information about the transaction partner and its/his/her relationship with the fund;
b) Adequate information about the real estate, including type of real estate; location of real estate; planning information about the real estate; scale and area of the real estate; characteristics, features and economic efficiency of use or operation (occupancy rate/room capacity, etc.), quality of the real estate; actual conditions of infrastructure facilities, technical and social services related to the real estate; legal status of the real estate, including certificate of ownership/rights to use the real estate and documents concerning the construction of the real estate; history of ownership and use of the real estate; limits on ownership/rights to use the real estate (if any); the real estate trading price; rights and interests of third parties, and other information;
c) Certificate of valuation of the traded real estate, including information about the subject real estate; location and scale of the real estate; characteristics and actual status of the real estate; legal status of the real estate; limits on the real estate; valuation approach; valuation time; price of the real estate and relevant contents;
d) Information about profits earned from the operation of the real estate before conducting the transaction (enclosed with documentary evidences), and expected profits;
dd) Other relevant information.
5. In any real estate transactions, the fund management company shall proactively and punctually notify and provide adequate documents and necessary information about transactions (before and after each transaction) for the supervisory bank and fund’s representative board within a time limit which is appropriate for the supervisory bank and fund’s representative board to inspect and supervise such transactions in accordance with regulations of law, the fund’s charter and terms and conditions of the supervision contract.
Article 54. Valuation firms and real estate valuation
1. The General Meeting of Investors shall decide to select at least 01 valuation firm to determine the value of the fund’s real estate for a maximum period of 02 consecutive years. After this period, the fund management company shall select a substitute valuation firm which must be approved by the General Meeting of Investors.
2. A valuation firm must meet the following requirements:
a) It is eligible to provide valuation services as prescribed in the pricing law;
b) It is not a related person of the fund management company, supervisory bank or a major investor of the fund; not a partner in asset transactions of the fund; not a related person of the partner of the transaction in the real estate item of which the valuation is performed;
3. Within 15 days from the day on which the valuation service contract is signed, the fund management company shall send that contract to SSC. The valuation service contract must be approved by the fund's representative board and shall, inter alia, have the following contents:
a) Information sharing mechanism which must ensure that the valuation firm will have adequate information necessary for its valuation;
b) Provision on valuation fees which are not subject to the asset’s value;
c) Provisions on termination, liquidation and extension of contract.
4. The valuation firm and its valuers shall:
a) Not perform the valuation of the real estate of which the valuation firm or its valuer is a transaction partner, or is related to the transaction partner; not provide valuation service to the fund management company of which the valuation firm or its valuer is a shareholder or capital contributor holding at least 5% of charter capital, or of which the valuer’s parent, spouse, child or sibling is a member of the executive board, chief accountant, member of the Board of Directors, or Board of Members, or Company’s President. The valuation firm and its valuers are not allowed to conduct asset transactions with the fund which adversely influence the principle of independence in valuation activities;
b) Not collude with the fund management company or asset transaction partners of the fund or use financial interests, bribery or illegal tricks to force the fund management company or asset transaction partners of the fund to falsify the valuation results, or suggest or receive interests, in any forms, other than the valuation fees specified in the signed contract;
c) Keep valuation documents and records; provide them at the written request of competent authorities;
d) Provide valuation services for a real estate investment fund or real estate securities investment company for a maximum period of 02 consecutive years;
dd) Fulfill responsibilities and obligations as prescribed by the Law on valuation.
5. The valuation of the fund’s real estate must comply with the following rules:
a) The valuation of each real estate item of the fund must be performed at least every year and at other times at the request of the fund’s representative board and/or General Meeting of Investors. Every 03 years, the revaluation of all assets in the fund’s real estate portfolio must be carried out, unless otherwise decided by the General Meeting of Investors. The valuation and revaluation of the fund’s real estate items shall be only performed by the valuation firm approved by the General Meeting of Investors;
b) In addition to the valuation prescribed in Point a, the fund’s real estate items must be also revalued before the transaction or the fund’s offering of additional fund certificates to raise capital. The revaluation of the real estate specified in this Clause is not required in case the transaction is conducted within 06 months from the latest valuation date;
c) The valuation firm shall determine the real estate price at given location and time according to valuation standards and the purposes specified in the valuation certificate;
d) The valuation shall be performed on the basis of the market value and fair value which are determined in accordance with the Law on real estate business and the pricing law. The value of the real estate must be determined by adopting at least two valuation approached. Detailed explanations about the selected valuation approaches and valuation results must be available. The selected valuation approaches must be conformable with the valuation manual approved by the General Meeting of Investors and the fund’s representative board as prescribed in Clause 3 Article 20 hereof, practices and regulations in the Law on real estate business and the pricing law. Procedures and approaches for valuation of real estate shall comply with the pricing law;
dd) Information and data used in valuation must be adequately, accurately and punctually updated, and modified in scientific and rational manner. Plausible explanations must be provided for any modification of information or data;
e) A valuation firm may only carry out the valuation of each real estate item for a maximum period of 02 consecutive years;
g) The valuation firm shall annually prepare and submit a consolidated report on valuation of real estate items performed in the year to the fund’s representative board and the fund management company for submission to the annual General Meeting of Investors. The report on valuation of real estate items shall be prepared according to the form in Appendix XXI enclosed herewith.
6. The valuer who is assigned by the valuation firm to directly perform the valuation of real estate items shall, upon the completion of valuation of each real estate item, prepare a report on valuation results and assume legal responsibility for valuation results and his/her opinions specified in the report on valuation results. The report on valuation results must be prepared in accordance with regulations of the pricing law.
7. The report on valuation results must be prepared in an independent, objective and honest manner, and bear the signatures of the valuer who directly carry out the valuation and General Director (Director) of the valuation firm or the person authorized in writing by General Director (Director) of the valuation firm. Contents in the report on valuation results must be explicit and unequivocal, and include adequate and accurate information.
8. The valuation firm shall notify valuation results in writing by sending a valuation certificate to the fund management company.
9. The valuation certificate must be clear, accurate, adequate and unequivocal to facilitate investors’ making of investment decisions. The valuation certificate shall be only valid for the valued asset at the valuation time, and binding the valuation firm to assume responsibility for valuation results and conclusions contained therein. The valuation certificate must comply with the pricing law.
10. If major changes occur after the valuation date and affect the asset’s value, the valuation firm or valuer shall include such changes in the report on valuation results or valuation certificate. Where necessary, the fund management company shall issue a new prospectus to amend or replace the valuation certificate included in the prospectus.
Article 55. Distribution of profits and expenses of real estate investment funds
1. The real estate investment fund shall distribute profits to investors according to Article 7 hereof. At least 90% of realized profits in the year of the real estate investment fund shall be distributed to investors.
2. Expenses of the real estate investment fund include:
a) The expenses prescribed in Article 8 hereof;
b) The real estate maintenance and operation fees paid to the real estate management unit.
Article 56. Consolidation, merger and dissolution of real estate funds
1. The consolidation and merger of real estate investment funds shall comply with Article 11 hereof.
2. The dissolution of real estate investment funds shall comply with Article 12 hereof. During the dissolution of a fund, the liquidation of the fund’s assets must comply with regulations on trading of assets of the real estate investment fund in Article 53 hereof.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực